Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật nói chung và tôm sú nói riêng. Nếu các yếu tố môi trường có sự biến động lớn, chúng sẽ trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh do yếu tố vô sinh, làm suy giảm sức đề kháng của vật nuôi đồng thời giúp sinh vật gây hại tăng sinh về số lượng, tăng cường độc tố và tăng khả năng gây bệnh. Vì vậy, ổn định các yếu tố môi trường trong hệ thống sản xuất tôm sú giống là điều kiện tiên quyết trong qui trình sản xuất.
Bảng 3.9: Các yếu tố môi trường trong hệ thống bể nuôi Các yếu tố Nhiệt độ (oC) Độ mặn (ppt) pH Giá trị 28 − 30 29,1 ± 0,77 28 − 33 31,7 ± 1,99 7,5 − 8,5 7,8 ± 0,27
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Qua bảng trên cho thấy, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH đều nằm trong giá trị ổn định (nhiệt độ trung bình 29,1oC và pH trung bình đạt 7,8) và thuận lợi cho ấu trùng phát triển (Nguyễn Trọng Nho, 2006).
Yếu tố độ mặn trong bể nuôi thường dao động từ 28 – 33ppt thuận lợi cho ấu trùng phát triển, tuy nhiên độ mặn tại nguồn nước lấy vào chỉ dao động từ 20 – 30ppt nên nước nuôi ấu trùng phải pha thêm nước ót (theo điều tra của Phân viện qui hoạch thủy sản phía nam cho thấy độ mặn nước biển qua khảo sát mới nhất các năm 1992 – 1995 ở vùng ven bờ tỉnh Cà Mau dao động từ 27 – 28ppt; các khu vực gần bờ và các cửa sông độ muối giảm dần. Vùng khơi độ mặn có thể đến 33,5ppt) .
Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng Ca2+ và Mg2+, nếu độ cứng cao sẽ ảnh hưởng đến lột xác và giảm tăng trưởng. Mà trong thành phần nước ót có hầu hết các nguyên tố đa lượng, vi lượng của nước biển và giàu hợp chất của Mg2+, vì vậy nếu trại sản xuất giống nào sử dụng nhiều nước ót để pha chế sẽ phần nào ảnh hưởng đến khả năng lột xác, tăng trưởng của ấu trùng và có thể ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống.
Xét về sự ảnh hưởng của độ mặn đến sản lượng tôm sú giống,cho thấy: Bảng 3.10. Sản lượng tôm sú giống khi ương ấu trùng tại các nhóm nước đầu vào có
độ mặn khác nhau (n=60) Nhóm độ mặn (ppt) 20 - 30 26 – 30 Số mẫu 17 43 Tỷ lệ (%) 28 72 Sản lượng tôm sú giống (triệu) 20,8±1,19a 24,9±1,32b
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).
45
Theo kết quả điều tra, các trại sử dụng nguồn nước có độ mặn giao động từ 20 – 30ppt thường nằm sâu trong nội địa, khẩu độ sông nhỏ, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các nguồn nước thải từ sản xuất, sinh hoạt, các khu công nghiệp. Đối với những trại này sản xuất tôm sú giống phải pha thêm nước ót, có sản lượng tôm sú giống (20,8 triệu) thấp hơn so với các trại sản xuất sử dụng nguồn nước có độ mặn giao động từ 26 – 30ppt (24,9 triệu).
Kết quả này phù hợp nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nho (2006), khi độ mặn càng cao (trong ngưỡng thích hợp) thì sản lượng tôm sú giống càng lớn. Độ mặn từ 30 – 35ppt giúp ấu trùng tôm sú phát triển tối ưu, từ 26ppt trở lên giúp tôm sú phát triển tốt.