Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. (Trang 31 - 40)

cơng chức cấp xã tại huyện Quảng Hịa

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quảng hịa là huyện miền núi ở phía đơng của tỉnh Cao Bằng, được thành lập ngày 11 tháng 02 năm 2020 theo Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và đổi tên các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, trên cơ sở sáp nhập tồn bộ diện tích dân số tự nhiên của huyện Phục Hịa, huyện Quảng Uyên và xã Quốc Toản huyện Trà Lĩnh. Có vị trí địa lý phía Đơng giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và huyện Hạ Lang và phía Tây giáp huyện Hịa An, phía Nam giáp huyện Thạch An, phía Bắc giáp huyện Trùng Khánh. Tồn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (16 xã, 03 thị trấn). Tổng diện tích tự nhiên 668,95Km2, dân số trên 66.000 người. sở hữu 22,707km đường biên giới với huyện Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc). Huyện Quảng Hịa có địa hình khá phức tạp phổ biến là đồi, núi đá, các thung lũng nhỏ hẹp xen kẽ giữa các dãy núi đá vơi có độ cao thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đơng nam, độ cao trung bình trên 500m so với mặt nước biển.

Huyện Quảng Hịa đã thực hiện triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn năm 2015-2020 trong điều kiện sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi và thách thức đan xen. Ngoài ra, các yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi, việc triển khai thực hiện diễn ra trong bối cảnh kinh tế xã hội đất nước tiếp tục tăng trưởng ổn định, có chất lượng; cơng tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Chính phủ và các cấp chính quyền được chú trọng;

việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện khóa XII Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng chỉnh đốn đảng đạt được nhiều kết quả tích cực, niềm tin với Đảng với Nhà nước được củng cố, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Đây cũng là giai đoạn tỉnh Cao Bằng có nhiều đổi mới mạnh mẽ về phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, với nhiều đột phá, tư duy và cách làm mới, nhất là trong xác định các thuận lợi, lợi thế, điểm nghẽn và nhiệm vụ đột phá để phát triển kinh tế xã hội địa phương; quá trình triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã tạo động lực mới cho địa phương phát triển.

Bên cạnh đó, q trình thực hiện các mục tiêu giai đoạn từ năm 2015-2020 cũng gặp khơng ít những khó khăn, thách thức, có những yếu tố ngồi dự báo dẫn đến một số mục tiêu

khơng đạt như mong muốn. Phải nói đến sự tranh chấp thương mại gây ra điều chỉnh chính sách kinh tế ở các nền kinh tế lớn; tình hình tranh chấp phức tạp trên biển Đông gây ảnh hưởng lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, thiếu hụt thu ngân sách nhà nước; tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, khó lường làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của nhân dân nhất là dịch tả lợn Châu phi năm 2019, dịch Covid-19 năm 2020; nguồn lực đầu tư hạn chế, bị cắt giảm ngoài kế hoạch để tập trung cho các dự án trọng điểm của tỉnh; tỷ lệ các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn cịn cao; một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân cịn tư tưởng trơng chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên. Việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, xóm, tổ dân phố phát sinh những vấn đề mới cần tập trung giải quyết.

Sản xuất nơng nghiệp có bước tăng trưởng khá, tăng bình quân đạt 4,5%/năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng đối với ngành chăn ni.

Diện tích, sản lượng các cây trồng chính hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch, an ninh lương thực được đảm bảo. Tổng sản lượng lương thực tế là45.704,8 tấn, vượt mục tiêu đề ra 22,6%. Bình quân lương thực đầu người là: 686kg/người/năm.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện tốt, khơng có vụ cháy rừng xảy ra. Tỷ lệ che phủ rừng đạt kết quả cao đã vượt mục tiêu nghị quyết đề ra. Việc khoanh nuôi tái sinh rừng, phát triển rừng sản xuất được nhân dân quan tâm, ủng hộ nhiệt tình.

Cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã bắt đầu bước phát triển khá, cơ cấu ngành nghề chuyển dịch tích cực, giá trị sản xuất tăng trưởng đều qua các năm góp phần nâng cao tỷ trọng ngành và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương. Đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất công nghiệp đã đạt trên 545,6 tỷ đồng, so với năm 2015 tăng 67,4% (khu vực doanh nghiệp đạt trên 493,55 tỷ đồng, tăng 67,3%; khu vực cá thể 52,05 tỷ đồng, tăng 62%).

Hoạt động thương mại nội địa gắn với hệ thống chợ và cửa hàng bán lẻ hàng hóa phát triển mạnh cả ở khu vực đô thị cùng với vùng nông thôn, đáp ứng ngày càng tốt về nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhân dân. Giai đoạn từ năm 2015-2020, huyện tiếp tục đầu tư nâng cấp 7 chợ (2 chợ đô thị và 5 chợ nông thôn), hằng năm cấp giấy phép kinh doanh từ 60-65 trường hợp. 19/19 xã đạt tiêu chí về chất lượng cơ sở hạ tầng thương mại nơng thơn; tồn huyện có trên

2.341 hộ kinh doanh cá thể (tăng 199 cơ sở so với 2015). Tổng giá trị bán lẻ hàng hoá năm 2019 đạt 204,5 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình qn hằng năm đạt 18,1%/năm.

Cơng tác quy hoạch đạt nhiều kết quả quan trọng do được quan tâm triển khai sát sao. Huyện đã tập trung triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phục Hịa, huyện Quảng Un đến năm 2020, tầm nhìn 2025. Phối hợp hồn thành thành lập

Chương trình phát triển đơ thị Phục Hịa và đơ thị Quảng Un đến năm 2030. Hoàn thành điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung đơ thị Phục Hịa đến năm 2025, tầm nhìn 2040;

Đẩy mạnh tổ chức Các hoạt động văn hoá với các hình thức đa dạng, phong phú, chủ yếu trú trọng đến các yếu tố bảo tồn và phát huy các giá trị, nét đẹp của văn hóa dân tộc trong tình hình mới. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc xây dựng nơng thơn mới được thực hiện có hiệu quả, các danh hiệu văn hoá liên tục tăng qua các năm và đạt mục đề ra. Số xã, thơn xóm có nhà văn hố tăng so với đầu nhiệm kỳ; phong trào thể dục thể thao quần chúng càng ngày càng phát triển; các lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, làn điệu dân ca được phát huy góp phần quảng bá tiềm năng du lịch địa phương. “Lễ hội Nàng Hai xã

Tiên Thành” và “Nghề rèn truyền thống người Nùng An, xã Phúc Sen” được Bộ Văn hóa Thể

thao và Du lịch cơng nhận là Di sản phi vật thể cấp quốc gia.

2.1.2. Đội ngũ cán bộ, công chức

Xác định nguồn nhân lực không chỉ là động lực phát triển kinh tế-xã hội mà còn là mục tiêu, trong những năm vừa qua huyện Quảng Hòa luôn luôn chú trọng, lưu ý đến việc đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Quảng Hòa đề ra mục tiêu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên chức có số lượng, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, cơ cấu phù hợp, phục vụ nhân dân đồng hành cùng sự nghiệp phát triển của huyện.

Đơn vị hành chính của huyện tổng số gồm có 16 xã, 03 thị trấn. Tổng số cán bộ, cơng chức cấp xã là 505 người.

Trình độ học vấn cán bộ, cơng chức cấp xã: Cơng chức có 267 người.

- Trưởng cơng an: 17 người. Trong đó: Trung cấp: 16, Đại học 01; LLCT: Trung cấp: 15 (năm 2019). Đến đầu năm 2020 thực hiện theo Nghị quyết 22- NQ/TW ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Bộ chính trị về việc tiếp tục triển khai đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả đã được xác định: Xây dựng Cơng an xã, thị trấn chính quy. Trước mắt, đã bố trí cơng an xã chính quy tại các địa bàn trọng điểm phức tạp trên khu vực và tiến tới việc thực hiện thống nhất trong toàn quốc sau khi đã hoàn thành các vănbản, văn kiện liên quan. Đưa Cơng an chính quy về cơ sở, tồn huyện có 95 người: 19 trưởng cơng an, 19 phó trưởng cơng an, cịn lại là công an viên.

- Chỉ huy trưởng quân sự: 19 người (06 chỉ huy trưởng vẫn hưởng lương công chức do sắp xếp sát nhập các đơn vị hành chính bố trí xuống phó chỉ huy trưởng qn sự). Trong đó: Trung cấp: 17 người, Cao đẳng: 04, Đại học: 04 người. LLCT: Trung cấp: 22; Sơ cấp 02; chưa qua đào tạo 01.

-Văn phịng - thống kê: 53 người gồm có Trung cấp: 13, Cao đẳng 5, Đại học là 35 -Tài chính - Kế tốn: 23 người gồm có Trung cấp 8, Cao đẳng 2, Đại học 13.

- Địa chính - Xây dựng: 63 người gồm có Trung cấp 10, Cao đẳng 2, Đại học 50, Thạc sỹ 01.

-Văn hóa - Xã hội: 50 người gồm có Trung cấp 13, Cao đẳng 6, Đại học 31.

Trình độ học vấn của đội ngũ Cán bộ cấp xã: tổng số cán bộ gồm 238 người.

Bí thư Đảng ủy: 19 người, gồm có Trình độ chun mơn: Đại học 17 người, Thạc sỹ: 2 người. LLCT: Trung cấp: 7, Cao cấp: 12

Phó Bí thư thường trực Đảng ủy: 26 người (07 người chờ bố trí cơng tác khác), gồm có Trình độ chun mơn: Trung cấp 3 ( đang học Đại học), Đại học 23 người. LLCT: Trung cấp 26.

Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã: 19 người gồm có Trình độ chun mơn: Đại học: 18 người, Thạc sỹ 1 người; LLCT: Trung cấp 17 người, Cao cấp 2 người.

- Phó Chủ tịch HĐND xã: 21 người gồm có Trình độ chun mơn: Trung cấp: 13 người, Cao đẳng: 1 người, Đại học: 7 người.

-Phó Chủ tịch UBND xã: 31 người gồm có Trình độ chun mơn: Trung cấp: 15 người, Cao đẳng: 4 người, Đại học: 12 người.

- Chủ tịch MTTQ xã: 19 (04 người vẫn hưởng lương cán bộ do sắp xếp sáp nhập các đơn vị hành chính bố trí xuống phó Chủ tịch MTTQ xã). Trình độ chuyên môn: Trung cấp: 12, Cao đẳng: 1, Đại học: 10.

-Chủ tịch Hội phụ nữ xã: 19 người (01 người vẫn hưởng lương cán bộ do sắp xếp sáp nhập các đơn vị hành chính bố trí xuống phó Chủ tịch Hội LHPN xã). Trình độ chun mơn: Trung cấp: 13 , Cao đẳng: 2, Đại học: 5.

- Chủ tịch Hội nông dân xã: 19 người (05 người vẫn hưởng lương cán bộ do sắp xếp sáp nhập các đơn vị hành chính bố trí xuống phó Chủ tịch Hội Nơng dân xã). Trong đó: Trình độ chun mơn: Trung cấp: 14 người, Cao đẳng: 1 người, Đại học: 4 người.

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã: 19 người (05 người vẫn hưởng lương cán bộ do sắp xếp sáp nhập các đơn vị hành chính bố trí xuống phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã). Trong đó: Trình độ chun mơn: Sơ cấp: 2 người, Trung cấp: 13 người, Cao đẳng: 3 người, Đại học: 6 người.

- Bí thư Đồn thanh niên xã: 19 người (02 người vẫn hưởng lương cán bộ do sắp xếp sáp nhập các đơn vị hành chính bố trí xuống phó Bí thư đồn thanh niên xã). Trong đó: Trình độ chun mơn: Trung cấp: 3, Cao đẳng: 7, Đại học: 11.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có: bản lĩnh chính trị cao, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực và tính chuyên nghiệp cao, tận tụy, trung thành phục vụ cho nhân dân, ngồi các khía cạnh khác nhau của cơng tác tổ chức cán bộ cịn phải có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp tạo sự hiệu quả, tối ưu.

Trong việc hoạch định cán bộ, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước cơng chức nắm vai trị rất quan trọng; quyết định sự thành bại của đường lối, chính sách do cơ quan,

tổ chức đã đề ra. Đội ngũ cán bộ, công chức sẽ là người trực tiếp đảm nhiệm triển khai các chính sách, kế hoạch của cơ quan, tổ chức, các mục tiêu quốc gia như: thực hiện các giao tiếp giữa các cơ quan củanhà nước với nhau hay người dân với doanh nghiệp. Vì vậy, đội ngũ này ln là trọng điểm của việc đào tạo, bồi dưỡng về năng lực công tác, kỹ năng giải quyết công việc, trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ mang tính quyết định cao đã được xác định trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2015-2020. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức có đẩy đủ năng lực có thể giải quyết tất cả các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và cần thực hiện liên tục đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc cùng với trình độ chun mơn, năng lực công tác, của cán bộ, công chức, viên chức. Đào tạo, bồi dưỡng là tập trung trang bị những thái độ, kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc cho cán bộ, cơng chức, viên chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, cách thức hoạt động thực hiện công việc, trang bị kỹ năng, giáo dục thái độ thực hiện công việc được thể hiện qua: sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm các đối tượng thực hiện chính sách.

Trong những năm vừa qua, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của huyện Quảng Hịa đã có những chuyển biến tích cực. Trong bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Mặt bằng chung, đội ngũ cán bộ, công chức (chủ yếu là cán bộ chủ chốt) có bản lĩnh chính trị chắc chắn, tích cực trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, và có trình độ kiến thức chun mơn, nghiệp vụ, năng động và có sự sáng tạo. Đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn ngày càng được nâng cao giúp thích nghi nhanh hơn với cơ chế kinh tế thị trường cùng với định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.

Bảng 2.1. Biên chế cán bộ, công chức cấp xãSTT Tên Xã, trị trấn Tổng số cán bộ, công chức STT Tên Xã, trị trấn Tổng số cán bộ, công chức Cán bộ Công chức Hồng Quang 10 10 Tự Do 17 15 Chí Thảo 10 11 Cai Bộ 19 19 Độc Lập 19 19 Hạnh Phúc 15 21 Ngọc Động 16 21 Phi Hải 10 10 Phúc Sen 17 17 . Quảng Hưng 19 19 . Cách Linh 12 16 . Mỹ Hưng 11 12 . Bế Văn Đàn 12 17 . Đại Sơn 11 11 . Quốc Toản 10 10 . Thị Trấn Hòa Thuận 14 18 . Thị Trấn Tà Lùng 11 11 . Thị Trấn Quảng Uyên 15 16 . Tiên Thành 9 10 . Cộng 238 267

Nguồn: Phòng Nội vụ Quảng Hòa năm 2020

2.1.4. Chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ cơ sở của Huyện

Tổng số: 505 cán bộ, cơng chức về trình độ và cơ cấu tính đến thời điểm năm 2020 như sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu về trình độ chun mơn

STT Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp THPT SL % SL % SL % SL % SL % SL %

0 0 3 0,59 278 55,04 42 8,31 171 33,86 502 99,4

Nguồn: Phịng Nội vụ Quảng Hịa năm 2020

Trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã so với Quyết định số

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w