CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP
Chính sách đối ngoại của một nhà nước là thái độ, lập trường mang tính nguyên tắc và những phương hướng của nhà nước trong quan hệ quốc tế. Chính sách đối ngoại của nhà nước là sự tiếp tục của chính sách đối nội, phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc, phải ưu tiên lợi ích của dân tộc, của quốc gia, có chú ý đến nghĩa vụ quốc tế một cách hợp lý. Mặt khác, các chính sách đối ngoại của Nhà nước cũng phụ thuộc vào tình thế cách mạng, tình hình trong nước và quốc tế. Vì vậy, trong từng giai đoạn cách mạng khác nhau, Nhà nước ta đã xác định chính sách đối ngoại phù hợp với thực tế.
Chính sách đối ngoại của Nhà nước từ trước đến nay đều được xác định trong các Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013 ở những mức độ khác nhau.
Hiến pháp năm 1946 chưa có quy định cụ thể về chính sách đối ngoại, nhưng đã đề cập đến chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa trong Lời nói đầu của Hiến pháp: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ… Với tinh thần đồn kết, phấn đấu sẵn có của tồn dân, dưới một chính thể dân chủ rộng rãi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hồ bình của nhân loại”.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 20/7/1954, miền Bắc được hồn tồn giải phóng nhưng đất nước cịn tạm chia làm hai miền NAM - BẮC. Cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Nhân dân ta ra sức củng
cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh để hồ bình thống nhất nước nhà, hồn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ và bọn tay sai đàn áp dã man phong trào yêu nước của nhân dân ta. Chúng thực hiện âm mưu biến miền Nam nước ta thành thuộc địa và căn cứ quân sự chuẩn bị chiến tranh của đế quốc Mỹ. Chúng ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, phá hoại hoà bình, phá hoại sự nghiệp thống nhất của nước Việt Nam. Trong điều kiện như vậy, Hiến pháp năm 1959 đã quy định chính sách đối ngoại trong Lời nói đầu với nội dung cụ thể như sau: “Nhân dân ta quyết tăng cường hơn nữa sự đồn kết nhất trí với các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô vĩ đại, tăng cường đoàn kết với nhân dân các nước Á - Phi và nhân dân yêu chuộng hồ bình trên thế giới”.
Mùa xuân năm 1975, nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trọn
vẹn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau ba mươi năm chiến đấu gian khổ, miền Nam,
thành đồng Tổ quốc, được hoàn toàn giải phóng. Thắng lợi của nhân dân ba nước Đơng Dương nói chung và thắng lợi của nhân dân Việt Nam nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ góp phần củng cố và mở rộng hệ thống thế giới của chủ nghĩa xã hội, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng nhân và dân chủ, đẩy mạnh thế tiến cơng của ba dịng thác cách mạng của thời đại. Sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc. Tháng 7 năm 1976, nước ta lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong điều kiện như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi nhận tại một điều cụ thể (Điều 14) của Hiến pháp năm 1980 với nội dung như sau: "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tăng cường tình hữu nghị anh em, tình đồn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác về mọi mặt với Liên Xô, Lào, Cam-pu-chia và các nước xã hội chủ nghĩa khác trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; bảo vệ và phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, đoàn kết với nhân dân các nước đang đấu tranh vì độc lập dân tộc
và tiến bộ xã hội; thực hiện chính sách cùng tồn tại hồ bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”.
Bước vào thập kỷ 90, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã đặt chúng ta trước những thách thức mới rất cam go. Trước tình hình đó, Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: “Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước khơng phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hồ bình. Khơng ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước anh em trên bán đảo Đơng Dương… Tham gia tích cực các tổ chức quốc tế và Phong trào khơng liên kết vì mục tiêu hồ bình, độc lập dân tộc và phát triển” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam).
Thể chế hóa đường lối đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam, Điều 14 Hiến pháp năm 1992 đã quy định chính sách đối ngoại của nhà nước ta như sau: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hịa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, khơng phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tơn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đồn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước làng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lậ dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Thế giới trong thế kỷ 21 tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường. Tồn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xẩy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp. Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chưa đựng rất nhiều thách thức. Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiều. Chúng ta có lợi thế rất lớn là tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Mơi trường hồ bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Trong điều kiện như vậy, chính sách đối ngoại của nhà nước ta đã có những điều chỉnh hợp lý, phù hợp với tình hình đất nước và xu thế thời đại. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ