TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 TRONG 3 NĂM QUA 2.1.2.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
a. Môi trường vĩ mô
+ Môi trường tự nhiên
Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, với bờ biển dài 3.260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000km và vùng đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.
Nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, có trên 2000 loài cá, trong đó có 130 loài có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh cá biển còn có nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng khai thác cho phép là 50-60 ngàn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ. Khoảng 2000 loài động vật thân mềm trong đó có ý nghĩa kinh tế cao như rong câu, rong mơ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại đặc sản như bào ngư, đồi mồi, chim biển, trai ngọc.
Khánh Hòa là một tỉnh ở ven tỉnh miền Nam Trung Bộ, có chiều dài bờ biển khoảng 385km, tổng diện tích mặt nước khai thác có hiệu quả khoảng 2 triệu ha.
Theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu biển và nguồn lợi thuỷ sản thuộc Bộ thuỷ sản thì tỉnh Khánh Hoà có trữ lượng 90.000-150.000 tấn. Khánh Hòa hiện có hơn 10.100 tàu đánh bắt thủy sản, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt từ 65.000 - 70.000 tấn.
Đây chính là điều kiện thuận lợi cho Công Ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods - F17 phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vì có tới 20% nguồn nguyên liệu của Công ty là thu mua tại Tỉnh nhà.
+ Môi trường xã hội
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn gắn chặt và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như: Thu nhập bình quân, thị hiếu tiêu dùng, lực lượng lao động, cơ cấu dân số…
Mức sống của người dân trên thế giới ngày một gia tăng, đặc biệt là các nước phát triển. Nhu cầu hưởng thụ và chăm sóc sức khỏe ngày càng được đòi hỏi nhiều. Mặt khác, theo dự đoán của quỹ dân số thế giới (UNFPA) dân số thế giới sẽ là 9 tỷ người vào năm 2050. Dân số thế giới tăng nhanh sẽ kéo theo nhu cầu về lương thực và thực phẩm cũng gia tăng đáng kể, nhất là các sản phẩm thuỷ sản.
Sự gia tăng dân số mạnh mẽ cộng với nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản ngày càng cao của các thị trường trong và ngoài nước nhất là thị trường Mỹ, là cơ hội để ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Công Ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods - F17 nói riêng có nhiều điều kiện để phát triển xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường nước ngoài.
+ Môi trường kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của chính phủ. Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 7,2%, mức cao thứ ba trong các nước Châu á, sang Trung Quốc, Ấn Độ. Mức tăng trưởng cao hơn 2010.
Hiện nay, ngành thủy sản đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011 đạt 6,1 tỉ USD tăng gấp 3 lần so với năm 2002. Thủy sản là một trong những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Khi mức sống cao thì nhu cầu về các mặt hàng thủy sản lại tăng lên. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và đa dạng, đã đặt ra cho một doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.
+ Môi trường chính trị pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của Công ty và theo các hướng khác nhau. Tình hình chính trị nước ta trong thời gian qua khá ổn định là điều kiện tốt để khách hàng từ các nước trên
thế giới tin tưởng, yên tâm đặt quan hệ mua bán và đầu tư vào Việt Nam, từ đó tạo được nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng.
Hiện nay, Nhà nuớc đang có chính sách ưu tiên phát triển ngành thủy sản với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Nhà nước quan tâm xây dựng đầu tư hàng loạt các chương trình để tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Điều này rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành thủy sản nói chung và Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 nói riêng
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là luật về xuất nhập khẩu. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp khi tiến hành xuất nhập khẩu, đó cũng là một lý do khiến chúng ta thua các vụ kiện trên thế giới và đặc biệt ở Mỹ. Trong luật chưa có quy định về chất kháng sinh không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, các hộ nuôi thủy sản đa số theo kiểu bán thâm canh, sử dụng thức ăn trong tự nhiên nhằm giảm chi phí, và việc phòng chống bệnh chưa đúng kỹ thuật nên năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo, hiện tượng dư kháng sinh trong thủy sản cũng như tôm nguyên liệu là phổ biến. Do vậy nó ảnh hưởng xấu đến chất lượng của nguyên liệu thu mua của công ty, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đó cũng là nguyên nhân của nhiều lô hàng nước ta khi xuất khẩu sang nước EU bị trả về.
Chính phủ đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp luật cho ngành kinh tế thủy sản một cách toàn diện để phù hợp với các thông lệ quốc tế.Ngoài ra, Nhà nước còn đẩy mạnh cải tiến thủ tục xuất khẩu đơn giản, điều chỉnh thuế cho phù hợp.
Nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ, Nhà nước đã ban hành luật giảm thuế cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Đây là một thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp thủy sản vì lao động nữ chiếm đa số trong các doanh nghiệp này.
b.Môi trường vi mô + Khách hàng
Trong thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, điều quan trọng nhất là phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm được sản xuất dựa vào khách hàng, hướng tới khách hàng để đưa ra sản phẩm đáp ứng tối đa nhu
cầu của họ. Nhu cầu khách hàng rất đa dạng, họ không những chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm, bao bì, kiểu dáng, giá cả mà còn cả uy tín hay nói cách khác là thương hiệu của công ty trên thị trường. Hiện nay, cái tên Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 là thương hiệu không chỉ được người tiêu dùng trong nước biết đến mà còn được sự quan tâm đặc biệt của bạn hàng quốc tế. “Đến với Nha Trang Seafoods - F17 là đến với niềm vui và lợi nhuận”.
Khách hàng chính của công ty là thị trường Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc, và một số thị trường khác. Đặc biệt Công ty có mối làm ăn lâu dài với thị trường Mỹ hơn 10 năm, có thể nói nhu cầu, thói quen cũng như văn hóa trong tiêu dùng của thị trường này được công ty nắm khá tốt.
Từ bảng 2.1 ta thấy thị trường Mỹ chiếm ưu thế hơn trong tiêu thụ hàng hóa. Năm 2009 thị trường này chiếm 77,05% tổng sản lượng xuất khẩu, sang năm 2011 giảm xuống còn 62,37% sang năm 2011 tăng lên 71,24% và Mỹ luôn là thị trường đứng đầu về tiêu thụ của công ty. Bên cạnh đó thị trường Hàn Quốc nắm giữ vị trí thứ hai sau Mỹ với sản lượng xuất khẩu tăng lên qua các năm. Tiếp đến là thị trường EU, Nhật Bản và các thị trường khác.
4
3
Bảng 2.1 – Tình hình xuất khẩu thủy sản qua các thị trường trong 3 năm 2009 – 2010 - 2011
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị
Thị trường
Kg Tỷ lệ USD Tỷ lệ Kg Tỷ lệ USD Tỷ lệ Kg Tỷ lệ USD Tỷ lệ
Mỹ 6.401.117,09 77,33 33.673.709,55 77,05 4.737.247,22 58,52 30.610.189,5 62,37 5.916.733,04 67,78 49.757.284,33 71,24 Nhật 261.825,20 3,16 1.254.534,49 2,87 150.886,64 1,86 769.615,77 1,57 76.870 0,88 447.736 0,64 EU 741.878,80 8,96 3.931.457,53 9,00 1.545.710,00 19,10 8.125.908,06 15,56 669.376 7,67 4.757.980,05 6,81 Hàn quốc 825.939,40 9,98 4.557.118,81 10,43 1.239.937,70 15,32 6.753.079,47 13,76 1.582.076,1 18,12 10.785.672,7 15,44 Thị trường khác 47.160,00 0,57 288.439,20 0,66 420.730 5,2 2.820.047 5,75 484.455 5,55 4.092.408,5 5,87 Tổng 8.277.920,49 100 43.705.259,58 100 8.094.511,56 100 49.078.866,80 100 8.729.510,14 100 69.841.081,58 100 (Nguồn: PhòngKD – XNK)
+ Nhà cung cấp
Hiện nay, Công ty chủ yếu thu mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp bên ngoài. Thị trường thu mua của Công ty không chỉ ở Khánh Hòa mà còn ở các tình Miền Bắc và Miền Tây như Kiên Giang, Cà Mau, Huế…Điều này gây khó khăn cho Công ty trong vấn đề mua bán cũng như vận chuyển, bảo quản nguyên liệu. Nhà cung cấp gây áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán hoặc giảm chất lượng nguyên liệu. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh như ngày nay thì việc thu mua nguyên liệu thủy sản của Công ty mang tính cạnh tranh khốc liệt, nó phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau nhưng nhìn chung thì số lượng và giá cả thu mua nguyên liệu của Công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của Cung- Cầu nguyên liệu trên thị trường.
Thực tế hiện nay nguồn nguyên liệu thủy sản đang ngày một khan hiếm trong khi nhu cầu về thực phẩm thủy sản lại khá cao. Điều này đã gây không ít khó khăn cho công ty trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt đồng thời các nhà cung cấp cũng sẽ gây áp lực về giá cả đối với công ty.
+ Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia ngày càng mở rộng thì sự cạnh tranh giữa các đối thủ của các quốc gia ngày càng gay gắt. Đối với công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 sự cạnh tranh không chỉ diễn ra trong toàn lãnh thổ Việt Nam mà còn cả trên thương trường quốc tế. Thực tế công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh từ khâu thu mua nguyên liệu, tiêu thụ trong và ngoài nước.
Xem bảng 2.2: Bảng so sánh về kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 so với top 10 Công ty xuất khẩu lớn nhất, uy tín nhất cả nước năm 2011. Nhận xét như sau:
Hiện nay cả nước có trên 300 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Trong đó có 10 doanh nghiệp được vinh danh là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín nhất, kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Trong đó có công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17. Điều này cho thấy Công ty hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn này.
Ngoài các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ trên, trong địa bàn tỉnh Công ty cũng phải đối đầu với các doanh nghiệp khác. Ví dụ điển hình như với Công ty cổ phần hải sản Nha Trang (Nha Trang FISCO), Công ty xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (KHASPEXCO).
Trên địa bàn Tỉnh, Nha Trang Seafoods - F17 được mệnh danh là con chim đầu đàn trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản. Luôn đứng đầu trong sản lượng cũng như kimngạch xuất khẩu. Tuy nhiên luôn tiềm ẩn khả năng cạnh tranh từ các đối thủ này. Vì vậy để phát triển lâu dài đòi hỏi Công ty luôn nỗ lực không ngừng, luôn xem xét cũng như tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Bảng 2.2 – Bảng so sánh về kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 với top 10 Công ty xuất khẩu lớn, uy tín nhất cả nước năm 2011. TT Tên công ty Mã chứng khoán Giá trị XK (triệu USD) Tỷ trọng toàn ngành (%)
1 CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
(Minh Phu Seafood Corp) MPC 279,95 14,33
2 Công ty Quốc Việt 82,57 4,23
3 CTCP Thủy Sản Sóc Trăng (Stapimex) 80,90 4,14 4 CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) FMC 68,04 3,48
5 Công ty TNHH Phương Nam 63,81 3,67
6 CTCP Thủy sản Minh Hải (Sea Minh Hai) 58,93 3,02 7 Công ty CP Nha Trang Seafoods - F17 55,46 2,84 8 Công Ty CP Chế Biến Thuỷ Sản Út Xi
(Utxico) 53,44 2,74
9 CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ
sản Cà Mau (Camimex Corp.) CMX 51,51 2,64 10 CTCP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà
Mau (Cases) 49,96 2,56
+ Áp lực của sản phẩm thay thế
Người tiêu dùng ngày càng thích dùng sản phẩm thủy sản thay thế cho thịt động vật bởi thuộc tính ưu việt của nó như: Giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất dễ hấp thụ và cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc làm nhu cầu về mặt hàng thủy sản tăng mạnh. Do đó, áp lực cạnh tranh sản phẩm thay thế đối với doanh nghiệp thủy sản cũng như Công ty không cao.
2.1.2.2. Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp a. Tình hình vốn a. Tình hình vốn
Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu được nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào có nhiều vốn cũng sử dụng hiệu quả, chỉ có những doanh nghiệp biết cách quản lý sử dụng vốn một cách tốt nhất mới mang lại hiệu quả cao. Có vốn, doanh nghiệp có thể nâng cao sức cạnh tranh bằng cách đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nguồn lực… đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Bảng 2.3 - Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2009 – 2010 – 2011
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chỉ tiêu Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Vốn cổ phần 195.326 39,06 230.916 53,50 295.538 54,76 Nguồn vốn KD 195.326 39,06 230.916 53,50 295.538 54,76
Nguồn kinh phí và quỹ khác - 0 - 0 - 0
Nợ phải trả 304.779 60,94 200.693 46,50 244.190 45,24
Nợ ngắn hạn 294.483 58,88 199.923 46,32 243.613 45,14
Nợ dài hạn 10.296 2,06 770 0,18 577 0,10
Tổng nguồn vốn 500.105 100 431.609 100 539.728 100
Qua số liệu ở bảng 2.3 ta có nhận định chung là nguồn vốn của công ty giảm vào năm 2010 và tăng trở lại vào năm 2011. Cụ thể như sau:
Năm 2009, tổng nguồn vốn là 500.105 triệu đồng với tỷ trọng nợ phải trả chiếm 60,94% và vốn cổ phần chỉ chiếm 39,06%. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiểm ưu thế gần như tuyệt đối với tỷ trọng là 58,88% tổng nguồn vốn. Như thế ta có thể thấy được ưu thế của nợ trong tổng nguồn vốn mà đặc biệt là nợ ngắn hạn là gần như tuyệt đối so với các nguồn vốn còn lại hình thành nên tổng nguồn vốn của công ty.
Năm 2010, tổng nguồn vốn giảm đi còn 431.609 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là trong năm công ty đã giảm khá nhiều các khoản nợ với tổng nợ giảm hơn 100.000 triệu đồng, trong khi vốn cổ phần cũng tăng them hơn 35.000 triệu đồng, sự biến động này có thể là do công ty đã tăng cường đầu tư bằng vốn cổ phần.
Năm 2011, tổng nguồn vốn lại tăng trở lại là 539.728 triệu đồng, nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm 2011 cả nợ phải trả và vốn cổ phần đều tăng lên với giá trị tương ứng là 244.190 triệu đồng và 295.538 triệu đồng. Tuy cả nợ và vốn cổ phần đều gia tăng nhưng tỷ lệ không đều nhau nên có sự thay đổi trong cấu trúc vốn của công ty với tỷ trọng vốn cổ phần đã tăng lên 54,76% còn nợ phải trả tăng lên 45,24%.
Qua 3 năm 2009 – 2011 mặc dù nguồn vốn có nhiều thay đổi tăng giảm, các thành phần cấu thành cũng biến động nhưng tỷ trọng nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng tương đối. Tuy nhiên điều đáng nói là nó có xu hướng giảm trong 3 năm, tỷ trọng