Tin khoa học công nghệ quốc tế

Một phần của tài liệu Th s báo chí học thông tin khoa học công nghệ trên sóng VTV2 đài truyền hình việt nam (Trang 42 - 44)

Tiểu mục ‘Tin khoa học công nghệ quốc tế ” cập nhật và phản ánh những thông tin mới nhất về lĩnh vực khoa học công nghệ trên thế giới. Các sự kiện khoa học công nghệ quốc tế nổi bật sẽ được nhóm phóng viên biên tập, và phát sóng nhằm cung cấp đến khán giả lượng thông tin đầy đủ bức tranh về hầu khắp các sự kiện khoa học công nghệ mới đang diễn ra trên thế giới.

2.2.1.2 Hình thức và phương pháp thể hiện chuyên mục “ 7 ngày

công nghệ”

2.2.1.2.1 Loại kiểu thông tinThông tin Vấn đề Thông tin Vấn đề

Khá nhiều phóng sự trong tiểu mục Tin cơng nghệ trong nước, và Mục Phát minh sáng kiến của chuyên mục “ Bảy ngày công nghệ” là thông tin vấn

đề. Đó là vấn đề tập trung xoay quanh thực trạng phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam, chế độ đãi ngộ với các nhà khoa học, hay vấn đề cơ chế chính sách khoa học cơng nghệ. Nhiều câu hỏi được đặt ra, các giải pháp khắc phục và bài học kinh nghiệm cũng từ đó phản ánh kịp thời mà sinh động. Có thể liệt kê một loạt vấn đề đã hiện diện trong các số phát sóng của chuyên mục “ Câu chuyện khoa học” : “Vấn đề đãi ngộ trọng dụng người tài tại các

viện nghiên cứu “ ( Phát sóng 3.3.2013) “ Câu chuyện tên miền Internet tại Việt Nam” (phát sóng ngày 11.4.2013). “ Chảy máu chất xám trong các viện nghiên cứu – vì đâu?” ( PS 22.4.2013). “Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam – nguy cơ trắng tay trên sân nhà?” ( PS 17.5.2013) “ Vấn đề bảo tồn nguồn gen di truyền thực vật – mất bò mới lo làm chuồng” ( PS 20.5.2013), “ Câu chuyện về những sáng chế bị lãng quên” ( PS 25.6.2013)....

Hầu hết những vấn đề khoa học công nghệ nảy sinh đều được phản ánh tương đối cụ thể. Khi tuyên truyền đã tạo được luồng dư luận tác động tích cực tới q trình giải quyết vấn đề, góp phần tháo gỡ vướng mắc cho các nhà khoa học, giải quyết khó khăn để phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học tại Việt Nam

Phóng sự “Vấn đề đãi ngộ trọng dụng người tài tại các viện nghiên cứu

“ ( Phát sóng 3.3.2013) đã nêu ra vấn đề lương cho các nhà khoa học trẻ trong

các cơ quan, viện nghiên cứu hiện nay là q thấp, khơng đủ trang trải cuộc sống dẫn đến tình trạng nhiều nhà khoa học bỏ nhà nước, bỏ nghề nghiên cứu ra ngồi làm th cho các cơng ty nước ngồi. Có những nhà khoa học trẻ vì u nghề họ gắn bó với nghề, nhưng lại phải đối diện với cuộc sống thiếu thốn, chật vật, họ phải bươn chải làm thêm giờ để duy trì được niềm đam mê nghiên cứu . Phóng sự kể về câu chuyện của anh Nguyễn văn Nam cơng tác tại Viện Hóa – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, anh đã làm việc tại viện được 8 năm với mức thu nhập từ lương là hơn 3 triệu đồng/ tháng, mức lương chỉ đủ để anh thuê nhà, và chi phí hết sức tiết kiệm, buổi tối

và ngày nghỉ anh vẫn nhận làm thêm ngồi giờ rất nhiều việc, có thời kỳ anh cịn chạy xe ơm để có thêm thu nhập....

Phóng sự đã nêu ra một vấn đề, một câu hỏi lớn cho các nhà quản lý khoa học cơng nghệ là làm sao duy trì được niềm đam mê nghiên cứu của các nhà khoa học khi lương của họ khơng đủ sống?....

Cũng có những vấn đề khác được đề cập đến ở tầm khái quát đó là vấn đề đầu tư cho khoa học. Trong phóng sự “ Câu chuyện về những sáng chế bị

lãng quên” ( PS 25.6.2013) đã kể về câu chuyện kết cục của những đề tài

nghiên cứu tốn rất nhiều tiền của, đề tài của cá nhân, của nhà nước...tuy nhiên sau vài năm nó đã bị đắp chiếu khơng thể ứng dụng vào thực tế. Có trường hợp có tiềm năng ứng dụng vào thực tế nhưng lại khơng có nhà đầu tư, nên đề tài đắp chiếu để đấy...không những làm mất công sức, thời gian nghiên cứu của các nhà khoa học, mà nó cịn tiêu tốn hàng tỷ đồng của cá nhân, doanh nghiệp. Vấn đề đưa ra cần có cơ quan trung gian liên kết, tạo điều kiện để đưa đề tài triển khai vào thực tế...

Thơng tin theo dịng thời sự

Tại chuyên mục “ 7 ngày công nghệ” tác giả muốn nhấn mạnh yếu tố theo dòng thời sự ở đây là hoạt động cập nhật thông tin , nắm bắt sự kiện, và theo tiến trình diến biến sự kiện.

Ví dụ: Trong tiểu mục “ Tin trong nước” đã đưa tin về cuộc thi Robocon – một cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam được diễn ra hàng năm trên cả nước, và bắt đầu khởi tranh mùa Robocon 2013. Phóng viên Huy Phong đã được giao nhiệm vụ đưa tin, theo dõi tiến trình diễn ra của cuộc thi

Chương trình 7 ngày Cơng nghệ - Số 42/ 2013 (Phát sóng: 08– 04- 2013)

Một phần của tài liệu Th s báo chí học thông tin khoa học công nghệ trên sóng VTV2 đài truyền hình việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w