BỘ CÔNG AN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân - Thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Phần 1 - PGS.TS Đoàn Đức Lương và ThS. Lý Nam Hải (Trang 41)

2.1. Tổng quan về hoạt động giáo dục, tư vấn pháp luật cho phạmnhân tại Việt Nam nhân tại Việt Nam

2.1.1. Tổng quan về trại giam

2.1.1.1. Khái niệm trại giam

Theo Khoản 1, Điều 16 Luật thi hành án Hình sự 2010 quy định “Trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù”19, còn theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 sửa đổi 2007 thì “Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù, tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó giám thị, quản giáo, chuyên viên, nhân viên, kỹ thuật viên và sĩ quan, chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang bảo vệ. Giám thị trại giam chỉ huy cán bộ, chiến sỹ và chịu trách nhiệm về việc quản lý, giam giữ, giáo dục người chấp hành hình phạt tù ở trại giam theo quy định của pháp luật.”20

Như vậy, những người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân, nếu khơng có quyết định hỗn chấp hành án phạt tù của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ phải chấp hành án tại các trại giam theo quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Cơng an. Theo đó, trại giam là cơ quan thi hành hình phạt tù, là cơng cụ thực hiện sự cưỡng chế của Nhà nước đối với những người bị Tịa án phạt tù có thời hạn, tù chung thân. Bằng hình phạt tù tại trại giam, là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước, phạm nhân bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền, lợi ích nhất định, thay vào đó dưới sự quản lý của trại giam, họ được giáo dục, cải tạo để trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội.

Trại giam là công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước, của xã hội để thiết lập bảo vệ, xây dựng trật tự xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, bởi sau

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục và tư vấn pháp luật cho phạm nhân - Thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Phần 1 - PGS.TS Đoàn Đức Lương và ThS. Lý Nam Hải (Trang 41)