Giải pháp về đầu tư nguồn lực và chất lượng phóng viên, biên tập viên

Một phần của tài liệu Th s báo chí học thông tin khoa học công nghệ trên sóng VTV2 đài truyền hình việt nam (Trang 108 - 111)

MC dẫn vào tin tại Studio:

7 ngày Công nghệ Số 43/ 2013 (Phát sóng: 10– 04 2013), tại tiểu mục

3.2.1 Giải pháp về đầu tư nguồn lực và chất lượng phóng viên, biên tập viên

tập viên

Muốn đổi mới về công việc trước hết phải đổi mới những người làm cơng việc ấy. Cụ thể ở đây chính là đổi mới đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của chương trình ...sự thay đổi này phải xuất phát ngay từ tư

duy của hoạt động báo chí. Khơng thể thay đổi cách làm việc, nếu như những quan điểm về nghề nghiệp, về công việc không theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại.

Công tác thay đổi phải bắt đầu bằng việc kết hợp năng lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên trẻ, được đào tạo chính quy, về chun ngành báo chí truyền hình với các phóng viên lớp trước có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết nghề nghiệp.

Đối với đội ngũ, phóng viên, biên tập viên phải có sự đổi mới cách suy nghĩ, cách làm. Một phóng viên báo chí phải hiểu được “ Lao động báo chí là hoạt động sáng tạo” là cơng việc cao cả người làm báo và thu thập thông tin về các sự kiện, vấn đề, để viết tin, bài phục vụ cơng chúng. Một phóng viên khơng thể ngồi chờ cơ sở đến mời, hay chờ sự phân công của lãnh đạo mới đi thu thập thông tin, mà phải tự ý thức được việc đưa tin, truyền tin, là trách nhiệm, nhiệm vụ của mình.

Người phóng viên cũng khơng bằng lịng với những gì mình đang có, mà phải ln nhận thức được rằng, thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, không những cần nâng cao chun mơn, nghiệp vụ mà phải có ý thức học hỏi, nâng cao tay nghề, thích nghi với mơi trường, với phong cách và môi trường hiện đại mà thời đại khoa học kỹ thuật mang lại.

Với mơi trường làm việc, việc thích nghi là hết sức quan trọng vì mơi trường là nơi phóng viên bộc lộ tài năng, học hỏi kinh nghiệm, và phát huy sở trường của mình. Xây dựng được một mơi trường làm việc tốt, sẽ tạo cho phóng viên cơ sở để tự khẳng định mình.

Đối với phong cách của phóng viên việc tạo dựng có khả năng thích ứng với phong cách làm báo hiện đại là một đòi hỏi thiết yếu. Phong cách sẽ tạo cho phóng viên có một vị trí đứng riêng, có bản sắc riêng. Nhưng để có được phong cách làm báo, địi hỏi phóng viên phải khơng ngừng sáng tạo, khơng ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Có như vậy, mỗi tác phẩm báo chí của

phóng viên mới thật sự trở thành đứa con tinh thần của phóng viên đó. Phong cách được thể hiện thông qua việc lựa chọn vấn đề, sự kiện, cách thể hiện, xâu chuỗi hình ảnh, qua từng câu, từng ý trong lời bình của tác giả.

Có thể do đặc trưng khoa giáo của VTV2 nên những người phóng viên cho các chương trình khoa giáo nói chung, cũng như khoa học cơng nghệ nói riêng cũng có những cái khó khi thể hiện, địi hỏi phóng viên khơng chỉ có những kiến thức chung, mà cịn phải có những kiến thức chuyên sau ( thậm chí là rất sâu) về lĩnh vực mà mình phụ trách thì mới có thể làm chủ được nội dung, cũng như cách thể hiện các chương trình của mình. Nói cách khác phải biến những kiến thức chuyên ngành của mình, thành các kiến thức cho đơng đảo cơng chúng ( ai xem cũng có thể hiểu được nhưng lại khơng được sai sót về nội dung chuyên môn).

Khoa học công nghệ là một lĩnh vực chuyên mơn nên các phóng viên hoạt động trong lĩnh vực này cần được chun mơn hóa tới một mức độ cần thiết. Phải có thời gian đào tạo để được chun mơn hóa, phải có một cơ hội để tiếp xúc với những cán bộ đáng tin cậy của ngành khoa học, công nghệ, như các chuyên gia công nghệ thông tin, nhà khoa học, kỹ sư, giáo sư . Đồng thời các phóng viên, biên tập viên cũng đồng thời phải là người yêu thích, và say mê với cơng việc của mình, có đầu óc suy xét, có thể làm việc một cách nhanh chóng, nhưng phải đúng.

Mỗi phóng viên, biên tập viên cần có quan điểm, đúng đắn, đầu óc tư duy logic khoa học. Mỗi thơng tin đăng tải đều được người xem nhìn nhận là đại diện cho nhà khoa học, cho chuyên gia, cho cái đúng, cái chuẩn mực, nên u cầu phóng viên phải hiểu biết, thậm chí am hiểu sâu sắc về vấn đề, cơng nghệ mình nói.

Một yếu tố quan trọng nữa, là mỗi phóng viên, biên tập viên cũng cần phải được bồi dưỡng về bản lĩnh chính trị, phải được chau dồi Chủ nghĩa Mác

Lê Nin tư tưởng Hồ Chí Minh để họ có một thế giới quan khoa học và đúng đắn. Làm như vậy sẽ giúp họ có một quan điểm, lập trường đúng đắn. Đồng thời giúp họ hiểu được nhiệm vụ của mình trong việc tuyên truyền, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh đúng các sự kiện và vấn đề trong lĩnh vực đề tài mà mình bao qt góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân đã chọn.

Tóm lại để nâng cao hiệu quả của truyền thông khoa học cơng nghệ trên báo chí nói chung, và truyền hình nói riêng, việc đào tạo nhân lực là vấn đề cần thiết. Giải pháp này giúp cho phóng viên nâng cao trình độ về nghiệp vụ, trình độ về khoa học kỹ thuật, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu thời cuộc và nghĩa vụ trách nhiệm của mình. Tất cả những điều trên cũng để chứng minh cho một vấn đề quan trọng là sự cần thiết phải tiếp tục học hỏi, nâng cao trình độ, nghiệp vụ của các phóng viên.

Một phần của tài liệu Th s báo chí học thông tin khoa học công nghệ trên sóng VTV2 đài truyền hình việt nam (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w