KHÁI NIỆM QUỐC TỊCH Định nghĩa

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 59 - 60)

- Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầ uý dân: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức

1. KHÁI NIỆM QUỐC TỊCH Định nghĩa

1.1. Định nghĩa

Quốc tịch là một chế định cơ bản của Luật Hiến pháp về địa vị pháp lý của công dân, là tiền đề pháp lý bắt buộc để một cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của một nhà nước. Nói đến quốc tịch là nói đến tư cách cơng dân của một nhà nước độc lập, có chủ quyền. Nội dung quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý - chính trị giữa một cá nhân cụ thể với một chính quyền nhà nước nhất định. Quốc tịch thể hiện mối quan hệ có tính ổn định rất cao, bền vững về mặt thời gian. Mối quan hệ không dễ dàng bị thay đổi, mà chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt với những điều kiện hết sức khắt khe. Mối quan hệ này không bị giới hạn về mặt không gian. Khi đã là cơng dân của một nhà nước, người đó phải chịu sự chi phối và tác động mọi mặt bởi chính quyền nhà nước dù người đó ở bất kỳ nơi nào trong nước hay ngoài nước.

Từ sự phân tích trên chúng ta đưa ra một định nghĩa về quốc tịch như sau: Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý - chính trị, có tính chất lâu dài, bền

vững, ổn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn về mặt không gian giữa một cá nhân cụ thể với một chính quyền nhà nước nhất định.

1.2. Cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của quốc tịch

Sự ra đời và tồn tại của nhà nước quyết định sự ra đời và tồn tại của quốc tịch. Khi một chính quyền nhà nước được thành lập sẽ làm xuất hiện mối quan hệ pháp lý - chính trị giữa chính quyền nhà nước và cá nhân đang sống trên lãnh thổ của nhà nước đó. Mối quan hệ pháp lý - chính trị này xuất hiện hồn tồn mang tính khách quan và nó sẽ biến mất khi nhà nước biến mất.

1.3. Quốc tịch với vấn đề quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Để xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trước hết

của một cá nhân mới có thể xác định được rõ ràng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơng dân của họ, bởi vì khơng phải bất kỳ ai sống trên lãnh thổ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam 1: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)