Q trình nghiên cứu và phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách ĐTBD CBCC tại Tổng cục Hải quan, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và đề xuất mang tính xây dựng nhằm hồn thiện hơn trong q trình tổ chức và thực hiện chính sách. Cụ thể như sau:
3.4.1. Đối với Bộ Nội vụ
Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng nâng cao chất lượng và tăng cường quản lý. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, gắn lý thuyết với thực tiễn. Khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp.
Bộ Nội vụ cần ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định hướng dẫn cụ thể nội dung, nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức nói chung và cán bộ, cơng chức tại cơ quan Tổng cục Hải quan nói riêng.
3.4.2. Đối với Bộ Tài chính
Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, phát triển chiến lược của ngành. Tiếp tục đổi mới chính sách: chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ, khuyến khích…
Phê duyệt kế hoạch và Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng dài hạn trong tồn ngành Tài chính (giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030). Chỉ đạo, hướng dẫn Tổng cục Hải quan về định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng của Tổng cục Hải quan trong 5 năm tới, phù hợp với lộ trình, kế hoạch, chiến lược phát triển của Ngành Tài chính.
Sớm có chỉ đạo về ổn định tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng trong bối cảnh yêu cầu tự chủ và nâng cao trình độ chun mơn, đáp ứng cải cách hiện đại hóa ngành Tài chính.
Tăng cường biên chế cho các đơn vị chuyên môn như: chống buôn lậu, quản lý rủi ro, thuế xuất nhập khẩu, kiểm tra sau thơng quan…
3.4.3. Đối với Tổng cục Hải quan
- Cần hồn thiện hệ thống pháp luật về hải quan hiện đại, đồng bộ, thống nhất, minh bạch,hội nhập quốc tế đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng cơng chức sau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan. Trong q trình đánh giá chất lượng cơng chức khơng nằm ở bằng cấp trình độ đào tạo, mà chủ yếu là năng lực thực hiện công việc.
- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ chun mơn sâu, hoạt động liêm chính, có tác phong làm việc chun nghiệp; có phẩm chất năng lực, uy tín, tinh nhuệ, ngang tầm nhiệm vụ.
-Xây dựng hệ thống cơ sở ĐTBD phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; tạo điều kiện thu hút để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có đủ năng lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Tiểu kết chương 3
- Trong chương 3 tác giả đã đưa ra quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan, định hướng đến năm 2030.
- Tác giả đã đánh giá kết quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020; đánh giá kết quả cụ thể từng chuyên ngành bồi dưỡng và đào tạo. Đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và nêu ra nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức tại Tổng cục Hải quan. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức tại Tổng cục Hải quan, các giải pháp gồm: đổi mới nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện chính sách; lựa chọn hợp lý các phương pháp trong tổ chức thực hiện chính sách; nâng cao năng lực và đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và đầu tư các nguồn lực cho đội ngũ cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan.
- Tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Tổng cục Hải quan nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngày càng đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình đổi mới hiện nay.
- KẾT LUẬN
- Công tác ĐTBD CBCC tại cơ quan Tổng cục Hải quan theo yêu cầu cải cách, hiện đại hóa là việc làm cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức hướng đến tính“Chun nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”. Từ các số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong 03 năm (2018 - 2020), tác giả phân tích làm rõ những ưu điểm và kết quả đạt được về lĩnh vực hoạt động này của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức của tại Tổng cục Hải quan trong tiến trình cải cách hành chính. Bên cạnh những ưu điểm, cơng tác này cũng cịn những hạn chế, tồn tại có nhiều nguyên nhân phải kể đến như: văn bản pháp luật cịn bất cập, chồng chéo, trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, cơng chức hải quan vẫn cịn hạn chế; sự phối hợp giữa các đơn vị còn chưa chặt chẽ, thường xuyên; công tác quản lý, chỉ đạo điều hành hiệu quả thiết thực chưa cao; trang thiết bị, phương tiện, kinh phí phục vụ cho cơng tác đào tạo cơng chức cịn thiếu và lạc hậu; cơng tác giảng dạy còn nhiều bất cập...
- Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, toàn diện những hạn chế, tồn tại của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Hải quan tác giả đã xác định rõ về yêu cầu nhiệm vụ, nhu cầu, quan điểm, định hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Hải quan đạt hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, kế thừa thành tựu của những người đi trước, so sánh và đối chiếu những tài liệu, sách chuyên khảo để nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, để từ đó kiến nghị các giải pháp hồn thiện và nâng cao năng lực cán bộ công chức hải quan trong điều kiện hiện nay, đáp ứng yêu cầu công việc. Những kết quả trong Luận văn này là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tác giả; sự giúp đỡ nghiêm túc và tinh thần đầy trách nhiệm của các thầy cơ đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo.
- Do khả năng của bản thân tác giả và điều kiện nghiên cứu có hạn. Vì vậy luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tác giả rất mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo để luận văn được hoàn thiện hơn./
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Nguyễn Khắc Bình, Tập bài giảng Thực hiện chính sách cơng.
3. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 03/2011/TTBNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội
vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
4. Bộ Nội vụ (2014), Quyết định 104/2005/QĐ-BNV ngày 03 tháng 10 năm 2005 của Bộ
trưởng bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
5. Các văn bản pháp luật liên quan đến cán bộ, cơng chức; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức.
6. Ngơ Thành Can“Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng
cao năng lực thực thi cơng vụ”. Ngày đăng 02/01/2016.
7. Chính phủ (2010) Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05-3-2010 về đào tạo, bồi dưỡng
cơng chức.
9. Vũ Cao Đàm (2011) Giáo trình khoa học chính sách. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật.
13. Nguyễn Trọng Điều (2009), “Về chế độ cơng vụ Việt Nam” Năm 2009. NXB Chính trị quốc gia.
14. Nguyễn Hữu Hải (2013), Chính sách cơng những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Hồ Việt Hạnh (2017), Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội “Bàn về khái niệm chính sách cơng” Số 12, tháng 12 /2017.
16. Nguyễn Thị La (2015), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức trong q trình cải cách
hành chính, đăng tải trên cổng thơng tin điện tử của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, cơng chức.
18. Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hải quan Việt Nam
năm 2014
19. Đào Thị Ái Thi (2008), Luận án Tiến sĩ “Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ cơng chức hành
chính trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước Việt Nam”Nhà xuất bản Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia.
20. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12-8- 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức giai đoạn 2011-2015.
21. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 65/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.
22. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25-01- 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025.
23. Nguyễn Văn Trung (2009) Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số nước.
24. Nguyễn Ngọc Vân, báo cáo tổng quan đề tài cấp Bộ “cơ sở khoa học của đào tạo, bồi