Giải pháp lâu dài

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống penaeus monodon fabricius, 1789 tại tỉnh cà mau (Trang 70 - 82)

3.5.2.1. Giải pháp kỹ thuật

Nghiên cứu gia hóa và sản xuất tôm sú bố mẹ trong điều kiện nhân tạo

Hiện nay nhu cầu tôm sú mẹ là rất lớn, trong khi đó nguồn tôm sú bố mẹ khai thác tự nhiên ngày càng cạn kiệt chỉ đáp ứng được 40 – 50% nhu cầu, vì thế giá tôm sú mẹ lên rất cao. Tôm sú bố mẹ khai thác tự nhiên luôn tiềm ẩn các nguồn virus gây bệnh nguy hiểm, dễ dàng truyền sang thế hệ con và nếu có cá thể nào chưa nhiễm bệnh thì thế hệ con vẫn mẫn cảm với mần bệnh (do tôm sú chưa được

thuần hóa theo điều kiện nuôi) gây thiệt hại cho sản xuất. Thị trường nhập khẩu tôm

hiện nay đòi hỏi rất khắt khe, các sản phẩm không được sử dụng hóa chất thì việc nghiên cứu cải thiện chất lượng di truyền tiến tới sản xuất tôm sú sạch bệnh, tăng trưởng nhanh là cần thiết.

Những bức xúc đặt ra, yêu cầu rất lớn đối với chương trình gia hóa khép kín vòng đời làm cơ sở cho chương trình chọn tôm sú giống, nhằm chủ động tạo ra tôm

59

sú giống đã được thuần hóa trong điều kiện nuôi nhân tạo, sản xuất tôm sú sạch bệnh có sức chịu đựng tốt, tăng trưởng nhanh đáp ứng được tiêu chuẩn nuôi hữu cơ.

Năm 2008, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II đã có kết quả nghiên cứu F1 cho thấy triển vọng lớn trong việc thương mại hóa việc sản xuất tôm sú bố mẹ nhân tạo phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất tôm sú giống [2].

Sau gần 10 tháng nuôi tôm đạt trọng lượng lớn hơn 100g và thành thục tốt khi được nuôi vỗ theo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Do đó, việc sản xuất tôm sú bố mẹ trong điều kiện nhân tạo là khả thi. Tuy nhiên còn một vấn đề cần nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện như: tốc độ tăng trưởng một số giai đoạn còn thấp, tỷ lệ sống ở giai đoạn nuôi từ 40g chưa cao.

Thời gian sắp tới Cà Mau cần tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiếp tục nghiên cứu gia hóa khép kín vòng đời đàn tôm sú bố mẹ nhằm chủ động tạo ra con tôm sú giống đã được thuần hóa trong điều kiện nuôi nhân tạo, sản xuất tôm giống sạch bệnh có sức chịu đựng tốt, tăng trưởng nhanh đáp ứng được nhu cầu về chất lượng tôm giống cho người nuôi tôm.

Bổ sung thức ăn tự nhiên

Nhìn chung, tảo rất giàu dinh dưỡng và đặc biệt là hàm lượng đạm (có thể có đến 70% trọng lượng khô như ở tảo Spirulina). Tuy nhiên, ngoài hàm lượng đạm, giá trị dinh dưỡng của tảo còn tùy thuộc vào các thành phần và hàm lượng các acid béo không no ( HUFA) và vitamin là những chất rất cần thiết cho ấu trùng tôm biển.

Giai đoạn nauplius, ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng nên không cho ăn. Tuy nhiên, nên cho tảo tươi vào bể khi ấu trùng nauplius chuyển sang giai đoạn 6 (nauplius – 6) để khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn zoea – 1 thì có sẵn thức ăn. Thức ăn ấu trùng zoea bao gồm các loại vi tảo như Skeletonema costatum,

Chaetoceros sp, Tetracelmis và Isochrisis. Mật độ cho ăn từ 60.000 – 130.000 tế

bào/ ml nước và tăng dần theo các giai đoạn zoea đối với các loài tảo Skeletonema

costatum, Chaetoceros sp và từ 10.000 – 30.000 tế bào /mL đối với tảo Tetracelmis và Isochrisis. Tảo cho ăn tốt nhất là tảo mới thu và đang ở giai đoạn phát triển hay

đầu giai đoạn bình quân của giai đoạn phát triển.

Mặt dù, hiện nay đã có nhiều thành công trong việc thay thế tảo tươi bằng tảo khô khi ương ấu trùng zoea và mysis nhưng việc duy trì, sử dụng tảo tươi để

nuôi ấu trùng tôm sú trong thời gian tới là giải pháp cần phải thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng ấu trùng tốt nhất.

Dùng chế phẩm vi sinh thay thế thuốc, hóa chất, chất kháng sinh phòng và trị bệnh trong sản xuất tôm sú giống

Trong trại sản xuất tôm sú giống ở Cà Mau hiện nay, để phòng và trị các bệnh do nguyên nhân hữu sinh có nguồn gốc từ môi trường như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, người ta thường dùng thuốc sát trùng để tẩy rửa bể, các trang thiết bị, nguồn nước và dùng kháng sinh trong suốt thời gian ương nuôi để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra trên ấu trùng tôm . Sau 15 năm phát triển của nghề sản xuất tôm giống ở Việt Nam, các nhà khoa học đã cảnh báo việc dùng kháng sinh phòng bệnh liên tục trong bể ương ấu trùng tôm có thể mang lại lợi thì ít mà hại thì nhiều. Kháng sinh có thể kiềm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng chúng có thể tiêu diệt cả hệ vi khuẩn có lợi ngoài môi trường và trong ruột tôm. Kháng sinh không có tác dụng diệt virus, nấm và động vật đơn bào, nên khi dùng kháng sinh thường xuyên trong bể ương ấu trùng tôm có thể kích thích sự phát triển của các tác nhân bệnh do nấm và động vật đơn bào ký sinh gây bệnh. Ngoài ra kháng sinh có thể làm giảm sức đề kháng của ấu trùng tôm do tác dụng hai mặt của chúng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người trực tiếp sản xuất và đe dọa nguy cơ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, làm cho việc chữa các bệnh nhiễm khuẩn ở tôm sú giống trở nên khó khăn hơn .

Trong những năm gần đây, chế phẩm vi sinh đã được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong sản xuất tôm giống, ngoài tác dụng tích cực đối với ấu trùng tôm giống các chế phẩm vi sinh hầu như có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của người sản xuất và môi trường .

Viêc sử dụng chế phẩm vi sinh thay thế thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh trong sản xuất tôm giống là rất cần thiết, đã cho thấy các chỉ tiêu về môi trường như pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan (DO) hầu như không có sự sai khác đối với qui trình dùng thuốc kháng sinh; Các chỉ số BOD, Amonia ở cuối kỳ nuôi thấp hơn so với mô hình dùng kháng sinh. Quy trình sản xuất tôm sú giống không dùng kháng sinh, kháng sinh được thay thế bằng chể phẩm vi sinh đạt hiệu quả cao về chất lượng môi trường ương nuôi và chất lượng ấu trùng tôm sú.

61

Tuy nhiên, quy trình sản xuất dùng chế phẩm thay thế thuốc kháng sinh phòng và trị bệnh tôm sú giống thì người sử dụng chế phẩm vi sinh phải biết cách sử dụng hợp lý cho từng giai đoạn ấu trùng và phục hồi lại môi trường ương khi thay nước. Mặt khác, khi sử dụng chế phẩm vi sinh cần phải xác định các chủng vi sinh vật thích hợp, thích ứng với từng đối tượng nuôi, môi trường và phải hiểu cơ chế hoạt động của chúng để chọn chủng vi sinh hữu hiệu. (những chủng vi sinh thích ứng….)

3.5.2.2. Giải pháp quản lý

Xây dựng Trung tâm giống thủy sản của tỉnh

Cà Mau hiện có 819 cỏ sở sản xuất tôm sú giống, với khoảng 72.000m3 bể ương, trong đó có 250 trại nằm ngoài quy hoạch của tỉnh. Phân bố ở 6 huyện, trải dài rộng khắp theo các sông, trại sản xuất ở đây không phát triển theo quy hoạch. Rất nhiều trại xây dựng cách đây gần 15 năm chưa được nâng cấp, sửa chửa, kỹ thuật vận hành không bằng cấp vẫn tham gia sản xuất và cho ra chất lượng con giống kém, giá cả bất bên, đầu ra khó khăn, có khoảng 40% trại ngừng hoạt động, nhiều trại đã và đang có nguy cơ phá sản.

Nhằm phát triển nghề sản xuất tôm sú giống phục vụ nguồn giống có chất lượng cho bà con nuôi tôm ở Cà Mau nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung cũng như do nhu cầu thực tế của địa phương và phát triển ngành, Cà Mau cần phải xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy sản. Để xây dựng Trung Tâm sản xuất giống của tỉnh, trước mắt:

- Xác định vị trí phù hợp, tính khả thi cao, tìm quỹ đất, ….

- Lập Dự án nói lên tính cấp thiết, nhu cầu giống đảm bảo chất lượng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu sạch đáp ứng cho những thị trường khó tính. Trình UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt.

- Tranh thủ nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn đối ứng địa phương. - Kêu gọi đầu tư, thực hiện một số chính sách thu hút.

Xã hội hóa về kiểm tra chất lượng giống.

Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất nhu cầu con giống mỗi năm từ 12 – 15 tỷ con giống, địa bàn sông rạch chằng chịch nên việc quản lý chất lượng tôm giống gặp rất nhiều khó khăn. Song địa bàn rộng, lực lượng quản lý hạn chế không thể quản lý chặt chẻ chất lượng giống. Để nâng cao chất lượng tôm sú giống cho

người nuôi tôm tỉnh Cà Mau cần phải xã hội hóa về kiểm tra chất lượng giống. Để thực hiện tốt công tác này cần:

- Xây dựng Đề án, lộ trình cụ thể về xã hóa công tác kiểm tra chất lượng giống.

- Đào tạo lực lượng khuyến ngư trại đầy đủ năng lực có cả chiều rộng lẩn chiều sâu, có thực tiển và năng khiếu về hướng dẩn, tập huấn.

- Triển khai, đảm bảo 100% hộ nuôi, cán bộ ở địa phương, cá tổ chức xã hội đoàn thể được dự các lớp tập huấn về phương pháp chọn giống, cách gây sốc, đánh giá chất lượng, kỹ thuật nuôi,….

- Xây dựng mô hình trình trình diển, nhân rộng.

- Tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức trên thông đại chúng như: chương trình, phóng sự, tọa đàm, pano, áp phích,….

- Kêu gọi các Tổ chức xã hội, đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hôi Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,… cùng tham gia.

Về chính sách

Nhà nước cần tăng cường các chính sách quản lý, giảm thiểu các tác động bất lợi về môi trường, kinh tế xã hội trong ngành NTTS như chú trọng đến tác động của ngành đến xóa đói giảm nghèo, phân phối công bằng lợi ích thu được từ NNTS, đánh giá tác động môi trường, quản lý tốt và bảo vệ môi trường trong phát triển các ngành nghề thủy sản. Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích phát triển cơ chế quản lý NTTS dựa vào cộng đồng, đảm bảo phát triển NTTS một cách bền vững.

63

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận

4.1.1. Hiện trạng sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau

1. Những trại có kỹ thuật viên có trình độ từ trung cấp trở lên có sản lượng tôm sú giống (25,6 triệu tôm sú giống) lớn hơn so với các trại có kỹ thuật viên không có trình độ (21 triệu tôm sú giống).

2. Nhóm thể tích bể ương từ 140 – 270m3 cho sản lượng tôm sú giống cao nhất (26,9 triệu tôm sú giống) và nhóm thể tích bể ương từ 64 – 90m3 cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (20,6 triệu tôm sú giống).

3. Trại sản xuất tôm sú giống dùng tôm mẹ thuộc nhóm có kích thước dao động từ 180 – 270 g/con cho sản lượng tôm sú giống (24,8 triệu tôm sú giống) cao nhất. Trại sản xuất sử dụng tôm sú mẹ thuộc nhóm kích thước 150 – 220 g/con cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (19,9 triệu tôm sú giống).

4. Các trại sản xuất giống ương nuôi với mật độ từ 200 – 220 con/L cho sản lượng tôm sú giống cao nhất (26,3 triệu tôm sú giống) và các trại sản xuất ương nuôi với mật độ 150 – 180 con/L cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (20,6 triệu tôm sú giống).

5. Trại sản xuất sử dụng thức ăn tổng hợp kết hợp tảo khô và Artemia trong quá trình chăm sóc ấu trùng cho sản lượng tôm sú giống (25,2 triệu tôm sú giống sú giống) cao nhất. Các trại sử dụng Thức ăn tổng hợp kết hợp tảo khô cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (21,4 triệu tôm sú giống).

6. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH đều nằm trong giá trị ổn định (nhiệt độ trung bình 29,1oC và pH trung bình đạt 7,8) và thuận lợi cho ấu trùng phát triển. Các trại sử dụng nguồn nước có độ mặn dao động từ 20 – 30ppt có sản lượng tôm sú giống (20,8 triệu tôm sú giống) thấp nhất. Các trại sản xuất sử dụng nguồn nước có độ mặn dao động từ 26 – 30ppt cho sản lượng tôm sú giống cao nhất (24,9 triệu tôm sú giống).

7. Các trại áp dụng tỷ lệ thay nước từ 20 – 30 %/ngày cho sản lượng cao nhất (26,6 triệu tôm sú giống). Các trại áp dụng tỷ lệ thay nước 30 – 40 %/ngày cho sản lượng tôm sú giống cao thứ 2 (21,8 triệu tôm sú giống). Các trại áp dụng tỷ lệ thay nước từ 10 – 20 %/ngày cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (21,4 triệu tôm sú giống)

8. Các trại xử lý nước với hàm lượng Chlorine từ 45 – 50ppm cho sản lượng tôm sú giống cao nhất (25,4 triệu tôm sú giống). Các trại giống xử lý nước với hàm lượng Chlorine từ 35 – 45ppm cho sản lượng tôm sú giống cao thứ 2. Các trại xử lý nước với hàm lượng Chlorine từ 20 – 35ppm cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (20,8 triệu tôm sú giống). Các trại sản xuất giống dùng thuốc tím xử lý nước với hàm lượng từ 1 – 1,5ppm thu được sản lượng tôm sú giống (24,8 triệu tôm sú giống) cao hơn so với các trại sản xuất giống dùng thuốc tím với liều lượng 0,5 – 1ppm.

9. Các trại sản xuất nhiễm bệnh Nấm chiếm hơn 50% so với nhiễm các loại bệnh khác cho sản lượng cao nhất (25,6 triệu tôm sú giống). Các trại sản xuất nhiễm bệnh Protozoa chiếm hơn 50% so với nhiễm các loại bệnh khác cao thứ 2 (24,6 triệu tôm sú giống). Các trại sản xuất giống nhiễm bệnh phát sáng chiếm hơn 50% so với nhiễm các loại bệnh khác cho sản lượng thấp nhất (19,6 triệu tôm sú giống).

10. Các trại sản xuất tôm sú giống có độ đồng đều 80 – 95% cho sản lượng tôm sú giống (25,1 triệu tôm sú giống) cao nhất. Các trại sản xuất tôm sú giống có độ đồng đều 70 – 80% cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (21,4 triệu tôm sú giống).

11. Biểu hiện ”thân tôm sú giống sạch, không bị bẩn do nhiều sinh vật bám” và ”tôm sú giống đều cỡ, râu và bộ phụ đầy đủ” đều cho sản lượng giống cao (24,5 và 23,4 triệu tôm sú giống tương ứng). Các biểu hiện khác về tình trạng sức khỏe ấu trùng cho sản lượng tôm giống thấp nhất (21,1 triệu tôm sú giống).

Mô hình hồi qui xây dựng được

Q = -44.17465118 + 0.062887*A + 0.043522*B + 0.002253*C1 + 0.031691*D + 0.622741*ED1 + 0.870653*ED2 + 0.089011*F + 0.022583*G + 0.13793*H – 1.42219*ID1 – 0.50005*ID2 – 0.26542*ID2

4.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống

1.Đào tạo kỹ thuật viên có trình độ nhất định, xây dựng mô hình sản xuất tôm sú giống tiên tiến; tiếp tục tiếp nhận chuyển giao công nghệ.

2.Phải sử dụng tôm sú mẹ có chất lượng cao, trong thời gian tới nghiên cứu gia hóa đàn tôm bố mẹ đưa vào sản xuất.

65

4.Giải tỏa các trại sản xuất tôm sú giống xây dựng ngoài qui hoạch, đỉnh chỉ hoạt động đối với các trại không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú ý thủy sản.

5.Qui hoạch khu sản xuất giống tập trung.

6.Triển khai các giải pháp quản lý tôm sú giống đồng bộ. 7.Tăng cường công tác bảo vệ và cải tạo môi trường.

4.2. Đề xuất ý kiến

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngành, triển khai thực hiện một cách đồng bộ; Triển khai chương trình phát triển giống đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg trong đó ưu tiên hàng đầu cho đề án ”Phát triển công nghệ nuôi thành thục tôm sú bố mẹ và sản xuất giống có chất lượng cao” theo hướng tiếp tục nghiên cứu gia hóa đàn tôm sú bố mẹ đưa vào sản xuất giống.

2. Đối với các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển giao cho các doanh nghiệp chủ động cung cấp đầy đủ con giống sạch bệnh, nâng cao hiệu quả, giảm thiểu chi phí sản xuất, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao cạnh tranh trên trường quốc tế.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau tăng cường công tác quy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống penaeus monodon fabricius, 1789 tại tỉnh cà mau (Trang 70 - 82)