LƯỢNG TRONG CÔNG TY
Có thể nói rằng, nửa đầu thế kỷ 20 là thời đại của máy móc kỹ thuật, còn nửa cuối thế kỷ 20 là của chất lượng và nó được duy trì cùng với công nghệ sinh học, siêu vi và kỹ thuật số trong thế kỷ 21. Sự hiểu biết khoa học về chất lượng cần một quá trình lâu dài, liên tục và bền bỉ. Quản lý chất lượng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh, đề cập đến toàn bộ các yếu tố hình thành nên chất lượng sản phẩm. Vì thế, cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng trong tổ chức để có thể theo kịp và tồn tại trong thời đại này.
Thêm vào đó, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế có nghĩa là cả thế giới là một thị trường, không gian giữa các quốc gia dường như thu hẹp lại và các yêu cầu chung về sản phẩm của người tiêu dùng cũng có những thay đổi nhất định nhưng chủ yếu hướng vào chất lượng. Chính vì thế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn vì:
+ Chất lượng là một vấn đề mấu chốt trong cạnh tranh:
Để chiến thắng trong cạnh tranh, một doanh nghiệp phải thoả mãn một cách xuất sắc ba vấn đề là giá cả hợp lý, chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng tiêu chuẩn và giao hàng đúng lúc. Với tốc độ cạnh tranh như hiện nay, sự cạnh tranh về chất lượng là tất yếu và khó khăn nhất đối với hầu hết các tổ chức vì chất lượng sản phẩm cuối cùng được dảm bảo bởi một hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ và xuyên suốt. Có làm tốt việc quản lý chất lượng trong hệ thống thì mới có thể tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng đáp ứng cho khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp cần áp dụng các phương pháp quản lý hệ thống có hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.
+ Customer: Khách hàng phân hoá, khó tính hơn và đòi hỏi chất lượng cao hơn. Người tiêu dùng có thu nhập ngày càng cao, nhu cầu ngày càng cao và đa
dạng, phong phú do hiểu biết cũng nhiều hơn, quyền lựa chọn rộng hơn. Bằng chứng là sự ra đời của tổ chức tiêu dùng thế giới International Consumer – IC. Và một sản phẩm được xem là thành công khi được khách hàng chấp nhận và đánh giá cao. Chính vì thế, hàng hóa sản xuất ra không những đa dạng, phong phú mà đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần xây dựng cho tổ chức mình một hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
+ Yêu cầu về tiết kiệm trong sản xuất, chống lãng phí trong tiêu dùng:
Tiết kiệm là giải pháp tối ưu cho việc sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, loại bỏ chất thải, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, có hàm lượng chất xám cao hơn. Do đó, doanh nghiệp phải áp dụng các phương pháp tổ chức, phương pháp quản lý hệ thống nào có hiệu quả để tận dụng tối đa các nguồn lực nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường với sản phẩm chất lượng cao nhưng chi phí thấp nhất, tiết kiệm nhất.