Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần sông hồng giai đoạn 2013 2017 (Trang 56 - 58)

- Giá trị SXKD khác Tỷ đồng 354 362 636 648 785

3 Doanh thu Tỷ đồng 1.22 1.811 1.420 2.750 2.795

2.3.2. Yếu tố bên trong

Ngoài những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động duy trì nguồn nhân lực của tổng cơng ty, các yếu tố nội hàm bên trong của Tổng cơng ty cũng góp phần tạo điều kiện cho hoạt động duy trì nguồn nhân lực của Tổng công ty như hiện nay.

1) Quan điểm của người đứng đầu tổ chức về vai trò phát triển nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nhận thức được vai trò to lớn của nguồn nhân lực, Ban lãnh đạo và quản lý các cấp đã có những chiến lược và chính sách rõ ràng trong việc phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Xuất phát từ tình hình thực tế, Ban lãnh đạo đã có những nhận định và đưa ra quan điểm về đẩy mạnh hoạt động phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty cụ thể như sau:

- Hoạt động duy trì nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược sự phát triển của công ty;

- Ưu tiên phát triển nguồn nội bộ thông qua hoạt động quy hoạch cán bộ, đào tạo, phát triển, luân chuyển, điều động;

- Tăng cường hoạt động định hướng đối với lao động mới, nhân sự mới được bổ nhiệm. giúp cho lao động mới hồ nhập nhanh chóng với cơng việc và môi trường làm việc mới; định hướng phát triển trong tương lai cho nhân viên;

- Tăng cường sự gắn bó với cơng ty của nhân viên nói chung và các lạnh đạo bộ phận nói riêng thơng qua thực hiện tổng thể các chính sách đãi ngộ, cải thiện mơi trường làm việc, tạo điều kiện cho người lao động chứng minh năng lực bản thân, ghi nhận sự đóng góp của các thành viên trong tổng cơng ty,…

Chính quan điểm đúng đắn của Ban lãnh đạo về phát triển nguồn nhân lực đã tạo điều kiện cho việc triển khai các hoạt động này trong thực tế có hiệu quả.

2) Vai trị của người quản lý trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Tuy nhiên trong thực tế tại Tổng công ty, khơng phải nhà quản lý nào cũng hiểu được vai trị của mình, do đó dẫn tới tình trạng có bộ phận lao động tuyển mới vào tỷ lệ nghỉ việc cao như phòng kỹ thuật hay bộ phận lao động trực tiếp trên cơng trường. Song cũng có những bộ phận nhân lực lại khá ổn định và gắn bó với Đơn vị. Như vậy vai trò của người quản lý trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực là rất

quan trọng, vai trị của người quản lý góp phần nào tạo nên sự thành công của các hoạt động này. Vấn đề đặt ra phải có những giải pháp để phát huy vai trị tích cực của các yếu tố này trong việc phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

3) Cơ cấu tổ chức của Tổng cơng ty cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc phát triển nguồn nhân lực. Do đặc điểm kinh doanh, bộ máy trải dài trên các tỉnh trên cả nước, do vậy các hoạt động chỉ đạo, điều hành, các chính sách hỗ trợ trong hoạt động nghiệp vụ đều được chỉ đạo thông qua các phương tiện truyền tải thơng tin là chính, do vậy mà ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả của việc truyền tải thông tin. Hệ thống dàn trải, việc tìm kiếm lao động có những đặc thù riêng của ngành nghề kinh doanh tại địa bàn các tỉnh gặp khơng ít khó khăn, thêm vào đó muốn phát triển nguồn từ nội bộ lại khá tốn kém do chi phí tổ chức các khố bồi dưỡng tập trung, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do ở cách xa về mặt địa lý giữa các đơn vị kinh doanh trực tiếp và nội bộ lãnh đạo dẫn đến kênh thông tin giữa lãnh đạo và nhân viên cịn chưa kịp thời, chính xác, tâm tư nguyện vọng, những khó khăn trong q trình thực hiện của người lao động cịn chưa được phản ánh đầy đủ dẫn đến những khó khăn nhất định cho hoạt động phát nguồn nhân lực của Tổng công ty.

4) Hoạt động quản trị nhân sự có liên quan trực tiếp đến hoạt động phát triển nguồn nhân lực của Tổng cơng ty đó là:

- Hoạt động phân tích hiệu quả của cơng việc và phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện có. Thực trạng hoạt động phân tích cơng việc cịn bỡ ngỡ; chưa xây dựng được bộ khung chức danh, khung năng lực cho từng chức danh phù hợp với tình hình thực tế; bản mơ tả cơng việc còn chưa phù hợp với chức danh mà gắn với công việc thực tế của từng cá nhân

Nếu các hoạt động nhân sự là cơ sở, căn cứ nền tảng cho việc phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty được thực hiện tốt, khoa học thì sẽ góp phần tạo nên cơ sở vững chắc cho sự thành công của việc phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

Như vậy, mỗi yếu tố bên trong và bên ngồi tổ chức đều có ảnh hưởng theo chiều hướng nhất định. Điều quan trọng là làm thế nào để các nhân tố này phát huy được tính tích cực, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần sông hồng giai đoạn 2013 2017 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w