Quá trình hình thành và phát triển sơ lược của kênh VT

Một phần của tài liệu Th s báo chí học thông tin khoa học công nghệ trên sóng VTV2 đài truyền hình việt nam (Trang 32 - 34)

VTV2 là kênh chương trình quan trọng của Đài Truyền hình Việt Nam để có cái nhìn tổng quan về kênh này, tác giả xin điểm lại một số dấu mốc phát triển chính của kênh cũng như của Đài Truyền Hình Việt Nam.

“Ngày 1 tháng 5 năm 1968 sau khi tiếp khách quốc tế, Bác Hồ đã thân

mật trao tặng nhà quay phim Thế Hùng của xưởng phim Vơ tuyến truyền hình một bơng hồng và hỏi “ Bao giờ các chú cho dân ta được xem truyền hình?”. Câu hỏi của Bác Hồ thể hiện nguyện vọng bức thiết của nhân dân thúc đẩy các cơ quan có trách nhiệm khẩn trương xúc tiến ngành truyền hình Việt Nam.

Ngày 7 tháng 9 năm 1970 tại phòng thu lớn ở 58 Quán Sứ Hà Nội đã ra buổi phát sóng đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam ( ngày này cũng trở thành ngày kỷ niệm thành lập Đài Truyền hình Việt Nam)

Ngày 18 tháng 5 năm 1971 nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký nghị định 91 CP ghi rõ “ Thành lập ban Vơ tuyến truyền hình thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam” trong ban này khi đó đã có tổ Khoa Giáo.

Đến cuối năm 1985 phòng Khoa Giáo được thành lập, thời điểm này phịng Khoa giáo khơng thuộc ban nào, đến cuối thập kỷ 80 mới chính thức có Ban Khoa Giáo thuộc Đài Truyền Hình Việt Nam.

Ngày 30 tháng 4 năm 1987 nghị định 72 Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định chuyển Đài Truyền hình Trung Ương thuộc Chính Phủ và mang tên Đài Truyền hình Việt Nam. Từ đây đài chính thức được xác định là Đài Truyền Hình Quốc gia” [ 7]

Trong những giai đoạn trên các chương trình Khoa giáo phát sóng trong chương trình Thời sự, Từ hình hiệu đầu tiên là quả Robic đến các chuyên mục

như Khoa học, Kỹ thuật, Khoa học xã hội, Dân số, Sức khỏe, Du lịch ...Thời kỳ đó người xem cảm nhận đó là các chuyên đề khoa học, đề cập tới các vấn đề đơn lẻ, chưa có tính chun sâu và hệ thống. Thời lượng phát sóng khi đó cũng chỉ có 15 phút một tuần, nhưng phương tiện máy móc khi đó khó khăn nên những ý tưởng có khi cũng khơng thể hiện được một cách rõ ràng, hiệu quả với người xem. Tuy nhiên chương trình Khoa học giáo dục ra đời đã mang lại cho khán giả những giây phút bổ ích, những kiến thức lý thú. Nhiều chương trình để lại ấn tượng tốt, đặc biệt phải kể đến là chương trình “ Những bơng hoa nhỏ”. Đây thực sự là sân chơi cho lứa tuổi thiếu nhi, với những bộ phim hoạt hình, những tiết mục ca múa nhạc vui nhộn.

Từ năm 1990 Đài bắt đầu tách thành hai kênh VTV1, VTV2 phát sóng 8 giờ một ngày sau đó là VTV3. Cùng với sự tăng tốc của Đài, đây là giai đoạn truyền hình Khoa giáo đã có bước tiến rõ nét, thời lượng phát sóng đã tăng 20 phút một chương trình, số giờ phát sóng cũng tăng từ 1,5 giờ/ ngày đến 2 giờ / ngày rồi lên 3 giờ...

Đến năm 1995, VTV3 được tách kênh, còn VTV1 và VTV2 vẫn được phát chung trên một kênh sóng từ 5h đến 10h là VTV1, từ 10h đến 17h là VTV2 ( phủ sóng qua vệ tinh). Từ 17h trở đi VTV2 chỉ phủ sóng khu vực Hà Nội và các vùng lân cận. Như vậy các chương trình VTV2 được phát triển rộng ra, lúc này khơng chỉ có một vài chun mục, mà đã có vài chục chương trình lớn nhỏ ra đời.

2.1.2 Nét đặc thù của kênh VTV2

VTV2 là kênh chương trình định hướng thơng tin về lĩnh vực khoa học giáo dục nhằm tuyên truyền và giáo dục trên truyền hình phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng, điều này đã khu biệt VTV2 với các kênh chương trình khác của Đài Truyền hình Việt Nam. Bởi vậy đối tượng tác động của VTV2 không phải là quảng đại quần chúng mà là những ai có nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức hiểu biết về một lĩnh vực nào đó. Đây là nét đặc thù

đầu tiên và quan trọng của kênh VTV2. Đặc thù này sẽ chi phối quy trình sản xuất chương trình cho từng đối tượng, chi phối sự đánh giá tổng thể về VTV2. Trong nội dung tuyên truyền của VTV2, dạng chương trình phổ biến kiến thức chiếm một tỷ lệ lớn, vì thế cách thức tuyên truyền của dạng chương trình này khơng phải như dạng bài thông tin, phản ánh, nghị luận mà tuyên truyền giáo dục trực quan, cụ thể, rõ nét được thể hiện bằng ngơn ngữ truyền hình...Ví dụ chương trình Sức khỏe nói về bệnh Ung thư, sẽ có những hình ảnh đồ họa 3D mô phỏng các tế bào trong cơ thể con người, giải thích tế bào ung thư sẽ hủy hoại các bộ phận như thế nào...

Trong một số trường hợp truyền hình trực tiếp hay tọa đàm, thông tin phản hồi của khán giả về những gì họ quan tâm ( trao đổi trực tiếp giữa Bệnh nhân với Bác sỹ, giữa Nông dân với Nhà khoa học, giữa Học sinh với Thầy giáo....) có tính tương tác cao, khắc phục được tình trạng tun truyền thơng tin một chiều.

Về hình thức thể hiện, sự xuất hiện nhiều hơn của các chuyên gia trực tiếp hướng dẫn, phân tích tình huống cho khán giả, là điều dễ nhận thấy. Vai trị của người phóng viên, biên tập viên là người gợi mở vấn đề, là cầu nối giữa hai đối tượng, chuyên gia và khán giả, sau đó là để chuyên gia giải thích, cung cấp thơng tin hướng dẫn...

Một phần của tài liệu Th s báo chí học thông tin khoa học công nghệ trên sóng VTV2 đài truyền hình việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w