Các mạch đèn cảnh báo

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, THỰC HIỆN mô HÌNH hệ THỐNG NÂNG KÍNH KHÓA cửa và mô HÌNH hệ THỐNG THÔNG TIN (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.2. Thông tin dạng tương tự (ANALOG)

2.2.2.6. Các mạch đèn cảnh báo

Cảm biến báo nguy và đèn hiệu nhằm báo cho lái xe biết tình trạng làm việc của một số bộ phận như áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát động cơ....Cơ cấu báo hiệu này bao gồm hai bộ phận chủ yếu: bộ cảm biến báo nguy và đèn báo. Cảm biến báo nguy là một loại công tắc tự động làm nhiệm vụ bật đèn ở bảng đồng hồ khi có sự thay đổi nguy hại đến điều kiện làm việc của động cơ ô tô. Các cơ cấu báo nguy thường gặp nhất là báo nguy áp suất dầu nhờn trong hệ thống bôi trơn động cơ và báo nguy nhiệt độ nước làm mát động cơ.

Cơ cấu báo áp suất nhớt động cơ.

Cơ cấu này báo hiệu trong trường hợp áp suất nhớt động cơ giảm tới mức có thể hư động cơ. Khi động cơ ơtơ làm việc hoặc áp suất trong hệ thống bôi trơn giảm xuống thấp hơn 0,4 - 0,7 kg/cm2 màng 6 (xem Hình 2.30) nằm ở vị trí ban đầu, cịn tiếp điểm 4 ở trạng thái đóng, đảm bảo thơng mạch cho đèn báo 3. Khi cơng tắc 1 đóng, đèn báo 3 ở bảng đồng hồ sẽ sáng, báo hiệu sự giảm áp suất nhớt tới mức không cho phép.

Khi động cơ ôtô làm việc, nhớt từ hệ thống bôi trơn động cơ sẽ qua lỗ của núm 8 vào buồng 7 và khi áp suất dầu trong buồng 7 lớn hơn 0,4 - 0,7 kg/cm2 thì màng 6 sẽ cong lên, nâng cần tiếp điểm di động và tiếp điểm 4 mở ra, đèn báo 3 tắt.

Hình 2. 29: Cơ cấu báo nguy áp suầt dầu bôi trơn động cơ 1- Công tắc máy; 2- Nắp; 3- Đèn hiệu; 4- Các má vít bạc; 5- Giá tiếp điểm; 6- Màng áp suất; 7- Buồng áp suất; 8- Núm có ren.

Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước làm mát động cơ.

Cơ cấu này báo hiệu cho tài xế biết nhiệt độ nước cao quá mức cho phép trong hệ thống làm mát động cơ. Bộ cảm biến nước được vặn vào phía trên của két nước hoặc trên đường nước đi, còn đèn hiệu lắp ở bảng đồng hồ.

B o ãc a m b ie á b a ù n g u y

1 2 3

A c c u

C o n g ta é m a ù

Hình 2. 30: Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước làm mát động cơ.

hồ nhiệt độ nước loại xung điện, chỉ khác là trên thanh lưỡng kim không

quấn dây điện

trở và thanh lưỡng kim được lật ngược xuống sao cho khi bị biến dạng nó sẽ

cong về

phía dưới (về phía có xu hướng đóng tiếp điểm KK’ lại).

Khi nhiệt độ nước làm mát động cơ thấp thì tiếp điểm KK’ ở trạng thái mở và đèn hiệu 4 tắt. Khi nhiệt độ nước làm mát tăng, thanh lưỡng kim 2 bị nóng nó sẽ biến dạng và ở nhiệt độ 96°C± 3°C thì tiếp điểm KK’ đóng, đèn hiệu 4 sáng lên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, THỰC HIỆN mô HÌNH hệ THỐNG NÂNG KÍNH KHÓA cửa và mô HÌNH hệ THỐNG THÔNG TIN (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w