Các giải pháp hồn thiện thực hiện chínhsách đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan. (Trang 53 - 57)

cơ quan Tổng cục Hải quan

3.3.1 Đổi mới nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác thực hiện chính sách

Thực hiện triển khai chính sách ĐTBD CBCC trong những năm qua của Bộ Tài chính nói chung và Tổng cục Hải quan nói riêng cho thấy những nguyên nhân của bất cập, hạn chế bên trong tổ chức thực hiện chính sách dẫn đến khơng đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách là do nhận thức của lãnh đạo, nhất là những cán bộ, cơng chức có trách nhiệm, có thẩm quyền trong thực hiện chính sách chưa thật sâu sắc và đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách.

Phải ở trên cơ sở đổi mới nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò quyết định của tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức tại Tổng cục Hải quan thì mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức chun nghiệp có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng và cung cấp đầy đủ các dịch vụ công phục vụ nhân dân, sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế mới có thể thành cơng.

3.3.2. Tn thủ đúng đắn các u cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách

Trong thực hiện chính sách cơng nói chung và trong tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD CBCC tại Tổng cục Hải quan nói riêng phải bảo đảm thực hiện đúng đầy đủ các yêu cầu căn bản đối với tổ chức thực hiện chính sách. Việc bảo đảm những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực hiện chính sách là để đạt được mục tiêu chính sách cùng với hiệu quả tổ chức thực hiện chínhsách. Đó là các u cầu thực hiện mục tiêu chính sách, yêu cầu bảo đảm tính hệ thống, yêu cầu bảo đảm tính khoa học, pháp lý và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách. Thực chất các yêu cầu này là các nguyên tắc bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ thể chính sách.

quan là để chính sách được thực hiện trên thực tế phù hợp với ý chí của chủ thể chính sách. Cụ thể như đảm bảo mục tiêu chính sách là nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có cơ cấu, số lượng hợp lý, có đủ trình độ, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn để đáp ứng u cầu cung cấp dịch vụ cơng có chất lượng phục vụ người dân, sự nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong khi thực hiện chính sách là yêu cầu bảo đảm thực hiện đồng bộ hệ thống, giải pháp, mục tiêu cơng cụ chính sách, hệ thống các phương pháp, biện pháp tổ chức điều hành thực hiện chính sách, huy động, sử dụng đồng bộ hệ thống bộ máy và đội ngũ trong tổ chức thực thi chính sách.

Yêu cầu phải bảo đảm tính khoa học, tính hợp lý pháp lý trong tổ chức thực hiện chính sách là để chính sách được thực hiện một cách nghiêm túc, tổ chức thực thi chính sách đạt hiệu quả cao. Yêu cầu đảm bảo lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng chính sách là để đạt được mục đích của chủ thể ban hành chính sách. Chính sách có ý nghĩa khi lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng được đảm bảo.

3.3.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức trong việc thực hiện chính

Chất lượng hiệu quả của thực hiện chính sách sẽ phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức tham gia vào thực hiện chính sách. Muốn nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện chính sách ta ln phải có các giải pháp đồng bộ. Cụ thể:

-Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá lại việc thực hiện chính sách để cập nhật các yêu cầu mới cần đảm bảo hoặc loại trừ, bỏ đi các u cầu khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế.

-Hồn thiện các quy chế, quy định về thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong q trình thực hiện chính sách.

-Cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ, công chức. Đây là một trong những giải pháp quan trọng.

Để làm được như vậy, cần thay đổi tư duy từ chính mỗi CBCC và đơn vị quản lý, xác định ĐTBD CBCC là để nâng cao năng lực cho cá nhân nhằm phục vụ công việc chung của đơn vị và của Tổng cục Hải quan. Do đó, mỗi đơn vị cần nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc cử đúng đối tượng tham gia các chương trình đào tạo; chú ý tới cơng tác sử dụng cán bộ sau đào tạo để việc ĐTBD khơng trở nên lãng phí khi học một đằng bố trí cơng việc một nẻo; quan tâm đánh giá, cho ý kiến về nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng thơng qua q trình quản lý và sử dụng cán bộ để từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐTBD.

3.3.4. Đổi mới công tác phối hợp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức

Trong phân cơng phối hợp thực hiện chính sách phải có sự đổi mới, các cơ quan đơn vị được phân cơng phải có sự gắn kết với nhau để khi thực hiện các nội nhiệm vụ được phân

cơng ln ln có sự đối chiếu với các nội dung khác để luôn phù hợp với thực tiễn. Cơ quan, đơn vị được phân cơng xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với cơng việc. Do đó cần đổi mới một số vấn đề sau trong q trình thực hiện chính sách:

- Nội dung, chương trình đào tạo gắn với khung năng lực vị trí việc làm:

Đào tạo bồi dưỡng là để cán bộ đáp ứng với yêu cầu cơng việc, đáp ứng u cầu từ vị trí chức danh, vì vậy nội dung chương trình cần đạt được mục tiêu nâng cao thật sự năng lực của người học, khác với các chương trình truyền thống trước đây là mang tính phổ biến kiến thức.

Muốn nâng cao năng lực của người học thì cần phải xác định được người học cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng gì; những kiến thức, kỹ năng, hành vi nào một cán bộ cơng chức dù ở vị trí việc làm nào cũng phải có; những kiến thức, kỹ năng, hành vi nào là đặc thù theo u cầu của từng vị trí cơng việc. Triển khai việc xây dựng giáo trình ĐTBD nghiệp vụ hải quan lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu; giám sát quản lý về hải quan; điều tra chống buôn lậu; kiểm tra sau thông quan; xử lý vi phạm; quản lý rủi ro; thanh tra; kiểm định hải quan ... , theo khung năng lực vị trí việc làm.

Việc xác định nhu cầu ĐTBD cần được tiến hành thường xuyên, các đơn vị tham gia khảo sát cần thay đổi tư duy về việc khảo sát để tích cực trong việc khảo sát, tổng hợp nhu cầu, có như vậy cơng tác tổng hợp và phân tích nhu cầu trong Tổng cục Hải quan mới đảm bảo độ chính xác, khơng lãng phí thời gian, tiền bạc cho cơng tác ĐTBD.

- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức

Áp dụng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng mới (đào tạo trực tuyến). Bên cạnh hình thức đào tạo tập trung nên phối hợp thêm hình thức đào tạo không tập trung.

Lãnh đạo đơn vị là người chịu trách nhiệm về nhiệm vụ chung của đơn vị và chất lượng nhân sự sẽ quyết định hình thức đào tạo mà công chức thuộc quyền quản lý tham dự.

- Xác định đối tượng theo từng hình thức học:

+ Đối với công chức đang đảm nhiệm cơng việc tại vị trí việc làm: áp dụng hình thức đào tạo tập trung (mục đích: cung cấp các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo mảng nghiệp vụ); đào tạo tại chỗ giúp nâng cao năng lực xử lý cơng việc tương ứng với vị trí việc làm đang đảm nhận.

+ Đối với cơng chức có trong danh sách điều động, chuyển đổi vị trí cơng tác hàng năm của đơn vị: áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến để cung cấp cho người học kiến thức cơ bản cần có của mỗi vị trí việc làm; đào tạo tại chỗ để cơng chức có kinh nghiệm thực tế, phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị.

Công chức chủ động lựa chọn môn học cần học để đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Mỗi mơn học hồn thành sẽ được cấp tín chỉ của mơn học đó. Cuối khóa học, nếu hồn thành tất cả tín chỉ các mơn học theo quy định của khung năng lực VTVL, công chức sẽ được cấp chứng chỉ hồn thành chương trình đào tạo theo cấp độ của khung năng lực tại VTVL này.

3.3.5. Kết hợp chặt chẽ giữa đánh giá kết quả của hoạt động thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng với cơng tác cán bộ của đơn vị

Hiện nay, đội ngũ CBCC tại Tổng cục Hải quan tham gia thực hiện chính sách đa số được đào tạo cơ bản và có trình độ cao. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số CBCC trình độ, năng lực cịn hạn chế và chưa am hiểu về chính sách nên cịn gây ra khó khăn trong việc thực hiện chính sách. Do vậy, điều cần thiết hiện nay là phải đẩy mạnh công tác đánh giá kết quả của hoạt động ĐTBD, gắn đào tạo bồi dưỡng với sử dụng cán bộ tại Tổng cục Hải quan.

Việc đánh giá hiện tại được thực hiện chủ yếu tại cơ sở đào tạo sau mỗi khóa học, tuy nhiên chất lượng đánh giá chưa được như mong muốn, chưa sử dụng được cho việc định hướng, điều chỉnh hay đưa ra các quyết sách hợp lý để cải thiện chất lượng dạy và học. Để khắc phục điều này trước hết cần thay đổi ngay từ đơn vị chủ trì việc đánh giá, tổng hợp, đề xuất và sử dụng đánh giá. Người tham gia đánh giá sẽ chỉ tích cực thể hiện ý kiến có giá trị cho việc thay đổi khi thấy ý kiến của họ được quan tâm và sử dụng làm cơ sở cho các thay đối sau này, tránh việc đánh giá cho có, khơng ai quan tâm đến nội dung ý kiến đóng góp, mọi việc vẫn diễn ra như trước đây.

Ngồi việc đánh giá tại cơ sở đào tạo, việc đánh giá cịn cần có sự tham gia tích cực của đơn vị sử dụng lao động. Nội dung này nên được bổ sung vào quy định của ngành, đơn vị và tiến hành định kỳ dưới hình thức phối hợp với đơn vị chuyên trách về đào tạo bồi dưỡng. Nội dung đánh giá là đánh giá tác động của khóa học tới việc hồn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức (người học đã được học những gì, kiến thức thơng tin nào đã được chuyển tải vàoq trình thực thi cơng vụ và tính hiệu quả của việc ứng dụng kiến thức), có vậy mới gắn kết được đào tạo bồi dưỡng với công việc thực tế tại đơn vị, hoạt động đào tạo bồi dưỡng nhờ vậy mới thực sự có ý nghĩa.

3.3.6. Tăng cường công tác phối hợp giữa các tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực cơng việc trong thực hiện chính sách

Gắn chặt thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng với các cơng tác nghiệp vụ của Tổng cục Hải quan thông qua việc phối hợp thường xuyên, liên tục, sâu sát giữa các đơn vị được giao chức năng ĐTBD. Từ đó nắm bắt được nhu cầu đào tạo, đánh giá tốt hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng để có các điều chỉnh phù hợp về nội dung, chương trình, cách thức đào tạo, bồi dưỡng.

Việc phối hợp tốt với đơn vị còn đồng nghĩa với việc khai thác được nguồn giáo viên kiêm chức có kiến thức chun mơn, giỏi về kỹ năng công việc để hỗ trợ cho việc truyền đạt, chuyển tải kiến thức mới tới người học trong q trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức. Các cơng nghệ hiện đại, quy trình nghiệp vụ được sửa đổi, bổ sung hoặc mới ban

hành cũng sẽ qua kênh này để bổ trợ cho người học, giúp người học luôn luôn được tiếp cận cái mới, tiếp cận kỹ thuật hiện đại phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý và phát triển nhân lực hải quan trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương (WCO, ASEAN…).

3.3.7. Đầu tư các nguồn lực để thực hiện chính sách đào tạo cán bộ, cơng chức tại cơ quan Tổng cục Hải quan.

Để chính sách ĐTBD CBCC tại Tổng cục Hải quan được thực hiện một cách hiệu quả thì địi hỏi các cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách phải tăng cường các nguồn lực và kinh phí cho việc thực hiện chính sách. Khi kinh phí và nguồn lực dồi dào sẽ là điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện chính sách và hồn thành mục tiêu chính sách. Nhưng trong tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện tại, việc tăng cường nguồn lực để thực hiện chính sách sẽ gặp khókhăn, do vậy cần có cơ chế riêng cho cơng tác ĐTBD và cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Kiểm tra lại các nguồn lực sẵn có để có sự phân bổ, đánh giá các nguồn lực chi phí một cách hiệu quả, hợp lý.

- Thu hút nguồn lực của cá nhân, tổ chức ngoài và trong nước cho việc tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD CBCC.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Hải quan. (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w