Thu thập dữ liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp có được từ kết quả điều tra về hiện trạng nghề sản xuất tôm sú giống của các chủ trại sản xuất tại tỉnh Cà Mau.
Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp
Để đánh giá tiềm năng nghề sản xuất tôm sú giống tại tỉnh Cà Mau, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Bộ
Thủy sản (cũ), Sở Thủy sản tỉnh Cà Mau (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện và các sách báo xuất bản có liên quan. Bên cạnh đó tác giả còn tham khảo những nghiên cứu của các tác giả, các cơ quan trong nước đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành về thủy sản, các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước. Nguồn tài liệu này được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu những vấn đề mang tính hệ thống và tổng quan về kinh tế, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nghề sản xuất tôm sú giống ở Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.
Quy trình thực hiện điều tra
Xác định đơn vị điều tra: liên hệ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau, Chi cục nuôi trồng Thủy sản Cà Mau nhằm thu thập dữ liệu về số lượng hộ sản xuất tôm sú giống trên địa bàn. Tiếp theo xác định vùng lấy mẫu, phân bổ mẫu cho từng vùng và thực hiện điều tra cụ thể từng mẫu đã được xác định.
Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
Dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có phân tầng theo địa bàn, dựa trên danh sách trại sản xuất tôm sú giống tại các huyện thuộc tỉnh Cà Mau của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Cà Mau.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất tôm sú giống (cán bộ kỹ thuật của các trại nuôi, phòng Khuyên ngư của huyện….) và các kỹ thuật trực tiếp tham gia sản xuất tôm sú giống để nắm được sơ bộ về quy trình sản xuất cũng như tình hình sản xuất hiện nay. Trên cơ sở đó xem xét, điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu.
Nghiên cứu chính thức
Dùng phương pháp phân tích định lượng: thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sau đó dùng phương pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy để phân tích số liệu. Bảng câu hỏi sẽ được trực tiếp phỏng vấn các chủ hộ sản xuất để thu thập dữ liệu. Các phương pháp định lượng cụ thể bao gồm:
27
Phương pháp thống kê mô tả: So sánh các nhóm nhân tố liên quan nhằm làm
nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống của mẫu nghiên cứu.
Lập mô hình hồi quy: Thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến
sản lượng tôm sú giống và kiểm định.