Đánh giá hiện trạng kỹ thuật sản xuất giống tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống penaeus monodon fabricius, 1789 tại tỉnh cà mau (Trang 48 - 82)

3.3.1. Trình độ kỹ thuật .

Trình độ kỹ thuật người nuôi được phân chia thành 2 nhóm: nhóm có trình độ kỹ thuật (được đào tạo qua trường lớp từ trung cấp trở lên) và nhóm không có trình độ (chỉ tham gia các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những kỹ thuật viên khác). Bảng 3.3 là kết quả đánh giá trình độ kỹ thuật người vận hành trại sản xuất ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống xuất ra.

Bảng 3.3. Trình độ kỹ thuật ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống xuất (n=60) Trình độ kỹ thuật người nuôi Không có trình độ Có trình độ Số mẫu 53 7 Tỷ lệ (%) 88 12 Sản lượng tôm sú giống (triệu) 21,0±1,29a 25,6±1,28b

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

38

Qua bảng 3.3 trên cho thấy, trình độ kỹ thuật người nuôi có ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống xuất ra. Những trại có kỹ thuật viên có trình độ sẽ có sản lượng tôm sú giống (25,6 triệu) lớn hơn so với các trại có kỹ thuật viên không có trình độ (21 triệu).

Trên thực tế, đa số người sản xuất giống tại Cà Mau (88%) học hỏi kinh nghiệm nuôi từ những người làm trước đó, qua một số hội thảo của các công ty giống hoặc được trung tâm giống, khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tập huấn sau đó tự đứng ra thành lập trại hoặc làm kỹ thuật viên cho trại giống mới thành lập nên trình độ kỹ thuật nuôi còn hạn chế. Những trại nào có kỹ thuật viên được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản (12%) có kiến thức chuyên môn kết hợp với kinh nghiệm thực tế sẽ thu được sản lượng tôm sú giống cao hơn các trại khác.

3.3.2. Tổng thể tích bể ương các trại sản xuất giống Cà Mau sử dụngtrong qui trình sản xuất tôm sú giống. trong qui trình sản xuất tôm sú giống.

Các loại bể dùng trong ương nuôi ấu trùng

Bảng 3.4. Các loại bể, số bể, thể tích bể và tổng thể tích bể tương ứng STT 1 Bể ương Chỉ tiêu Số bể 3 3 28,1.±14,04 (4-6) 4,5±0,4 (4-5) 127,2±67,24(48-270) 2 Bể chứa Số bể Thể tích bể (m3) Tổng thể tích bể (m3) 2,3±0,71 (1-5) 23,2±3,78(20-30) 55,2± 23,4 (25-150) 3 Bể nuôi vỗ S ố b ể T h ể tí c h b ể ( m 3) 3

4 Bể đẻ Số bể 3 3 3,8±1,62(2-10) 0,9±0,1 (0,8-1) 3,5±1,55 (1,6-8) Thể tích bể (m ) Tổng thể tích bể (m ) Tổng thể tích bể (m ) Thể tích bể (m ) Tổng thể tích bể (m )

39

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của tổng thể tích bể các loại bể đến sản lượng tôm sú giống cho thấy, bể ương có tổng thể tích lớn nhất so với các loại bể còn lại. Bể chứa, bể nuôi vỗ, bể đẻ hầu như không ảnh hưởng đến sản lượng. Vì vậy, đề tài chỉ xem xét tổng thể tích bể ương ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống.

Tổng thể tích bể ương được chia thành 3 nhóm (nhóm 1: tổng thể tích bể ương từ 60 – 90m3, nhóm 2: tổng thể tích bể ương từ 90 – 140m3, nhóm 3: tổng thể tích bể ương từ 140 – 270m3), kết quả được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.5. Sản lượng tôm sú giống tại các nhóm thể tích bể ương (n=60) Nhóm thể tích (m3) 64 – 90 90 – 140 140 – 270 Số mẫu 20 20 20 Tỷ lệ (%) 33,3 33,3 33,3 Sản lượng tôm sú giống (triệu) 20,6±1,68a 23,2±1,36b 26,9±1,17c

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

Qua bảng trên cho thấy, tổng thể tích bể ương càng lớn thì sản lượng tôm sú giống càng cao. Tại nhóm thể tích từ 140 – 270m3 cho sản lượng cao nhất (26,9 triệu), nhóm thể tích 90 – 140m3 cho sản lượng thấp hơn nhóm thể tích trên (23,2 triệu) và cao hơn so với nhóm thể tích bể ương 64 – 90m3. Nhóm thể tích bể ương có kích thước 64 – 90m3 cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (20,6 triệu).

3.3.3. Khối lượng tôm sú mẹ.

Ngô Anh Tuấn (1995) nhận định rằng chọn đàn tôm sú bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong hiệu quả sản xuất giống. Những cá thể có nguồn gốc tự nhiên, có khối lượng lớn nhưng không quá già có thể sẽ có sức sinh sản, tính mắn đẻ, tỷ lệ nở và tỷ lệ biến thái của ấu trùng tốt hơn. Các trại sản xuất tôm sú giống tại Cà Mau đã vận dụng nhận định trên vào sản xuất giống. Khối lượng tôm sú mẹ sử dụng cho sản xuất giống tại Cà Mau dao động từ 150 – 270 g/con. Tùy theo mùa vụ sản xuất, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế mà các trại chọn tôm sú mẹ theo nhóm kích thước sau:

Nhóm 1: Khối lượng tôm sú mẹ giao động từ 150 – 220 g/con. Nhóm 2: Khối lượng tôm sú mẹ giao động từ 180 – 270 g/con.

Do tôm sú mẹ hoàn toàn khai thác tự nhiên và ở độ sâu, vùng biển khác nhau nên kích thước tôm sú mẹ cũng khác nhau. Đồng thời, tùy theo điều kiện kinh tế của

trại sản xuất mà đầu tư mua tôm sú mẹ có kích thước phù hợp. Tại Cà Mau, thường các trại giống nhỏ, vốn đầu tư thấp sẽ mua tôm sú mẹ có kích thước từ 150 con trở lên còn các trại sản xuất với công suất lớn thường mua tôm sú mẹ có kích thước lớn hơn 180 g/con.

Và tùy theo nhóm khối lượng tôm sú mẹ mà sản lượng tôm sú giống thu được khác nhau.

Bảng 3.6: Sản lượng tôm sú giống thu được từ 2 nhóm khối lượng tôm sú mẹ (n=60)

Khối lượng tôm sú mẹ (g/con) 150 – 220 180 – 270 Số mẫu 22 48 Tỷ lệ (%) 20 80 Sản lượng tôm sú giống (triệu) 19,9±1,43a 24,8±1,22b

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

Kết quả thể hiện cho thấy, trong số những trại giống điều tra, đa số sử dụng tôm sú mẹ thuộc nhóm kích thước 180 – 270 g/con (80%), chỉ một số ít trại giống (20%) là sử dụng tôm sú mẹ thuộc nhóm kích thước 150 – 220g/con (số trại sử dụng tôm sú mẹ có kích thước nhỏ 150g/con rất ít).

Trại sản xuất tôm sú giống dùng tôm sú mẹ thuộc nhóm có kích thước giao động từ 180 – 270 g/con sẽ cho sản lượng tôm sú giống (24,8 triệu) cao hơn so với trại sản xuất sử dụng tôm sú mẹ thuộc nhóm kích thước 150 – 220 g/con (19,9 triệu). Trong quá trình sản xuất, các trại sản xuất giống tại Cà Mau sử dụng tôm sú mẹ có kích thước tương đối lớn (từ 150g đến 270g), đạt tiêu chuẩn tham gia sinh sản và có hiệu quả sinh sản cao. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước của Ngô Anh Tuấn (2005), trong khoảng khối lượng 100 – 200g, tôm sú mẹ càng lớn hiệu quả sinh sản và chất lượng ấu trùng càng cao [13]. Đồng thời, một số tác giả khác cũng giải thích sức sinh sản của tôm có tương quan chặt chẽ với kích thước tôm mẹ (Emmerson, 1980; Ottogalli và ctv, 1988; Hansford và Marsden, 1995; Palacios và ctv, 1998). Tần số đẻ cũng được báo cáo là cao hơn đối với tôm cái có kích thước lớn hơn (Menasveta và ctv, 1994; Palacios và ctv, 1999, 2000). Vì vậy, sản lượng cuối cùng (số trứng/con cái/đơn vị thời gian) sẽ cao hơn đối với con cái có kích thước lớn, và sẽ ảnh hưởng tới tổng số trứng và tổng ấu trùng trên chu kỳ

41

thời gian (Menasveta và ctv, 1994; Cavalli và ctv, 1997). Những kết quả này giải thích rõ ràng cho việc lựa chọn những cá thể lớn nhất cho việc đẻ lâu dài cho đến khi chất lượng đàn giống không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên theo Nguyễn Trọng Nho và ctv (2006), tôm mẹ tuyển chọn từ tự nhiên không nên có khối lượng quá lớn (250g) vì tôm mẹ quá già mặc dù sức sinh sản cao, sinh sản nhiều lần làm chất lượng ấu trùng giảm. Vì vậy, các trại sản xuất nên tuyển chọn các cá thể tôm sú mẹ có kích thước nhỏ hơn 250g.

3.3.4. Mật độ ương ấu trùng

Mật độ ương nuôi ấu trùng được quyết định phụ thuộc vào điều kiện môi trường nước tại trại, sức sinh sản của tôm sú mẹ, thức ăn, thời vụ thả giống, trình độ kỹ thuật viên, điều kiện trại vật chất của trại.... Tại các trại sản xuất của Cà Mau, mật độ ương ấu trùng dao động từ 150 – 220 con/L. Xét về sự ảnh hưởng của mật độ ương ấu trùng đến sản lượng tôm sú giống cho thấy:

Bảng 3.7. Sản lượng tôm sú giống thu được tại các mật độ ương nuôi khác nhau (n=60) Mật độ ương ấu trùng (con/L) 150 – 180 180 – 200 200 – 220 Số mẫu 20 20 20 Tỷ lệ (%) 33,3 33,3 33,3 Sản lượng tôm sú giống (triệu) 20,6±1,74a 23±1,22b 26,3±1,17c

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

Kết quả là mật độ ương có ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống. Các trại sản xuất giống ương nuôi với mật độ từ 200 – 220 con/L cho sản lượng tôm sú giống cao nhất (26,3 triệu), các trại sản xuất giống ương nuôi với mật độ 180 – 200 con/L cho sản lượng thấp hơn (23 triệu) và các trại sản xuất ương nuôi với mật độ 150 – 180 con/L cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (20,6 triệu).

Khi nghiên cứu mật độ ương nuôi ấu trùng ở Cà Mau cho thấy: môi trường nước tương đối ổn định, phù hợp với sự phát triển của ấu trùng. Thức ăn được đáp ứng đầy đủ, tôm sú mẹ có sức sinh sản lớn.. nên trong điều kiện các nhân tố khác ổn định, mật độ ương nuôi sẽ tỷ lệ thuận với sản lượng tôm giống. Tuy nhiên, đồng nghĩa với mật độ ương cao có thể giúp tăng số lượng tôm sú giống xuất bể qua mỗi đợt sản xuất, ấu trùng sẽ cạnh tranh về không gian sống; thức ăn; đồng thời tăng áp lực lên sức tải môi trường làm gia tăng sự rủi ro; bùng phát dịch bệnh. Vậy trại sản

xuất cần xác định một mật độ nuôi thích hợp với điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo tiết kiệm chi phí nuôi đồng thời đảm bảo việc sinh trưởng của ấu trùng tôm sú.

3.3.5. Loại thức ăn

Theo Phạm Xuân Thủy (2004), thức ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống. Nếu sử dụng loại thức ăn thích hợp sẽ giúp tôm sú giống phát triển tốt, tăng sức đề kháng và đem lại lợi nhuận lớn. Qua điều tra các trại sản xuất tôm sú giống trên địa bàn Cà Mau chủ yếu sử dụng 2 nhóm thức ăn kết hợp như sau:

1. Các loại thức ăn tổng hợp kết hợp tảo khô.

2. Các loại thức ăn tổng hợp kết hợp tảo khô và Artemia.

Sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sản lượng tôm sú giống được thể hiện qua Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Sản lượng tôm sú giống thu được khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau (n=60)

Loại thức ăn Tảo khô + tổng hợp Tảo khô + tổng hợp + Artemia

Số mẫu 15 45 Tỷ lệ (%) 25 75 Sản lượng tôm sú giống (triệu) 21,4±1,36a 25,2±1,23b

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Theo kết quả điều tra, số trại sử dụng loại thức ăn tảo khô kết hợp với thức ăn tổng hợp chiếm 25%, trong khi đó, số trại sử dụng thức ăn tảo khô kết hợp với thức ăn tổng hợp tổng hợp kết hợp tảo khô và Artemia chiếm đến 75%. Điều đó cho thấy, loại thức ăn thứ 2 (theo Bảng 3.8) được nhiều trại sản xuất ưa chuộng sử dụng. Theo kết quả điều tra, các trại sản xuất bắt đầu sử dụng thức ăn tảo khô ở giai đoạn Zoea 1 đến giai đoạn Mysis 1. Từ đầu giai đoạn Mysis bắt đầu cho các loại thức ăn tổng hợp có hàm lượng dinh dưỡng cao như: Lansy ZM, Frippak. Đối với những trại chỉ chọn thức ăn là tảo khô kết hợp với thức ăn tổng hợp (Bảng 3.8) thì ở giai đoạn Post-larvae sử dụng nhóm thức ăn tổng hợp có kích cỡ hạt thức ăn lớn hơn. Tuy nhiên, những trại này trong thời gian ương nuôi có sử dụng ấu trùng Artemia ở giai đoạn Mysis và đầu giai đoạn Post-larvae nhưng tỷ lệ rất thấp.

Đối với các trại cho ăn kết hợp 3 loài thức ăn (Bảng 3.8) là những trại có quy mô lớn, có năng lực tài chính, có kinh nghiện trong lĩnh vực sản xuất. Thức ăn chủ

43

yếu để nuôi ấu trùng là Artemia và Artemia được bổ sung từ cuối giai đoạn Zoea 3 đến giai đoạn PL15. Các loại thức ăn tổng hợp được coi là thức ăn thứ yếu.

Theo kết quả điều tra (Bảng 3.8) khi trại sản xuất sử dụng thức ăn tảo khô kết với thức ăn hợp tổng và Artemia trong quá trình chăm sóc ấu trùng sẽ cho sản lượng tôm sú giống (25,2 triệu) cao hơn so với trại sử dụng thức ăn tảo kết hợp các loại thức ăn tổng hợp (21,4 triệu).

Theo Nguyễn Trọng Nho và ctv (2006), thức ăn tươi sống như Artemia được xem là loại thức ăn tốt nhất cho ấu trùng tôm sú hiện nay và chưa loại thức ăn nhân tạo nào có thể thay thế được. Tuy nhiên, khi Artemia dư thừa trong bể sẽ cạnh tranh không gian sống, cạnh tranh oxy, thức ăn và làm chất lượng nước suy giảm dẫn đến ấu trùng sinh trưởng kém. Đồng thời vì là sinh vật sống nên chúng cũng bị cảm nhiễm bởi các các sinh vật gây bệnh, là một trong những con đường đưa mầm bệnh vào bể ương.

Thức ăn tổng hợp là loại thức ăn dạng vi nang, thành phần dinh dưỡng được tính toán sẵn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng tôm sú, dễ bảo quản và dễ sử dụng, sử dụng loại thức ăn này thì chi phí sản xuất thấp.

Tảo khô (spirulina khô) có hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng làm nguồn thức ăn bổ sung tốt trong ương nuôi ấu trùng tôm sú.

Tổng hợp những ưu, khuyết điểm của 3 loại thức ăn trên, các trại sản xuất tại Cà Mau đã sử dụng 1 trong 2 nhóm thức ăn nêu trên (Bảng 3.8), tốt nhất là chỉ sử dụng lượng Artemia vừa phải kết hợp với thức ăn tổng hợp và tảo khô để cung cấp thêm dinh dưỡng cho ấu trùng nuôi và để gia tăng sản lượng tôm sú giống xuất ra.

3.3.6. Các yếu tố môi trường.

Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật nói chung và tôm sú nói riêng. Nếu các yếu tố môi trường có sự biến động lớn, chúng sẽ trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh do yếu tố vô sinh, làm suy giảm sức đề kháng của vật nuôi đồng thời giúp sinh vật gây hại tăng sinh về số lượng, tăng cường độc tố và tăng khả năng gây bệnh. Vì vậy, ổn định các yếu tố môi trường trong hệ thống sản xuất tôm sú giống là điều kiện tiên quyết trong qui trình sản xuất.

Bảng 3.9: Các yếu tố môi trường trong hệ thống bể nuôi Các yếu tố Nhiệt độ (oC) Độ mặn (ppt) pH Giá trị 28 − 30 29,1 ± 0,77 28 − 33 31,7 ± 1,99 7,5 − 8,5 7,8 ± 0,27

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Qua bảng trên cho thấy, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH đều nằm trong giá trị ổn định (nhiệt độ trung bình 29,1oC và pH trung bình đạt 7,8) và thuận lợi cho ấu trùng phát triển (Nguyễn Trọng Nho, 2006).

Yếu tố độ mặn trong bể nuôi thường dao động từ 28 – 33ppt thuận lợi cho ấu trùng phát triển, tuy nhiên độ mặn tại nguồn nước lấy vào chỉ dao động từ 20 – 30ppt nên nước nuôi ấu trùng phải pha thêm nước ót (theo điều tra của Phân viện qui hoạch thủy sản phía nam cho thấy độ mặn nước biển qua khảo sát mới nhất các năm 1992 – 1995 ở vùng ven bờ tỉnh Cà Mau dao động từ 27 – 28ppt; các khu vực

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống penaeus monodon fabricius, 1789 tại tỉnh cà mau (Trang 48 - 82)