thuật và sản xuất giống, nuôi thương phẩm cũng như các vấn đề dinh dưỡng và phòng bệnh.
Trên thế giới có nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật về sản xuất tôm sú giống, tôm thương phẩm, các vấn đề về dinh dưỡng và phòng trừ bệnh cho tôm nuôi. Một số tác giả đã đề cập đến những vấn đề kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến nghề nuôi. Ví dụ như:
Nghiên cứu của Shang và ctv (1998) – về mối quan hệ giữa quy mô trại sản xuất với hiệu quả kinh tế thu được. Tác giả phân nhóm các trại tôm giống ở Châu Á thành ba nhóm là nhỏ, trung bình và lớn. Các trại lớn thường có trang thiết bị và kỹ
21
thuật tốt, sản xuất ra tôm giống có chất lượng tốt hơn, nhưng hiệu quả kinh tế không cao và nếu dịch bệnh xảy ra thì rất chậm phục hồi. Các trại nhỏ thường có chất lượng tôm giống không bằng các trại lớn và thường gặp trục trặc trong vấn đề dịch bệnh, nhưng phục hồi rất nhanh và có hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời cũng dễ dàng trong việc xây cất. Qua đó các tác giả kết luận, ở Châu Á sự phát triển của các trại quy mô nhỏ và trung bình thường chiếm ưu thế hơn so với các trại lớn [46].
Nghiên cứu của Kennendy (1986) và Sinh (2003), đã nhận xét rằng thời vụ hay tác động của thời tiết là rất quan trọng và ảnh hưởng mạnh tới sản lượng cũng như giá sản phẩm làm ra trong lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp. Nếu sản phẩm được sản xuất ra đều đặn hơn thì có thể cải thiện được mức độ tiền lời bằng việc giảm chi phí của người sản xuất, thông qua việc giảm tính thời vụ của việc cung cấp sản phẩm, đồng thời cũng giúp giảm giá bán sản phẩm trên thị trường. Nếu vận dụng tốt điều này trong nghề sản xuất và kinh doanh tôm giống cũng có nghĩa là giúp làm hài hòa lợi ích của người sản xuất tôm giống và lợi ích của người nuôi tôm thịt [34].
Theo Lê Xuân Sinh và ctv, (2003) đã trình bày một nghiên cứu nhằm cải thiện cả về lợi nhuận và sản lượng postlavae sản xuất từ trại sản xuất giống tôm biển ở đồng bằng sông Cửu Long thông qua việc sử dụng mô hình kinh tế - sinh học. Đây là mô hình mô phỏng sử dụng phương pháp Monter Carlo nhiều giai đoạn, bao gồm bốn hợp phần: (1) mô hình sinh học kỹ thuật, (2) mô hình vật lý, (3) mô hình sản xuất, (4) mô hình kinh tế. Trong đó mô hình kinh tế thể hiện kết quả về mặt kinh tế của trại sản xuất tôm giống. Chi phí, giá bán, doanh thu và lợi nhuận của từng bể ương và của toàn trại trong mỗi đợt sản xuất và cả năm. Để thực hiện được mô hình này, đòi hỏi phải có một loạt những điều kiện cơ bản để vận hành trại. Trong đó quan trọng nhất là việc thiết lập các ngưỡng kỹ thuật đối với sự sinh sản của tôm bố mẹ và sự biến thái của ấu trùng theo thời gian để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế [35].
Năm 2003, Nguyễn Quốc Hưng đã sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp thống kê để xử lý số liệu và đánh giá kết quả điều tra về hiện trạng các trại sản xuất tôm sú giống tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phương pháp phân tích mẫu bệnh học và phân tích môi trường để đánh giá những nhân tố kỹ thuật ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm, trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất được các biện pháp quản lý và xây
dựng mô hình trại sản xuất tiêu chuẩn nhằm góp phần ổn định nghề nuôi tôm sú phù hợp với điều kiện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đi sâu vào điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm, đi sâu vào phân tích các loại bệnh trên tôm, từ đó đề ra những giải pháp về mặt kỹ thuật [35].
Phạm Xuân Thủy (2004) đã thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh Hòa” nhằm điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm sú thương phẩm ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nhằm xác định một số thông số kỹ thuật – kinh tế chủ yếu của ao nuôi tôm sú thâm canh. Lựa chọn một số yếu tố cơ bản có mối quan hệ tuyến tính với năng suất nuôi tôm để xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh bằng hàm thống kê toán học và nuôi tôm thực nghiệm theo mô hình thâm canh tại Nha Trang – Khánh Hòa.
Phan Văn Hòa, đề tài nghiên cứu khoa học, đại học Huế, 2004 đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi theo các hình thức nuôi của các hộ nuôi tôm ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên trại đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư theo từng hình thức nuôi cụ thể. Đề tài xác định được năng suất nuôi tôm tại vùng nghiên cứu chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là thức ăn tươi, thức ăn công nghiệp, vụ nuôi, con giống và công lao động. Thức ăn công nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất tôm của các hộ nuôi; thứ đến là biến thức ăn tươi, vụ nuôi, hình thức nuôi và ảnh hưởng thấp nhất là công lao động [23.
Mai Văn Xuân (2005) đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp theo khoảng cách tổ xác định, sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích riêng biệt và phương pháp toán kinh tế để đánh giá thực trạng tình hình nuôi tôm vùng đầm phá, huyện quảng điền. Đề tài đã vận dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các hình thức nuôi tôm ở vùng nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm của địa phương trong những năm tới [12].
Theo Lê Vũ Phương (2005) đã điều tra các mẫu ngẫu nhiên thông qua phỏng vấn trực tiếp người nuôi tôm ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nhằm khảo sát điều
23
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng nuôi tôm tại Duyên Hải. Phân tích dữ liệu và xác định mối tương quan giữa yếu tố xã hội đến năng suất và hiệu quả của nghề nuôi tôm tại địa bàn từ đó đánh giá tác động yếu tố kinh tế xã hội đến năng suất và hiệu qủa của nghề nuôi tôm sú thương phẩm [10].
Lê Xuân Sinh và ctv (2006), nghiên cứu sử dụng bộ số liệu thứ cấp mang tính chất tổng quan, số liệu sơ cấp dựa trên bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn phỏng vấn trực tiếp người nuôi. Bộ dữ liệu này được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, sử dụng phần mềm thống kê SPSS nhằm mô tả và phân tích tình hình hoạt động cũng như hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cơ bản của các trại giống đồng bằng Sông Cửu Long. Trên trại đó, tác giả đã đề xuất những biện pháp về kỹ thuật trong sản xuất tôm giống, những kiến nghị với các cơ quan chức năng trong việc tăng cường khuyến ngư cũng như quy hoạch lại các vùng nuôi. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra thông tin chung về trại sản xuất, những thông tin về mặt kỹ thuật mà chưa đề cập nhiều đến các yếu tố về mặt kinh tế [11].
Hoàng Thu Thủy (2008) thực hiện đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi tôm tại tỉnh Khánh Hòa. Đề tài đã xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế như chi phí đầu tư trung bình cho trại nuôi, các trang thiết bị… và đưa ra một số kiến nghị để khắc phục nhược điểm của các nhân tố này đem lại cho trại giống [9].
Từ việc tổng hợp những nghiên cứu trên, dùng thuật toán để đánh giá hiện trạng sản xuất tôm sú giống tại địa bàn tỉnh Cà Mau là cần thiết để có cái nhìn tổng quát tình hình sản xuất tôm sú giống sú tại địa bàn, từ đó đưa ra các giải pháp về kỹ thuật và chính sách hợp lý cho các trại sản xuất giống tại đây.
CHƯƠNG 2- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kỹ thuật sản xuất tôm sú giống.
Phạm vi nghiên cứu: Các trại sản xuất tôm sú giống tỉnh Cà Mau
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/01/2010 đến ngày 01/06/2010.
25
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng sản xuất tôm sú giống và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, quản lý tại Cà mau
Điều tra hiện trạng sản xuất giống tại tỉnh Cà Mau
Chất Qui mô trại sản xuất Kỹ thuật xử lý lượng tôm sú bố mẹ Chất lượng tôm sú Hiệu quả sản xuất nước giống
Đánh giá đúng hiện trạng sản xuất giống
Giải pháp nâng cao chất lượng, quản lý tôm sú giống
Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp có được từ kết quả điều tra về hiện trạng nghề sản xuất tôm sú giống của các chủ trại sản xuất tại tỉnh Cà Mau.
Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp
Để đánh giá tiềm năng nghề sản xuất tôm sú giống tại tỉnh Cà Mau, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Bộ
Thủy sản (cũ), Sở Thủy sản tỉnh Cà Mau (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện và các sách báo xuất bản có liên quan. Bên cạnh đó tác giả còn tham khảo những nghiên cứu của các tác giả, các cơ quan trong nước đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành về thủy sản, các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước. Nguồn tài liệu này được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu những vấn đề mang tính hệ thống và tổng quan về kinh tế, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nghề sản xuất tôm sú giống ở Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.
Quy trình thực hiện điều tra
Xác định đơn vị điều tra: liên hệ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau, Chi cục nuôi trồng Thủy sản Cà Mau nhằm thu thập dữ liệu về số lượng hộ sản xuất tôm sú giống trên địa bàn. Tiếp theo xác định vùng lấy mẫu, phân bổ mẫu cho từng vùng và thực hiện điều tra cụ thể từng mẫu đã được xác định.
Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
Dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có phân tầng theo địa bàn, dựa trên danh sách trại sản xuất tôm sú giống tại các huyện thuộc tỉnh Cà Mau của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Cà Mau.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất tôm sú giống (cán bộ kỹ thuật của các trại nuôi, phòng Khuyên ngư của huyện….) và các kỹ thuật trực tiếp tham gia sản xuất tôm sú giống để nắm được sơ bộ về quy trình sản xuất cũng như tình hình sản xuất hiện nay. Trên cơ sở đó xem xét, điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu.
Nghiên cứu chính thức
Dùng phương pháp phân tích định lượng: thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sau đó dùng phương pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy để phân tích số liệu. Bảng câu hỏi sẽ được trực tiếp phỏng vấn các chủ hộ sản xuất để thu thập dữ liệu. Các phương pháp định lượng cụ thể bao gồm:
27
Phương pháp thống kê mô tả: So sánh các nhóm nhân tố liên quan nhằm làm
nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống của mẫu nghiên cứu.
Lập mô hình hồi quy: Thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến
sản lượng tôm sú giống và kiểm định.
2.2.3. Mô hình nghiên cứu.
Từ thực tế điều tra, khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến sản lượng tôm sú giống bao gồm: trình độ kỹ thuật người nuôi, tổng thể tích bể ương, khối lượng tôm mẹ, mật độ ương ấu trùng, loại thức ăn sử dụng, các yếu tố môi trường trong bể ương, tỷ lệ thay nước trong giai đoạn Postlarvae, hàm lượng hóa chất xử lý nước, bệnh trên tôm sú giống, độ đồng đều và tình trạng sức khỏe ấu trùng. Mô hình được đề xuất sau khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ tại địa bàn nghiên cứu.
Trình độ kỹ thuật Khối lượng tôm Tổng thể tích bể
người nuôi Loại thức ăn Môi trường bể ương sú giống mẹ SẢN LƯỢNG TÔM SÚ GIỐNG Mật độ nương nuôi ấu trùng Độ đồng đều Tỷ lệ thay nước
trong bể ương Bệnh tôm súgiống
Tình trạng sức khỏe ấu trùng
Hàm lượng hóa chất xử lý nước
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu đề nghị thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sản lượng tôm sú giống.
2.3.4. Đo lường các khái niệm trong mô hình hồi qui
Đơn vị nghiên cứu chính là các trại sản xuất tôm sú giống. Trong 11 biến nghiên cứu loại ra 2 biến là độ đồng đều và tình trạng sức khỏe ấu trùng để tránh hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình và các biến trong mô hình sẽ được đo bằng các thang đo thể hiện dưới bảng 2.1.
Để tiện lợi trong quá trình phân tích và xử lý số liệu, người nghiên cứu đưa ra một số ký hiệu cho biến trong mô hình như sau:
Bảng 2.1. Tên biến và dấu kỳ vọng của các hệ số hồi quy STT
1
Biến Sản lượng tôm sú giống
Tên biến Q Đơn vị tính triệu Thang đo Tỷ lệ Dấu kỳ vọng Tôm sú giống
2 Trình độ kỹ thuật người nuôi vận A - Danh nghĩa X
hành trại sản xuất tôm sú giống 3 4 5 6 7 8 Tổng thể tích bể ương Khối lượng tôm sú mẹ Mật độ ương ấu trùng Loại thức ăn
Độ mặn bể ương
Tỷ lệ thay nước trong giai đoạn
B C D E F G - g con/L - o % Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Danh nghĩa Tỷ lệ Tỷ lệ + + + x x x Postlarvae 9 10 Hàm lượng hóa chất xử lý Bệnh tôm sú giống H I ppm - Tỷ lệ Danh nghĩa + x Ý nghĩa dấu kỳ vọng:
x: biểu thị người nghiên cứu không có kỳ vọng rõ ràng về xu hướng tác động của biến này đến biến phụ thuộc (sản lượng tôm sú giống).
+: biểu thị người nghiên cứu kỳ vọng biến này có tác động đồng biến với biến phụ thuộc.
29
Các biến định tính được chuyển thành biến Dummy như sau:
STT 1 Biến Sản lượng tôm sú Tên biến Q
Biểu hiện của biến Dummy -
giống
2 Trình độ kỹ thuật người nuôi vận hành trại sản xuất tôm sú giống
AD 1: nếu chủ trại có bằng cấp hay chứng chỉ đào tạo trong lĩnh vực nuôi. 0: nếu chủ trại không có bằng cấp hay chứng chỉ đào tạo trong lĩnh vực nuôi.
3 4
Tổng thể tích bể ương Khối lượng tôm sú
B C - - mẹ 5 Mật độ ương ấu trùng D 6
Loại thức ăn ED1 1: Tổng hợp kết hợp tảo khô
0: loại thức ăn khác
7 Loại thức ăn ED2 1: Tổng hợp kết hợp tảo khô và
Artemia
0: loại thức ăn khác 8
9
Độ mặn
Tỷ lệ thay nước trong
F @Gmail.com
- -
giai đoạn postlarvae
10 Hàm lượng hóa chất H -
xử lý nước
11 Bệnh tôm sú giống ID1 1: bệnh phát sáng