thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới".
2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại
Về nhiệm vụ của công tác đối ngoại, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: “Nhiệm vụ
của công tác đối ngoại là giữ vững mơi trường hịa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Phục vụ các mục tiêu quốc gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế đất nước là nhiệm vụ nhất quán trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Điểm mới trong đường lối đối ngoại được quy định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam là xác định rõ hơn khía cạnh an ninh khi nêu rõ nhiệm vụ “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”.
Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là cơ sở tồn tại của một quốc gia. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Việc nêu rõ điều này trong nhiệm vụ công tác đối ngoại là nhằm đáp ứng những phát triển mới của tình hình, đồng thời khẳng định vai trị của đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
2.2. Chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013
Điều 12 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới".
Như vậy, chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa chính sách đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và có những nội dung cơ bản như sau:
a. Thứ nhất, về mục tiêu của chính sách đối ngoại
Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên nêu rõ mục tiêu của chính sách đối ngoại là “vì lợi ích quốc gia, dân tộc”. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là cơ sở cơ bản để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh là phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc và là điều kiện cần để thực hiện các lợi ích đó. Việc nêu rõ lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định sự thống nhất và hòa quyện giữa lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc. Khẳng định lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại cũng có nghĩa là Hiến pháp năm 2013 đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại. Nói cách khác, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc mà tất cả các hoạt động đối ngoại, từ ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng đến ngoại giao nhân dân đều phải tuân thủ.
Bên cạnh thực hiện chính sách đối ngoại vì lợi ích quốc gia, dân tộc, thì chính sách đối ngoại của Nhà nước ta cịn có mục tiêu góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
b. Thứ hai, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế
Điểm mới trong Chính sách đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 là “chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế” và “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế ”.
Với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội, nhất là khả năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài. Cùng với hội nhập kinh tế, hội nhập trong
các lĩnh vực khác sẽ tạo cơ hội lớn hơn trong tiếp cận tới tri thức tiên tiến của nhân loại, gia tăng mức độ đan xen lợi ích, từng bước làm cho đất nước trở thành bộ phận hữu cơ của khu vực và thế giới, chiếm vị trí ngày càng cao trong nền kinh tế, chính trị và văn hóa tồn cầu. Hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực cũng tạo cho chúng ta khả năng tận dụng được sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hội nhập trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, từ hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác chuyển sang hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực đặt ra cho chúng ta một số thách thức mới. Tác động tiêu cực từ các diễn biến bên ngoài sẽ gia tăng. Những bất ổn không chỉ về kinh tế mà cả về an ninh, chính trị, xã hội từ bên ngồi sẽ nhanh chóng tác động tới nước ta; các loại tội phạm xuyên biên giới như: buôn bán ma túy, rửa tiền, thâm nhập tiền giả, tài liệu phản động, văn hóa phẩm khơng lành mạnh và các thách thức an ninh phi truyền thống khác có thể gây tác hại đến mọi mặt của an ninh quốc gia từ an ninh kinh tế đến an ninh chính trị xã hội. Phạm vi và tốc độ lây lan của các cú sốc từ bên ngoài cũng gia tăng. Đồng thời, yêu cầu bổ sung và hoàn thiện thể chế; cải cách và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao,... sẽ ngày càng lớn. Theo đó, để giảm thiểu các tác động tiêu cực và khai thác tối đa các cơ hội từ hội nhập quốc tế, nội hàm và lộ trình của hội nhập trong các lĩnh vực chính trị, quốc phịng, an ninh và văn hóa - xã hội cần phải được xác định phù hợp với thế, lực của đất nước và bối cảnh tình hình đất nước sao cho hội nhập quốc tế phục vụ hiệu quả nhất mục tiêu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và vị thế quốc gia.
Với tinh thần “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”, Việt Nam đã chủ động tham gia, đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP); đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Liên minh Hải quan gồm Nga, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan. Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị các quan chức cấp cao ASEM về phòng chống cứu trợ thiên tai theo sáng kiến của Việt Nam và Diễn đàn hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác Trung Đông - Bắc Phi. Đến nay đã có 43 nước cơng nhận Việt Nam có qui chế kinh tế thị
trường. Trong hợp tác tiểu vùng Mê Cơng, Việt Nam có những đóng góp tích cực nhằm ưu tiên thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Trong thời gian qua, các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch cũng được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ ngành, địa phương, doanh nghiệp tìm đối tác, mở rộng thị trường, đó là: Những Ngày Việt Nam tại I-ta-lia, Chương trình Gặp gỡ Địa phương - Ngoại giao đoàn dành cho các tỉnh duyên hải Miền Trung, Những Ngày Việt Nam tại Nhật Bản, Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long tại Vĩnh Long (MDEC)…
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Quy định này thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm của nước ta tại các cơ chế/tổ chức/diễn đàn khu vực, đa phương và tồn cầu (ngoại giao đa phương), góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho ngoại giao song phương. Quy định mới này là một trong những cơ sở để xác định một trong những ưu tiên đối ngoại trong thời gian tới là “xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh”. Tuy vậy, trách nhiệm bao gồm những gì và thực hiện trách nhiệm như thế nào ln ln cần được tính tốn kỹ trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc, năng lực thực hiện của ta trong từng vấn đề, từng giai đoạn. Trách nhiệm cần được xác định theo các cấp độ: trách nhiệm đối với dân tộc của mình; trách nhiệm đối với khu vực của mình; trách nhiệm đối với những vấn đề chung của nhân loại.
c. Thứ ba, về các nguyên tắc phải tuân thủ khi tiến hành các hoạt động đối ngoại
Phương châm của chính sách đối ngoại của Nhà nước ta là đa dạng hóa và đa phương hóa trong quan hệ quốc tế, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế với tất cả các nước trên thế giới khơng phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau. Tuy vậy, sự hợp tác và giao lưu quốc tế phải trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Đó là tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tn thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Những nguyên tắc này là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước ta thực hiện chính sách đối ngoại với các nước.
Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là cơ sở tồn tại của một quốc gia. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Việc nêu rõ điều này trong nhiệm vụ đối ngoại là nhằm đáp ứng những phát triển mới của tình hình, đồng thời khẳng định vai trò của đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Bên cạnh tôn trọng các nguyên tắc của pháp luật quốc tế trong hoạt động đối ngoại, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam còn nêu thêm nguyên tắc giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới trên biển và thềm lục địa với các nước liên quan là trên cơ sở các “nguyên tắc ứng xử của khu vực”. Đây chính là định hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Trong vấn đề Biển Đơng, Việt Nam kiên trì lập trường nguyên tắc, kiên quyết đấu tranh với các hành động vi phạm chủ quyền và các quyền hợp pháp của Việt Nam trên biển, bảo đảm các hoạt động kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý được triển khai bình thường. Đồng thời, tiếp tục chủ trương giải quyết hịa bình thơng qua đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước luật biển 1982; cùng các nước nêu cao việc thực hiện tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), cùng ASEAN thúc đẩy việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).