Bộ Công a n Cục V26; Tổng cục VIII Cục C86; Ngô Văn Trù (2015), Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân - Thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Phần 1 - PGS.TS Đoàn Đức Lương và ThS. Lý Nam Hải (Trang 44 - 48)

nhất là tổ chức giáo dục pháp luật đầu vào cho những phạm nhân mới đến chấp hành án phạt và cho số phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù. Đó là các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục pháp luật, về đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục, tư vấn pháp luật cho phạm nhân.

Hình 3. Buổi giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân nữ tại Trại giam Bình Điền - Bộ Công an của trường Đại học Luật, Đại học Huế

(Nguồn: Trung tâm thực hành luật - Quan hệ doanh nghiệp Đại học Luật, Đại học Huế 2016)

Biểu đồ 1. Cơ cấu phạm nhân Trại giam Bình Điền theo mức án

2.1.2.2. Nhu cầu giáo dục, tư vấn pháp luật của phạm nhân tại các trại giam

Nhu cầu giáo dục, tư vấn pháp luật của phạm nhân tại các trại giam Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm nhân thân của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, học vấn, sức khỏe. Tất cả các đặc điểm riêng này dẫn đến nhu cầu giáo dục, tư vấn pháp luật của họ cũng khác nhau.

Trong quá trình học tập, lao động, cải tạo tại trại giam, thông qua hoạt động giáo dục, tư vấn pháp luật, chủ thể giáo dục pháp luật không chỉ cung cấp cho phạm nhân những thông tin, kiến thức pháp luật liên quan đến quá trình chấp hành án phạt tù mà cịn trang bị cho phạm nhân các thông tin, kiến thức pháp luật chung cần thiết cho việc tái hịa nhập cộng đồng. Vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm nhân thân và hoàn cảnh mà phạm nhân đang gặp phải sẽ có mối quan tâm và nhu cầu giáo dục, tư vấn pháp luật khác nhau. Xét dưới đặc điểm giới tính thì nhu cầu của phạm nhân nam thường liên quan đến các tội phạm về ma túy, tội giết người, tội cướp tài sản, xâm phạm sở hữu, tội hiếp dâm và phạm nhân nữ thường liên quan đến các loại tội phạm về ma túy và mại dâm. Xét dưới đặc điểm độ tuổi thì nhu cầu của phạm nhân là người chưa thành niên thường quan tâm đến việc tái hòa nhập cộng đồng, như: Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù; tìm hiểu một số thủ tục hành chính, văn bản pháp luật có những điều luật liên quan đến các hoạt động thường ngày như: Luật Giao thông, Luật Cư trú, thông tin về HIV/AIDS và phòng chống lây nhiễm; tư vấn hỗ trợ kỹ năng sống, kỹ năng tìm việc làm… Xét dưới đặc điểm quốc tịch thì người nước ngồi đang chấp hành án tại các trại giam ở Việt Nam sẽ quan tâm nhiều đến pháp luật cư trú, thủ tục xuất, nhập cảnh sau khi mãn hạn tù. Xét dưới đặc điểm thời gian chấp hành án thì người đang chấp hành án quan tâm đến vấn đề tố tụng, thi hành án hình sự, cịn phạm nhân sắp chấp hành xong hình phạt tù sẽ quan tâm nhiều đến luật cư trú, xóa án tích, lao động...

Tuy nhiên, người đang chấp hành án phạt tù là người đang bị pháp luật hạn chế một số quyền, nằm trong sự quản lý của cơ quan thi hành án mà cụ thể ở đây là trại giam, nên các quyền và nhu cầu giáo dục pháp luật của phạm nhân chỉ được ghi nhận trong nội dung giáo dục, tư vấn pháp luật cho phép. Hiện nay, có 02 văn bản pháp lý quy định các nội

dung giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân là Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 6/2/2012 hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thơng tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân và Thông tư số 39/2013/TT-BCA ngày 10/5/2013 của Bộ Công an quy định về giáo dục và tư vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.

Hiện nay, tại trại giam thì việc giáo dục, tư vấn pháp luật cho phạm nhân được lên kế hoạch sẵn về nội dung, hình thức, quy trình giáo dục và được thực hiện thông qua các cán bộ của tổ chuyên trách đảm nhiệm mảng giáo dục, vì vậy việc xác định nhu cầu của giáo dục pháp luật của phạm nhân chỉ mang tính chất tương đối, phục vụ cho nhóm đối tượng có liên quan, khơng mang tính hiệu quả cao. Việc xác định các nhu cầu thực tế, tối đa hóa sự chính xác về nhu cầu giáo dục của phạm nhân thường được tổ chức xã hội (các trường Đại học Luật, Hội liên hiệp Thanh niên, Hội luật gia) thực hiện thông qua các phương pháp điều tra xã hội học như phiếu hỏi, phỏng vấn, tháp ưu tiên…

Biểu đồ 2. Kết quả khảo sát nhu cầu giáo dục pháp luật cho 100 phạm nhân tại phân trại 1-Trại giam Bình Điền năm 2015

(Nguồn: Trung tâm thực hành luật - Quan hệ doanh nghiệp Đại học Luật, Đại học Huế 2015)

2.1.3. Cơ sở vật chất và chủ thể thực hiện giáo dục, tư vấn pháp luậtcho phạm nhân cho phạm nhân

2.1.3.1. Cở sở vật chất thực hiện giáo dục pháp luật cho phạm nhân

Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu đối với việc tổ chức thực hiện cũng như bảo đảm chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục, tư vấn pháp luật cho phạm nhân. “Cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức dạy - học bao gồm phòng học, bàn, ghế, giấy, bút và trang thiết bị, phương tiện như máy tính, máy chiếu, loa, âm ly... là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân”22. Nhận thức rõ tầm quan trọng của cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, tư vấn pháp luật, trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư kinh phí của Nhà nước, Bộ Công an, các trại giam ở nước ta đã nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác này, như: Xây dựng các thư viện, tủ sách pháp luật, phòng đọc sách dành cho phạm nhân, trang bị các loại tài liệu pháp luật, sách, báo, tạp chí chuyên ngành luật, hệ thống loa truyền thanh, pa-nơ, áp-phích, tranh cổ động...

Ngồi ra, để hỗ trợ q trình giáo dục, tư vấn có hiệu quả, các Hội trường đều tăng cường hệ thơng băng rơn, áp phích, pa nơ, báo tường ca ngợi Đảng, Nhà nước, các tấm gương người tốt việc tốt, khẩu hiệu sống và làm việc theo pháp luật cùng với đó là một số các quy định pháp luật cơ bản được trích dẫn.

Ngồi khơng gian sinh hoạt chung là hội trường, thì tại các phân trại trong các trại giam đều có các phịng học nhỏ, sức chứa khoảng 50 người, các phịng học này được sử dụng để nói chuyện, trao đổi với nhóm phạm nhân có cùng vấn đề quan tâm như đặc xá, xóa án tích, luật hơn nhân gia đình… Các phịng học này còn được sử dụng là nơi tư vấn những phạm nhân có nhu cầu về pháp luật cần được giải đáp, trả lời những đơn trình bày, khiếu nại của phạm nhân đối với chế độ trong trại giam, là nơi phổ biến nội quy, quy chế trại giam cho các phạm nhân mới vào trại.

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân - Thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Phần 1 - PGS.TS Đoàn Đức Lương và ThS. Lý Nam Hải (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)