32 Tự trạ nả quyết v làm nn dâ nn oạt nH n quuyển dịơ ấu k n tế n n np, n n t n t eo n công
3.1.2.1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng giá trị cao và phát triển bền vững nhằm giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho
cao và phát triển bền vững nhằm giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho nông dân ngoại thành Hà Nội
Q trình ĐTH gắn với CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thôn vùng ngoại thành Hà Nội tất yếu kéo theo sự phát triển mạnh mẽ các ngành nghề ở nhiều
vùng ngoại thành, đặc biệt các vùng ven đô, ven các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu du lịch… Việc phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, khôi phục làng nghề truyền thống, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ nông thôn, ưu tiên công nghiệp, dịch vụ phát triển nông nghiệp hoặc thu hút nhiều lao động… đã tạo ra nhiều việc làm mới, việc làm thường xuyên cho nông dân, làm tăng thêm cơ hội GQVL và tăng thu nhập cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho nơng dân ngoại thành Hà Nội.
Thành phố Hà Nội đã tập trung GQVL trong lĩnh vực công nghiệp, d ch
v . Hiện nay, vùng nông thôn ngoại thành, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng
CNH, HĐH. Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chiếm 29,5%; thương mại, dịch vụ là 29,35%; nơng nghiệp cịn 29,53%. Lao động nông thôn cũng biến động theo hướng chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp ra khỏi khu vực nông thôn, một bộ phận chuyển dịch sang các hoạt động phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ trong nông thôn. Trong cơ cấu lao động nông thôn ngoại thành, lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp xây dựng chiếm 25%; lao động dịch vụ thương mại chiếm 17%; lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nông thôn là 58% [190].
Trong giai đoạn hiện nay, GQVL của nông dân ngoại thành Hà Nội đã có sự thay đổi lớn cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (54%), công nghiệp và xây dựng (41,5%), giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp 4,5%; theo đó, việc làm của người lao động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp đô thị tăng, trong nơng nghiệp, nơng thơn giảm. Số lao động có việc làm trong lĩnh vực dịch vụ là 1.994.887 người; trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 1.005.788 người; lĩnh vực nông, lâm thủy sản là 746.175 người [190]. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư cho cơng nghiệp đã hình thành trên địa bàn các huyện như Gia Lâm, Đơng Anh, Sóc Sơn… Nhiều khu cơng nghiệp, khu chế xuất, cụm cơng nghiệp, làng nghề; doanh nghiệp có vốn FDI thu hút hàng trăm lao động trong lĩnh vực điện tử, chế tạo và lắp ráp ô tô, các ngành chế biến nông, lâm sản… vào làm việc, trong đó có một bộ phận nông dân ngoại thành. Đồng thời, nông dân cũng
tạo được việc làm mới trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. Lao động công nghiệp không ngừng gia tăng trong nhiều năm qua, thể hiện rõ sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tác động làm thay đổi cơ cấu lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng tích cực. Tính đến năm 2015, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 100.739 cơ sở. Tổng lao động công nghiệp trên địa bàn là 733.212 người; số lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như sản xuất chế biến thực phẩm đồ uống, thuốc lá, trang phục, giấy, than…là 693.297 người. Doanh thu từ thương nghiệp, dịch vụ năm 2015 là 1.883.920 tỷ đồng [190, tr.351].
Theo số liệu điều tra của tác giả, tỷ lệ nông dân tham gia lao động trong lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản là 5%; công nghiệp là 15,6%; Dịch vụ, buôn bán 15% (Bảng 10, Phụ lục 2).
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo nhiều việc làm và điều kiện để GQVL cho nông dân ngoại thành trong các ngành nghề dịch vụ khu vực tư nhân, khu vực kinh tế gia đình, kinh tế hộ… xuất hiện nhiều việc làm mới. Ước tính trong nơng thơn có hàng chục vạn lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngành nghề, dịch vụ. Tại các khu vực đơ thị có hàng vạn lao động nhập cư làm việc theo thời vụ và bán thời vụ khơng đăng ký kinh doanh chính thức, ngành nghề ổn định hoặc bất ổn định. Đây là khu vực kinh tế quan trọng góp phần GQVL và tăng thu nhập cho nơng dân ngoại thành Hà Nội trong q trình ĐTH, song đồng thời, nếu quản lý khơng tốt thì nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro từ vấn đề việc làm mang lại, hoặc tiềm tàng những bất ổn xã hội, tệ nạn xã hội phát triển, kể cả những bất ổn chính trị - xã hội mà luận án sẽ làm rõ hơn ở những phần sau.
Thành phố đã đẩy mạnh GQVL trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Sự
chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng tạo việc làm mới phong phú, đa dạng hơn và tạo ra nhiều cơ hội cho người nơng dân ngoại thành Hà Nội có thể lựa chọn để GQVL. Hơn nữa, dưới tác động của ĐTH và cơng nghiệp hóa của thủ đơ, việc làm của một bộ phận nơng dân ngoại thành có sự thay đổi đáng kể do được đào tạo hướng nghiệp, có kiến thức, trình độ tay nghề đáp ứng yêu CNH, HĐH. Sự phát triển của các khu công nghiệp,
khu chế xuất làm xuất hiện việc làm trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất; việc làm trong sản xuất chế biến thực phẩm như bia, rượu, nước giải khát, mì ăn liền, bún, bánh k o, thức ăn gia súc; việc làm trong sản xuất sản phẩm cơ khí như kéo thép, sản xuất gia cơng, các sản phẩm cơ khí phục vụ nơng nghiệp, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị giao thông; việc làm trong sản xuất hàng tiêu dùng, hóa chất, vật tư nơng nghiệp như may mặc xuất khẩu, giầy xuất khẩu, kính xây dựng, sơ chế cao su, nhựa tái sinh, sản xuất phân bón; việc làm trong lĩnh vực chế biến lâm sản như sản xuất hàng mộc gia dụng xuất khẩu, gỗ ván ép, sản xuất mây tre đan thủ công mỹ nghệ; việc làm trong lĩnh vực sản xuất đồ điện, lắp ráp điện tử, thiết bị điện... Một bộ phận không nhỏ nông dân ngoại thành Hà Nội dưới tác động của ĐTH, đã được hút vào làm việc trong các lĩnh vực mới này.
Với một bộ phận nông dân trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, việc làm của họ có đặc thù, họ đóng vai kép: vừa sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất tiểu thủ công nghiệp, là người lao động thủ công, lao động chân tay kết hợp với sự sáng tạo và kỹ năng tinh xảo. Với đặc thù này, chi phí về cơng lao động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản phẩm (25% - 40%), cụ thể: nghề thêu ren là 62%, mây tre đan là 70%. Việc làm của nông dân trong lĩnh vực này gắn với hộ gia đình, quy mơ nhỏ. Các hộ gia đình có khoảng 3-4 lao động thường xun và 8-10 lao động thời vụ. Tỷ lệ số hộ cơ sở có sử dụng nhiều lao động trình độ thấp: trên 10 lao động chiếm 2%, trên 50 lao động chiếm 9%, trên 100 lao động chiếm 5% [190, tr.350].
Giải quyết việc làm trong lĩnh vực trồng trọt được t ng cường. Trong nội ngành nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành có sự chuyển dịch, giảm trồng trọt: 41,9%, tăng chăn nuôi 47,22% và dịch vụ: 3,27%; lâm nghiệp 0,2%
[220, tr.109]. Mặc dù tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm không đáng kể nhưng
chất lượng và hiệu quả trong việc làm của nơng dân tăng. Nghề chính/ việc làm của nơng dân được hỏi trong lĩnh vực trồng trọt chiếm tỷ lệ 31,8%; chăn nuôi 12,8% (Bảng 10, Phụ lục 2). Sự thay đổi trong hoạt động sản xuất gắn với ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị cao như sản
xuất lúa chất lượng cao, trồng rau sạch an toàn, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản, chăn nuôi trọng điểm theo hướng sản xuất hàng hóa…
Trong cơ cấu kinh tế nơng nghiệp có sự chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn ni, trong trồng trọt có sự chuyển hướng sang trồng lúa chất lượng cao, trồng cây ăn trái, trồng hoa... Chủ trương dồn điền, đổi thửa đã đem lại tín hiệu tươi sáng cho nông nghiệp tạo cơ hội GQVL của nông dân ngoại thành. Đến nay toàn thành phố đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được 76.540 ha, đạt 100,34%; giảm số ô thửa của mỗi hộ từ 7-39 ơ xuống cịn 1-2 ơ như ở Sóc Sơn, Chương Mỹ [220, tr.130]. Dồn điền đổi thửa là khâu đột phá trong lĩnh vực nơng nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất của nông dân. Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, sau dồn điền đổi thửa, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đưa công nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất, đạt được những kết quả đáng khích lệ: bước đầu đã hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nơng sản, thực phẩm tập trung như: Lúa chất lượng cao, rau an tồn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, chăn ni xa khu dân cư, nuôi trồng thủy sản. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã được thành phố quan tâm đầu tư, góp phần tăng trưởng trong nơng nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Các huyện ngoại thành đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni được hơn 62.000 ha, trong đó chuyển đổi sang diện tích trồng lúa chất lượng cao hơn 32.000 ha; rau an toàn hơn 4.200 ha, cây ăn quả hơn 6.700 ha; hơn 1.830 ha trồng hoa cây cảnh, gần 3.500 ha khu chăn nuôi xa khu dân cư [220, tr.132].
Hà Nội phát triển vùng lúa chất lượng cao giai đoạn 2010 - 2015. Đến thời điểm năm 2014, có 63 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mơ 6.971 ha triển khai trên địa bàn nhiều huyện, với tổng số 33.120 hộ nông dân tham gia sản xuất tập trung ở các huyện có địa hình thấp như Thanh Oai (3.985 ha), Phú Xuyên (2.900 ha), Ứng Hòa (2.535 ha), Chương Mỹ (2.370 ha). Sau 4 năm tổng diện tích trồng lúa chất lượng cao tồn thành phố đạt 18.670 ha [220, tr.195]. Giai đoạn 2010 - 2013, hiệu quả kinh tế từ mơ hình này đem lại cho người dân 466.236 tỷ đồng với mức tăng bình quân là 220% năm. Với hiệu quả kinh tế cao như vậy nên sau khi triển khai mơ hình, nhiều xã đã mở rộng diện
tích trồng lúa chất lượng cao từ 30-40% lên 70-80% so với diện tích trồng lúa theo giống cũ, tạo cơ sở hình thành các mơ hình cánh đồng mẫu lớn, thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật. Một số huyện tiêu biểu như Phúc Thọ với giống lúa thơm số 1; Thanh Oai, Thường Tín với giống bắc thơm số 7. Khơi phục và phát triển giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng tại xã Tân Hưng, Bắc Phú (Sóc Sơn), xã Tam Hưng (Thanh Oai)… [220, tr.194].
Nhờ vậy, tỷ lệ lao động có việc làm tăng nhanh qua các năm, từ năm 2010 là 8,9 nghìn người đến năm 2013 là 56,7 nghìn người. Bình quân giai đoạn 2010 đến 2013 số lượng lao động có việc làm trong lĩnh vực sản xuất lúa chất lượng cao là 97,3%. Về cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất lúa chất lượng cao trong tổng số lao động của khu vực ngoại thành cũng có sự gia tăng từ 0,3% năm 2010 đến 2,1% năm 2013. Bốn năm triển khai mơ hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, tạo thêm nhiều ngành nghề mới và việc làm cho 68.500 lao động [210, tr.15].
Sản xuất hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản được xem là mũi nhọn qua triển khai Đề án phát triển sản xuất các loại hoa, cây cảnh giai đoạn 2012-2016. Năm 2016 diện tích hoa, cây cảnh của Hà Nội khoảng 2.165 ha, tập trung vào một số loại hoa mang lại giá trị kinh tế cao như hoa hồng, hoa ly, hoa lan, hoa đào, thược dược, loa kèn, đồng tiền… trên địa bàn các huyện Từ Liêm, Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín…
Thành phố đào tạo chuyên sâu 6 lớp cho 120 cán bộ kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật tại 138 lớp về trồng một số loại hoa chính cho 6.900 lượt nơng dân; xây dựng mơ hình hoa hồng chất lượng trên diện tích 12 ha; hỗ trợ sản xuất 5 ha hoa hồng chuyên canh, mở rộng diện tích trồng hoa ly lên 80ha… Trung bình hàng năm cung ứng cho thị trường khoảng 1.000 - 11.000 triệu cành hoa; 0,8-1,0 triệu chậu hoa và 1-1.2 triệu cây cảnh các loại. Trên địa bàn Hà Nội xuất hiện một số công ty tư nhân đang hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoa như Công ty TNHH Trường Xn, Cơng ty TNHH Anh Trí, Cơng ty hoa Nhiệt đới, Cơng ty hoa Linh Dương. Một số huyện hình thành cơ sở đầu mối chuyên sản xuất và tiêu thụ hoa.
Cây ăn quả đặc sản có khoảng hơn 17.000 ha, chiếm gần 10% diện tích đất nơng nghiệp tập trung ở các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, thị xã Sơn Tây với hơn 10 loại cây đem lại giá trị kinh tế cao như bưởi, chuối nhãn, vải, cam, quýt. Đặc biệt, 4 nhóm cây ăn quả được thành phố lựa chọn sản xuất cây ăn quả đặc sản gồm bưởi Diễn, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng, cam Canh tại các vùng đồi gị ven sơng Đáy, sơng Hồng, sơng Đuống… Năm 2016, nhãn chín muộn Hà Nội được phép cấp mã vùng sẽ thực hành chiếu xạ xuất sang thị trường Nhật Bản, Malaysia. Tổ chức tập huấn 137 lớp cho 10.960 nông dân.
Thành phố phát triển sản xuất rau an toàn phân bố ở 22 quận huyện với trên 40 chủng loại rau. Tính đến tháng 12/2013, tổng diện tích rau được cấp giấy chứng nhận sử dụng rau an tồn là 4.500 ha, chiếm 37% diện tích rau tồn thành phố và 75% diện tích sản xuất rau an tồn vùng chun canh tập trung, cung ứng khoảng 295.000 tấn/năm; giá trị sản xuất rau đạt 300-500 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 1.200 ha đạt 1 tỷ đồng/ha/năm. Thành phố phối hợp 15 doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả an tồn với sản lượng tiêu thụ đạt từ 500-700 kg/ngày; có 25 hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an tồn với sản lượng bình qn 200-300kg/HTX/ngày [220, tr.127]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với công ty Viêtxan xây dựng và vận hành sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn kết nối người sản xuất và tiêu dùng với các hoạt động như hỗ trợ quảng bá, tiếp thị, xây dựng thương hiệu… Sau hơn 1 năm hoạt động, sàn giao dịch có hàng vạn lượt người thăm và tìm hiểu qua Website:
www.sanbanbuon.vn; có hàng trăm cửa hàng bán l , siêu thị liên hệ với sàn để
tìm hiểu thơng tin tiêu thụ rau an tồn với các hợp tác xã sản xuất rau an tồn.
Giải quyết việc làm thơng qua thay đổi cơ cấu ngành ch n nuôi. Thành phố Hà Nội đã hình thành vùng chăn ni tập trung qui mơ lớn ngồi khu dân cư. Đến nay đã phát triển được 76 xã chăn nuôi trọng điểm, bao gồm 15 xã chăn ni bị sữa, 19 xã chăn ni bị thịt, 13 xã chăn nuôi lợn, 29 xã chăn nuôi gia cầm và 3.232 trại chăn nuôi qui mô lớn ngồi khu dân cư. Hình thành và phát
triển 7 vùng chăn ni gà với 975 hộ chăn nuôi, 2 vùng chăn nuôi vịt quy mơ lớn tại huyện Ứng Hịa và Phú Xuyên với 305 hộ chăn nuôi [220, tr.130].
Để tạo nguồn thực phẩm an toàn, giảm bớt các khâu trung gian, nâng cao hiệu quả chăn nuôi tạo việc làm bền vững cho nông dân, Thành phố Hà Nội chú trọng phát triển được 17 chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm với 3.429 thành viên tham gia, 30 điểm giao dịch..., điển hình như các chuỗi liên kết chăn ni - tiêu thụ trứng gà Tiên Viên; chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ thịt lợn của trang trại Bảo Châu (Sóc Sơn), chuỗi gà mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, trứng vịt Liên Châu, v.v...
Các chương trình, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững đã thu hút ngày càng nhiều số lao động trong độ tuổi của khu vực