Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009 –

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng sản phẩm tôm đông lạnh tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 68 - 126)

Qua bảng 2.8 – Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2009 – 2011. Có thể đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm như sau:

Tổng doanh thu của công ty có xu hướng tăng qua các năm, năm 2010 tăng lên tới 136.158 triệu đồng, tương đương tăng 16,02% so với năm 2009. Đến năm 2011 tổng doanh thu lại tiếp tục tăng lên 541.423 triệu đồng tương ứng 54,90% so với năm 2010. Có được kết quả này là do năm 2010 sản lượng xuất khẩu của công ty tăng lên, điều này chứng tỏ công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc thâm nhập thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Sự tăng lên của doanh thu năm 2011 là do giá xuất

khẩu bình quân của các mặt hàng tăng cộng với sản lượng xuất khẩu cũng tăng làm cho doanh thu năm này tăng mạnh.

Lợi nhuận gộp trong hai năm 2010 và 2011 có nhiều biến động. Năm 2010 lợi nhuận gộp giảm 45,278 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 24,29% so với năm 2009. Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận là do giá vốn hàng bán tăng cao, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Giá vốn hàng bán tăng hay nói cách khác là chi phí để sản xuất sản phẩm tăng do năm 2010 là một năm tương đối khó khăn, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, khả năng tiêu thụ giảm, khó khăn trong việc tiếp cận vốn…đã đẩy giá vốn hàng bán tăng cao, sản lượng tiêu thụ giảm nhưng nhìn vào con số lợi nhuận gộp để so sanh với sự biến động của nền kinh tế, sự khó khăn trong giai đoạn này thì con số này chưa hẳn là thấp, vẫn thể hiện được nỗ lực của công ty trong việc duy trì xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới. Do đó sang năm 2011 lợi nhuận gộp tăng 69,942 triệu đồng tương ứng tăng 49,57% so với năm 2010. Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2010 giảm 67,447 triệu đồng tương ứng giảm 54,90% so với năm 2009. Nguyên nhân là do lãi suất ngân hàng tăng cao, lên tới 17-18%/năm do chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ bằng cách tăng lãi suất ngân hàng nhằm khống chế tăng trưởng tín dụng, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm chính vì vậy trong năm 2010 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 60,252 triệu đồng tương ứng giảm 53,58% so với năm 2009. Năm 2011 trái ngược với năm 2010, lợi nhuận trước thuế của năm 2011 tăng 62,614 triệu đồng tương ứng tăng 112,99% so với năm 2010 do sự kích thích tăng trưởng của nền kinh tế. Đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhà nước không ngừng hỗ trợ về lãi suất chính vì vậy trong năm 2011 công ty F17 đã tận dụng cơ hội này mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 53,850 triệu đồng tương ứng tăng 103,16% so với năm 2010.

6

0

Bảng 2.8 - Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 – 2010 - 2011

ĐVT: Triệu đồng

NĂM Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010

TT CHỈ TIÊU

2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền %

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 850.008 986.166 1.527.589 136.158 16,02 541.423 54,90 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2.409 2.443 1.096 34 1,41 -1.347 -55,14 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 847.599 983.723 1.526.493 136.124 16,06 542.770 55,18 4 Giá vốn hàng bán 661.224 842.626 1.315.454 181.402 27,43 472.828 56,11 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 186.375 141.097 211.039 -45.278 -24,29 69.942 49,57 6 Doanh thu hoạt động tài chính 13.650 20.905 30.174 7.255 53,15 9.269 44,34 7 Chi phí tài chính 16.683 16.385 22.450 -298 -1,79 6.065 37,02 Trong đó:Chi phí lãi vay 16.683 16.385 22.450 -298 -1,79 6.065 37,02

8 Chi phí bán hàng 54.220 71.675 72.192 17.455 32,19 517 0,72

9 Chi phí quản lý DN 16.623 18.672 27.085 2.049 12,33 8.413 45,06 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 112.499 55.270 119.486 -57.229 -50,87 64.216 116,19

11 Thu nhập khác 10.641 953 1.147 -9.688 -91,04 194 20,36

12 Chi phí khác 278 808 2.604 530 190,65 1.796 222,28

13 Lợi nhuận khác 10.363 145 -1.457 -10.218 -98,60 -1.602 -1104,83 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 122.862 55.415 118.029 -67.447 -54,90 62.614 112,99 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 10.408 3.213 11.977 -7.195 -69,13 8.764 272,77 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 112.454 52.202 106.052 -60.252 -53,58 53.850 103,16

Nhìn chung: Trong giai đoạn 2009- 2010 - 2011 nền kinh tế đang trong giai đoạn khôi phục lại sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009, nền kinh tế trong nước đối đầu với tình trạng lạm phát, đẩy giá tất cả các mặt hàng tăng cao, trong đó có giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Chính vì những nguyên nhân trên đã tác động mạnh không chỉ tới các doanh nghiệp kinh doanh nói chung, mà cả các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa trong khi công ty F17 vẫn duy trì được sản xuất, vẫn mang lại lợi nhuận. Có được kết quả này là nhờ vào khả năng quản lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp biết cách gồng mình vượt qua khó khăn, duy trì mối làm ăn tốt với khách hàng, tạo uy tín với khách hàng bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hẹn, giá cả hợp lý…

Phân tích khả năng sinh lời:

Bảng 2.9 - Bảng phân tích khả năng sinh lời

Chỉ tiêu ĐVT Ký hiệu Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011

Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1 112.454 52.202 106.052 Doanh thu thuần Tr.đ 2 847.599 983.723 1.526.493

Tổng tài sản Tr.đ 3 500.105 431.609 539.728

Vốn chủ sở hữu Tr.đ 4 195.326 230.916 295.538

Tỷ suất LNST/DT % 5=1/2 13,27 5,31 6,95

Tỷ suất LNST/tài sản(ROA) % 6=1/3 22,49 12,09 19,65

Tỷ suất LNST/vốn CSH(ROE) % 7=1/4 57,57 22,61 35,88

Nhận xét:

Qua bảng 2.9 - Bảng phân tích về khả năng sinh lời, nhìn chung giá trị của những tỷ suất đều lớn chứng tỏ công ty làm ăn có lãi cụ thể là:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu trong năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 13,27%; 5,31%; 6,95%. Có nghĩa là trong các năm đó, cứ 100 đồng doanh thu thì có tương ứng 13,27; 5,31; 6,95 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản trong các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 22,49%; 12,09%; 19,65% có nghĩa là trong các năm đó cứ 100 đồng tài sản được đầu tư để sản xuất kinh doanh thì thu lại được tương ứng là 22,49; 12,09; 19,65 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu trong các năm 2009, 2010, 2011 là 57,57%; 22,61%; 35,88% nói lên trong các năm đó cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu vào sản xuất kinh doanh thì thu được tương ứng là 57,57; 22,61; 35,88 đồng lợi nhuận sau thuế.

Nhìn chung trong 3 năm qua các tỷ số này có xu hướng giảm vào năm 2010 và tăng trở lại trong năm 2011 điều đó là do trong năm 2010 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do lạm phát trong nước tăng cao, tình hình giá thế giới biến động làm cho giá cả nhiều nguyên vật liệu tăng bất ngờ đặc biệt năm 2010 cũng là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động gây khó khăn cho công ty trong việc huy động vốn, từ những nguyên nhân này làm cho các tỷ số trên có xu hướng giảm vào năm 2010. Sang năm 2011 kinh tế ổn định trở lại, công ty mở rộng thêm quy mô sản xuất nên tình hình tài chính của công ty đã tăng trở lại.

2.1.2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản của công ty trong 3 năm 2009 – 2011

Qua bảng 2.10 – Bảng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sản phẩm thủy sản năm 2009 – 2011 dưới đây cho chúng ta cái nhìn khái quát về cơ cấu, chủng loại mặt hàng mà công ty xuất khẩu sang các thị trường trong 3 năm qua.

Trong đó mặt hàng tôm là mặt hàng chủ lực của công ty, nó có giá trị cao được ưa chuộng trên các thị trường như Mỹ, EU,… Mặt hàng tôm xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng xuất khẩu mỗi năm của công ty cụ thể năm 2009 chiếm 92,84%, năm 2010 chiếm 94,68% năm 2011 lên tới 98,14% trên tổng sản lượng các mặt hàng xuất khẩu. Qua đó có thể thấy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chủ yếu thu được từ việc xuất khẩu tôm. Đối với các mặt hàng khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 10% tổng sản lượng xuất khẩu do thị hiếu người tiêu dùng của các thị trường nhập khẩu thủy sản đa phần nghiêng về mặt hàng tôm.

Nhìn chung: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự biến động thất thường nhưng tổng giá trị xuất khẩu của công ty vẫn có sự gia tăng đáng kể nhờ sự tăng lên trong sản lượng xuất khẩu mặt hàng có giá trị cao là Tôm, luôn dẫn đầu trong sản lượng cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu. Công ty cần đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu hơn nữa để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường.

6

4

Bảng 2.10 – Bảng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sản phẩm thủy sản năm 2009 – 2010 - 2011

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Sản phẩm Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Tôm (Sú, Thẻ) 7.685,50 92,84 7.664,12 94,68 8.567,52 98,14 -21,38 -0,28 903,40 11,79 Cá 380,21 4,59 208,07 2,57 100,30 1,15 -172,14 -45,27 -107,77 -51,80 Ghẹ 97,07 1,17 41,32 0,51 42,89 0,49 -55,75 -57,43 1,57 3,80 Mực 52,94 0,64 124,00 1,53 - - 71,06 134,23 -124,00 -100 Thủy sản khác 62,19 0,75 57,00 0,70 18,80 0,22 -5,19 -8,35 -38,20 -67,02 Tổng 8.277,91 100 8.094,51 100 8.729,51 100 -183,40 -2,22 635,00 7,84 (Nguồn: P. KD – XNK)

2.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17

2.2.1. CƠ CẤU MẶT HÀNG TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY

Những năm gần đây công ty chủ yếu kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng tôm đông lạnh bao gồm tôm sú và tôm thẻ. Các sản phẩm của nó bao gồm:

+ Tôm sơ chế:

- Tôm PTO sống. - Tôm PTO sống, duỗi.

- Tôm thịt sống, tôm thịt sống xiên que. - Tôm vỏ sống.

- Tôm nguyên con. - Tôm NOBASHI sống.

+ Tôm tinh chế:

- Tôm SHUSHI, tôm PTO luộc. - Tôm PTO duỗi cuốn bánh tráng.

- Tôm PTO xẻ bướm, tẩm bột/ tôm PTO tẩm bột. - Tôm PTO luộc + sốt, đông vòng.

- Tôm thịt trụng/luộc.

- Tôm NOBASHI sống tẩm bột. - Tôm NOBASHI trụng đuôi tẩm bột.

+ HOSO: head on shell-on shrimp: tôm nguyên con (còn đầu, còn vỏ).

+ HLSO:headless shell-on: tôm bỏ đầu nhưng phần vỏ của thân và đuôi để nguyên. Thường được những nhà chế biến tôm Việt Nam gọi là tôm vỏ, Khi nghe tôm vỏ, ta phải nghĩ ngay đến hình thức chế biến của nó là con tôm đã được lặt bỏ đầu. Trong nhóm tôm vỏ ta có thể thấy thêm hai nhóm nhỏ, cũng là mặt hàng quan trọng. Đó là tôm xẻ bướm, hayButterfly-cut, và nhóm thứ hai là Easy Peel. Ở tôm xẻ bướm, công nhân cắt thân con tôm vỏ ra làm hai từ lưng, nhưng phần thịt bụng còn chừa đủ để giữ chắc phần thịt đã cắt. Sau đó tôm được mở ra như hình cánh bướm. Đối với tôm Easy Peel(chữ này có nghĩa là lột dễ), và đúng như tên

của nó, nhờ một vết cắt ở lưng từ đốt 1 đến đốt 5, việc lột vỏ những con tôm được nhanh chóng, tiện lợi hơn nhiều so với con tôm vỏ chưa cắt.

+ PTO: Peeled tail-on: Tôm lột vỏ, chừa đuôi (gồm đốt sát đuôi, gai nhọn, cánh đuôi). Tôm PTO là mặt hàng rất phổ biến tại thị trường Mỹ.

+ SUSHI: Tôm sushi chín (gốc tiếng Nhật là sushi ebi 寿司エビsushi tôm), là loại tôm hấp được chế biến theo quy cách của khách hàng Nhật. cơ bản đây là loại tôm hấp lúc còn vỏ sau đó cắt đôi ra như xẻ bướm rồi lột vỏ.

+ NOBASHI: Hay Nobashi Ebi(伸ばし海老) là tôm PTO được chế biến theo quy cách của khách hàng Nhật Bản. Nobashi ebi có nghĩa đơn giản là con tôm được bóp kéo. Trước khi bóp, người ta thực hiện một số lằn cắt ở bụng tôm hoặc hai bên hông tôm, đuôi (phần vỏ đốt cuối và các cánh đuôi) được xử lý bằng cách (tùy theo khách) cạo, chọc bằng mũi dao nhọn vào đuôi với mục đích làm dịch bên trong ráo đi, cắt hình chữ V, cắt ngang, gai nhọn có thể cắt phần nhọn, hay lột bỏ vỏ của gai, ngâm dung dịch xử lý, bao gói...Với những khác biệt khá rõ nét này, các nhà sản xuất thường xếp chúng vào một mặt hàng riêng là tôm nobashi.

Các sản phẩm chế biến từ tôm được xếp thành những nhóm hàng dựa trên tình trạng còn sống (tươi) hay chín; vào hình thức chế biến: bỏ đầu chừa vỏ, lột bỏ hết vỏ, hay lột một phần còn chừa đốt cuối và đuôi. Tôm còn được phân nhóm sản phẩm dựa trên cách chế biến khác thực hiện trên phần thịt của thân tôm.

Theo các số liệu thống kê gần đây của ngành thủy sản thì mặt hàng tôm thẻ là mặt hàng có hiệu quả và tăng trưởng xuất khẩu tốt hơn trong những năm gần đây. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số quốc gia nuôi tôm lớn châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ đã khiến giá tôm trên thị trường thế giới tăng cao. Đã có những thời điểm giá tôm châu Á vượt qua tôm Nam Mỹ, điều hiếm khi xảy ra trong những năm trước. Các sản phẩm tôm sú nhìn chung vẫn hút hàng và được giá hơn tôm thẻ, tuy nhiên giao dịch cũng hạn chế hơn do khan hiếm nguồn cung.

Tại Nhật, thiệt hại kinh tế do thiên tai đã khiến người tiêu dùng Nhật thắt chặt chi tiêu và tập trung nhiều vào các sản phẩm giá thấp hơn. Một số quốc gia, khu vực

khác như Mỹ, EU cũng có xu hướng tương tự khi kinh tế tiếp tục gặp khó khăn và nợ công.

Trên thị trường trong nước, thiệt hại diện tích tôm sú vẫn tiếp tục tăng, giá vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến xuất khẩu, phải hoạt động cầm chừng. Trong khi đó, nhiều vùng đã nuôi tôm thẻ chân trắng thay cho tôm sú đã xảy ra thiệt hại do dịch bệnh.

Nhiều doanh nghiệp đã phải điều chỉnh lại cơ cấu xuất khẩu tôm trong đó có công ty cổ phần Nha Trang Seafooods – F17. Công ty đã chuyển cơ cấu xuất khẩu sản phẩm tôm chính đó là tôm thẻ, còn đối với mặt hàng tôm sú công ty vẫn sản xuất nếu khách hàng có yêu cầu trong năm do đó sản lượng tôm thẻ xuất khẩu trong 3 năm qua chiếm tỷ lệ rất cao trên 90% tổng sản lượng xuất khẩu tôm trong 3 năm. Vì vậy trong đồ án này em chỉ đi phân tích và tìm hiểu tình hình chất lượng và các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tôm thẻ đông lạnh tại công ty.

6

8

Bảng 2.11 - Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng tôm thẻ đông lạnh trong 3 năm 2009 – 2010 – 2011 ĐVT: Tấn

năm 2009 năm 2010 năm 2011

Sản phẩm SLSX SLXK TT nội địa SL hỏng SLSX SLXK TT nội địa SL hỏng SLSX SLXK TT nội địa SL hỏng Tôm sơ chế 6.354,57 6.098,71 231,01 24,85 2,469,06 2.354.81 108,50 5,75 7.601,47 7.471,77 120,27 9,43 Tôm thẻ PTO sống 44,07 44.07 101,18 101,18

Tôm thẻ PTO sống, duỗi 4.471,64 4.428,41 40,15 3,08 Tôm thẻ thịt sống 6.009,40 5.810,72 175,26 23,42 2,078,38 1.992.31 80,84 5,23 2.906,92 2.838,71 62,09 6,12 Tôm thẻ thịt sống xiên que 213,70 173,57 40,13 1,43 162,53 134.35 27,66 0,52 60,76 42,50 18,03 0,23 Tôm thẻ vỏ sống 4,70 4,70 85,91 85.91 37,19 37,19

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng sản phẩm tôm đông lạnh tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 68 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)