Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước ta. Nó gắn liền với việc thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong điều kiện trên thế giới còn tồn tại những thế lực đế quốc, phản động, bành trướng chưa từ bỏ dã tâm phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của nước ta
thì việc tổ chức bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự cần thiết khách quan.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Dân tộc ta đã trải qua bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Ngay trong nửa thế kỷ này nhân dân ta đã phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ và các cuộc chiến tranh biên giới. Vì thế mà nhiệm vụ quốc phịng, an ninh ln ln đặt ra. Các Hiến pháp nước ta đều quy định về chính sách quốc phịng - an ninh thể hiện tầm quan trọng của vấn đề này, sự quan tâm của Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.
Vấn đề bảo vệ Tổ quốc là một trong những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia, Nhà nước ta chủ trương củng cố và tăng cường nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hịa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh..
Để bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia cần thiết phải: kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế; gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh; phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước, toàn quân và toàn dân; tăng cường quản lý Nhà nước về quốc phòng và an ninh; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng và an ninh; củng cố và tăng cường khối đai đoàn kết dân tộc, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong bảo vệ Tổ quốc và an ninh nhân dân.
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh nhân dân do pháp luật quy định.
Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn, lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.
Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, từ năm 1980 đến nay, các bản Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp năm 2013 đã dành hẳn một chương để quy định về vấn đề bảo vệ Tổ quốc. Đây là nét độc đáo của lịch sử lập hiến Việt Nam so với lịch sử lập hiến của các nước khác trên thế giới.
Nhằm cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp về chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia, Quốc hội đã ban hành một loạt các văn bản luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia như: luật Nghĩa vụ quân sự, luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, luật An ninh quốc gia... Những văn bản luật này là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào dân nhằm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
3.1. Trách nhiệm và phương hướng xây dựng quân đội nhân dân
Quân đội có trách nhiệm sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cũng như an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.
Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, Nhà nước ta chủ trương xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Chúng ta phải xây dựng một nền quốc phịng tồn diện. Đó là nền quốc phịng được kết hợp sức mạnh lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng vững chắc thế trận quốc phịng tồn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân trong điều kiện mới, với những lực lượng nòng cốt tinh nhuệ.
Nền quốc phòng của ta phải là nền quốc phòng hiện đại và cần được trang bị tối tân, con người có trình độ cao, tác chiến giỏi thì mới có đủ khả năng nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn các cuộc tiến công của kẻ thù.
Nền quốc phịng tồn dân được củng cố trên cơ sở kết hợp xây dựng với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.
3.2. Trách nhiệm và phương hướng xây dựng công an nhân dân
Nhiệm vụ của công an nhân dân là làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm ổn định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của cơng dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống lại các loại tội phạm.
Để cơng an nhân dân làm trịn nhiệm vụ của mình Nhà nước ta chủ trương xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phịng, chống tội phạm. Chủ trương đó hồn tồn phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam.
3.3. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân chức kinh tế và công dân
Chế độ ta là chế độ dân chủ của nhân dân. Mọi người quan tâm, gắn bó máu thịt vào việc bảo vệ chế độ đó. Ln động viên tồn thể nhân dân tham gia xây dựng và củng cố nền quốc phòng và an ninh vững
mạnh. Điều này đã được chứng tỏ qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Hiện nay trong điều kiện xây dựng hịa bình, nhân dân ta càng phải nêu cao cảnh giác, tham gia một cách tự giác vào công cuộc giữ gìn hịa bình, phát triển quan hệ hữu nghị với các dân tộc. Nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân đòi hỏi mỗi người dân phải thi hành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình một cách tự giác, tự nguyện.
Hiến pháp năm 2013 quy định: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của tồn dân. Do đó, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân có trách nhiệm làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định. Việc thực hiện chính sách quốc phịng và an ninh quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào công tác của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và người có trách nhiệm cũng như mọi công dân.
Trước hết, phải phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân, giáo dục quốc phịng và an ninh cho tồn dân; xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh; bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phịng, an ninh; thực hiện chính sách hậu phương qn đội; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc.
Mỗi công dân phải trung thành với Tổ quốc, không được phản bội Tổ quốc; phải coi bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân; phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phịng tồn dân, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia.
Chương 8