Giải pháp công tác tổ chức

Một phần của tài liệu Th s báo chí học thông tin khoa học công nghệ trên sóng VTV2 đài truyền hình việt nam (Trang 112 - 116)

MC dẫn vào tin tại Studio:

7 ngày Công nghệ Số 43/ 2013 (Phát sóng: 10– 04 2013), tại tiểu mục

3.3.4 Giải pháp công tác tổ chức

Với chương trình “ 7 ngày cơng nghệ”

Nhóm “ 7 ngày công nghệ” hiện nay vẫn làm theo kiểu “ ăn đong từng bữa”, khi có giấy mời, sự kiện thì tổ chức sản xuất cử phóng viên đi ghi hình rồi về phát sóng. Hoặc khai khác từ các chương trình bản tin khác, chứ chưa có chiến lược tin bài một cách dài hạn. Nếu có kế hoạch chỉ là phân cơng ngày nào phóng viên nào phải có tin bài? Chứ tổ chức sản xuất khơng có chiến lược cụ thể là tuyên truyền về nội dung gì cho tháng tới?

Khung kịch bản cho chương trình “7 ngày cơng nghệ” khá giống nhau tạo sự cứng nhắc. Nên thay đổi tạo sự linh hoạt và mềm dẻo khi có đề tài hay bất ngờ

Tăng thêm các phóng sự về vấn đề, phóng sự điều tra, phóng sự có tính đấu tranh để mang lại dấu ấn, ấn tượng cho khán giả, sức nặng của chương trình.

Hạn chế các bài phỏng vấn có thời lượng quá dài, và q chun mơn khiến khán giả khó hiểu

Hạn chế bớt các cơng việc mà phóng viên phải kiêm nhiệm, nên giao cụ thể cho những người phóng viên cơng việc mà anh ta phù hợp nhất.

Giảm tối đa các chương trình, các bài phóng sự làm theo kiểu “ Phát thanh có hình” khiến khán giả nhàm chán

Người dẫn chương trình cũng cần phải hịa nhập vào kịch bản, anh ta phải là người dẫn chuyện, kể chuyện, chứ không phải người đọc lại kịch bản của người khác viết cho khán giả nghe

Với chương trình “ Nhà sáng chế”

Đây là khâu đầu tiên, và cũng có thể nói là khá quan trọng quyết định nội dung các chương trình ghi hình, phát sóng sau này có chất lượng hay khơng? Chính vì vậy tác giả kiến nghị là q trình tuyển chọn hồ sơ cần diễn ra sớm ( ít nhất trước một năm) để ekip có nhiều thời gian chọn lựa, tìm ra được những sáng chế đặc sắc nhất.

Việc lựa chọn hội đồng thẩm định

Nhóm chuyên gia trong hội đồng hiện nay đang có 5 thành viên, như vậy là hơi ít với một cuộc thi. Điều này dễ gây nên tình trạng ý kiến của chuyên gia cảm tính, hoặc nể nang. Từ một người trong hội đồng thích sáng chế đó, dẫn đến những thành viên khác cũng vậy, khơng có tính phản biện. Hơn nữa việc có ít thành viên trong hội đồng cũng dễ dẫn đến tình trạng nhiều sáng chế khơng thuộc chun mơn của hội đồng, nên hội đồng không nắm chắc thông tin về sáng chế. Tác giả kiến nghị là tăng thêm số thành viên của hội đồng lên ít nhất là 10 người đến 20 người, đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí hai đến ba người trong cùng một lĩnh vực.

Hơn nữa, theo fomat là nhóm hội đồng thẩm định tranh cãi sôi nổi khi chọn một sáng chế nào đó để trao giải. Tuy nhiên ở Việt Nam, nhóm hội đồng chỉ như nói chuyện, trao đổi, nên khi xem lại khán giả có cảm giác khơ cứng, gượng gạo.

Việc chọn Hội đồng thẩm định ở Úc

Việc tuyển chọn các thành viên của Hội đồng thẩm định được thực hiện thông qua 1 cuộc khảo sát quy mô về các chuyên gia trong chính lĩnh vực mà họ sẽ đại diện ở Hội đồng thẩm định của chương trình. Hội đồng thẩm định cho seri đầu tiên của chương trình năm 2004 đã được chọn trong số 70 người tham dự cuộc tuyển chọn. Các năm sau đó cũng tổ chức những cuộc tuyển chọn tương tự như vậy. Hiện nay đã có 1 nhóm Hội đồng thẩm định nịng cốt, cố định của chương trình – những người đã làm quen với chương trình ngay

từ giai đoạn phát sóng đầu tiên. Hàng năm sẽ có sự luân chuyển giữa các chuyên gia trong hội đồng thẩm định để phù hợp với từng chương trình.

Việc tuyển chọn các thành viên trong Hội đồng thẩm định được tiến hành như sau: 3 ứng viên sẽ ngồi cùng 1 bàn. Họ được yêu cầu giới thiệu về bản thân và sau đó thực hiện 1 đoạn phỏng vấn giả định với 1 trong số các nhà nghiên cứu của chương trình – người đóng vai trị như 1 nhà sáng chế. Ứng viên cũng được u cầu đọc bản thơng tin tóm tắt về 1 sáng chế nào đó trước khi chuẩn bị các câu hỏi và tham gia 1 cuộc thảo luận với 1 nhà sáng chế giả định. Cuối cùng, họ được yêu cầu mang vào 1 đồ vật họ u thích và nói về nó. Thơng qua cuộc tuyển chọn này ( tất cả được ghi hình lại), có thể thấy được khả năng của các ứng viên khi họ giao lưu với nhà sáng chế thơng qua những câu hỏi đặt ra, cũng có thể đánh giá về con người họ thông qua câu chuyện họ kể về đồ vật họ yêu thích.

Mỗi số của chương trình sẽ có 3 thành viên trong Hội đồng thẩm định được chọn từ nhóm gồm 9 thành viên. Các thành viên trong Hội đồng thẩm định sẽ luân phiên mỗi tuần. Thơng qua các seri của chương trình, các thành viên trong Hội đồng thẩm định sẽ trở nên quen thuộc với khán giả. Họ có thể là những người tị mị, hay phán xét hoặc cũng có thể là những người kiên định với ý kiến của mình – điều đó sẽ khiến các cuộc thảo luận trong chương trình thêm phần sơi nổi. Hoặc có thể họ là người rộng lượng, dễ cảm thơng với q trình nghiên cứu của nhà sáng chế trong khi 1 số người trong Hội đồng thẩm định lại nghiêm khắc, cứng rắn hơn. Chương trình dựa trên 1 sự thật là mỗi người có sự nhìn nhận khen chê khác nhau. Chính những ý kiến, quan điểm mang tính bản năng đó tạo nên sự sơi động cho các cuộc tranh luận. Những bất đồng giữa các thành viên trong Hội đồng thẩm định chính là điều chương trình mong đợi. Nhờ đó mà việc tìm ra người thắng cuộc trong mỗi chương trình thêm phần thú vị.

Hội đồng thẩm định cho mỗi số của chương trình được chọn phù hợp với các sáng chế sẽ tham gia chương trình đó. VD: 1 thành viên trong Hội đồng thẩm định là 1 chuyên gia trong lĩnh vực CNTT sẽ có thể có những đánh giá xác đáng về 1 sáng chế liên quan đến thiết kế phần mềm.

Việc quay phóng sự về sáng chế

Sau khi đã có thơng tin từ các bản báo cáo của nhóm nghiên cứu. Nhóm quay phóng sự đã có được một kho thơng tin các nhà sáng chế đến từ địa phương nào. Nhóm này nên tiến hành quay đóng gói ở địa phương đó, để tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Tránh tình trạng như năm 2013, làm theo kiểu chộp giật, nhóm đi quay khơng có kế hoạch, liên tục vào nam, ra bắc.

Người dẫn chương trình

Kỹ sư Đinh Tiến Dũng đang là người chịu trách nhiệm dẫn cả seri chương trình Nhà sáng chế trong vịng một năm. Tuy nhiên nhiều khán giả vẫn nhận thấy anh Dũng còn phụ thuộc nhiều vào kịch bản, chưa dí dỏm, như người dẫn chương trình ở phiên bản gốc của Australia.

KẾT LUẬN

Sau khi trình bày các vấn đề có tính lý thuyết, chúng tơi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, để tìm ra câu trả lời mà mục đích của việc nghiên cứu đề tài đặt ra.

Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng những câu trả lời này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, là những nghiên cứu khởi đầu. Sau đây chúng tơi xin tóm tại một số vấn đề đã nghiên cứu và rút ra kết luận.

Một phần của tài liệu Th s báo chí học thông tin khoa học công nghệ trên sóng VTV2 đài truyền hình việt nam (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w