Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng sản phẩm tôm đông lạnh tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 56 - 68)

a. Tình hình vốn

Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu được nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào có nhiều vốn cũng sử dụng hiệu quả, chỉ có những doanh nghiệp biết cách quản lý sử dụng vốn một cách tốt nhất mới mang lại hiệu quả cao. Có vốn, doanh nghiệp có thể nâng cao sức cạnh tranh bằng cách đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nguồn lực… đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Bảng 2.3 - Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2009 – 2010 – 2011

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Vốn cổ phần 195.326 39,06 230.916 53,50 295.538 54,76 Nguồn vốn KD 195.326 39,06 230.916 53,50 295.538 54,76

Nguồn kinh phí và quỹ khác - 0 - 0 - 0

Nợ phải trả 304.779 60,94 200.693 46,50 244.190 45,24

Nợ ngắn hạn 294.483 58,88 199.923 46,32 243.613 45,14

Nợ dài hạn 10.296 2,06 770 0,18 577 0,10

Tổng nguồn vốn 500.105 100 431.609 100 539.728 100

Qua số liệu ở bảng 2.3 ta có nhận định chung là nguồn vốn của công ty giảm vào năm 2010 và tăng trở lại vào năm 2011. Cụ thể như sau:

Năm 2009, tổng nguồn vốn là 500.105 triệu đồng với tỷ trọng nợ phải trả chiếm 60,94% và vốn cổ phần chỉ chiếm 39,06%. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiểm ưu thế gần như tuyệt đối với tỷ trọng là 58,88% tổng nguồn vốn. Như thế ta có thể thấy được ưu thế của nợ trong tổng nguồn vốn mà đặc biệt là nợ ngắn hạn là gần như tuyệt đối so với các nguồn vốn còn lại hình thành nên tổng nguồn vốn của công ty.

Năm 2010, tổng nguồn vốn giảm đi còn 431.609 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là trong năm công ty đã giảm khá nhiều các khoản nợ với tổng nợ giảm hơn 100.000 triệu đồng, trong khi vốn cổ phần cũng tăng them hơn 35.000 triệu đồng, sự biến động này có thể là do công ty đã tăng cường đầu tư bằng vốn cổ phần.

Năm 2011, tổng nguồn vốn lại tăng trở lại là 539.728 triệu đồng, nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm 2011 cả nợ phải trả và vốn cổ phần đều tăng lên với giá trị tương ứng là 244.190 triệu đồng và 295.538 triệu đồng. Tuy cả nợ và vốn cổ phần đều gia tăng nhưng tỷ lệ không đều nhau nên có sự thay đổi trong cấu trúc vốn của công ty với tỷ trọng vốn cổ phần đã tăng lên 54,76% còn nợ phải trả tăng lên 45,24%.

Qua 3 năm 2009 – 2011 mặc dù nguồn vốn có nhiều thay đổi tăng giảm, các thành phần cấu thành cũng biến động nhưng tỷ trọng nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng tương đối. Tuy nhiên điều đáng nói là nó có xu hướng giảm trong 3 năm, tỷ trọng vốn cổ phần tăng đều qua các năm, điều này thể hiện sự tự chủ về tài chính của công ty có xu hướng tăng lên, rủi ro về tài chính có xu hướng giảm.

b.Tình hình lao động

Lao động là nhân tố thiết yếu đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Lực lượng lao động có trình độ cao năng động trong quản lý, kinh nghiêm trong sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thức được điều này công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 luôn có sự quan tâm đặc biệt đến lao động của công ty.

Sau đây chúng ta đi phân tích cơ cấu tổ chức lao động của công ty cũng như trình độ lao động để làm rõ hơn chất lượng lao động, cũng như tính hợp lý trong tổ chức lao động.

Về khối lao động gián tiếp: Xem bảng 2.4- Bảng cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ lao động gián tiếp của Công ty tính từ ngày 01/07/2011

Bảng 2.4 – Bảng cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ lao động gián tiếp của công ty tính tới ngày 01/07/2011

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đơn vị Tổng ĐH - CĐ Trung cấp Sơ cấp TĐ khác Khối quản lý 77 43 6 28 Cửa hàng 2 1 1 Nhà hàng 6 1 2 3 Nhà máy 17 78 43 19 16 Nhà máy 90 24 13 3 8 PX cơ điện 2 1 1 Tổng (Người) 189 102 30 57 Tỷ lệ (%) 100 53,97 15,87 - 30,16 (Nguồn: Phòng LĐ-TL) Nhận xét:

Tổng khối lao động gián tiếp là 189 người. Trong đó:

- Trình độ ĐH-CĐ chiếm tỷ lệ khá cao 53,97% ứng với 102 người. Trong đó nhà máy 17 chiếm 43 người. Do đây là nhà máy chế biến thủy sản chính của công ty nên cơ cấu trình độ ĐH-CĐ chiếm số lượng lớn là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra khối quản lý cũng chiếm một số lượng lớn là 43 người. Khối quản lý với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao chắc chắn sẽ điều hành, quản lý công ty ngày một tốt hơn.

- Trung cấp chiếm tỷ lệ khá nhỏ là 15,87%, ứng với 30 người, còn trình độ khác chiếm 30,16%, ứng với 57 người. Như vậy, trong khối gián tiếp trình độ lao động là khá cao, phản ánh chất lượng lao động của khối quản lý tương đối tốt. Việc phân bố số lượng lao động vào từng đơn vị là hợp lý.

Về khối lao động trực tiếp của công ty: Xem bảng 2.5- Bảng cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ lao động trực tiếp của Công ty tính từ ngày 01/07/2011.

Ta có nhận xét:

Đối với lao động trực tiếp, trình độ của công nhân chủ yếu được phản ánh qua cấp bậc của công nhân. Trong đó:

Công nhân bậc 1 chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lao động trực tiếp, chiếm tỷ lệ 31,13 ứng với 212 người, trong đó nhà máy 17 chiếm tới 102 người, nhà máy 90 là 64 người. chủ yếu lao động của công ty tập trung vào hai nhà máy này. Điều này là do đặc thù của ngành chế biến xuất khẩu, do hoạt động xuất khẩu của công ty chủ yếu vẫn là sản xuất các sản phẩm qua sơ chế, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng nên trình độ tay nghề của công nhân không cần cao lắm, đủ trình độ, thông thạo trong việc xử lý nguyên liệu ở giai đoạn đầu. Khối công nhân này tập trung chủ yếu ở hai nhà máy chế biến nhà máy 17 và nhà máy 90 là hoàn toàn hợp lý. Do nhà máy 17 là nhà máy chính chuyên chế biến mọi mặt hàng xuất khẩu nên số lượng công nhân tập trung ở đây là phần lớn. Còn lượng lao động có tay nghề cao là từ bậc 4 đến bậc 7 chiếm tỷ lệ khá nhỏ, họ là nhừng người làm việc lâu năm với công ty, có kinh nghiệm, tay nghề cao. Họ thường làm việc trong các khâu xử lý, yêu cầu lao động trình độ cao. Còn trình độ ĐH-CĐ, Trung cấp, Trình độ khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Bảng 2.5- Bảng cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ lao động trực tiếp của Công ty tính từ ngày 01/07/2011 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Bậc thợ Đơn vị Tổng ĐH- Trung cấp khác B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 Vận hành 24 11 7 6 11 4 4 4 1 Nhà ăn 18 4 5 1 5 3 Nhà hàng 15 7 5 2 1 Nhà máy 17 381 2 102 80 82 33 30 54 Nhà máy 90 177 64 28 24 21 20 20 PX cơ điện 29 1 3 14 4 5 5 1 Bốc xếp- lái xe PKD 31 12 11 6 2

Lái xe, vệ sinh 6 2 1 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng (người) 681 12 12 6 212 132 124 68 56 85 4

Tỷ lệ(%) 100 1,76 1,76 0,88 31,13 19,38 18,21 9,99 8,22 12,48 0,59 (Nguồn: Phòng LĐ-TL)

c. Tình hình máy móc thiết bị

Với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, máy móc thiết bị là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trình độ công nghệ ở trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản chính là tiềm lực cho phép chế biến ra các sản phẩm có chất lượng cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Hiện nay máy móc thiết bị của công ty tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, có đủ điều kiện để phục vụ quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường thế giới, làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Bảng 2.6 - Tình hình máy móc thiết bị của Công ty năm 2011

TT Tên thiết bị Nước SX Năm

SD

Công suất thiết kế

1

Hệ thống cấp đông tiếp xúc số 1&2 a. Tủ đông Mycom số 1

b. Tủ đông Mycom số 2

Nhật 1978 1000kg/5h/ mẻ

2 Hệ thống đá vẫy

Kho đá vẫy 1,2,3 Ấn Độ 2002 30x10 tấn/ngày 3 Hệ thống liên hoàn dịch Việt Nam 2004

4

Hệ thống cấp đông liên hoàn R22 a. Tủ đông Saree số 3 b. Tủ đông Saree số 4 c. Tủ đông Saree số 5 d. Tủ đông Saree số 6 Việt Nam Việt Nam Việt Nam Việt Nam 2004 2002 2000 1500kg/6h/ mẻ 1500kg/h /mẻ 1500kg/6h/ mẻ 1500kg/6h/ mẻ 5

Hệ thống cấp đông băng chuyền IQF 500- 1&2

1. Hệ thống IQF 1

a. Băng chuyền cấp đông Spiral Tủ điện điều khiển

b. Hệ thống lạnh:

- Máy nén Mycom F12- 4B III - Bình ngưng và tháp làm mát - Hệ thống thấp áp 500-4 2. Hệ thống IQF 2

a. Băng chuyền cấp đông Straigh Tủ điện điều khiển

b. Hệ thống lạnh

- Máy nén Mycom F12- 4BIII - Bình ngưng và tháp làm mát - Hệ thống thấp áp 500-4

3. Máy nén Mycom F62 BII, motor

Việt Nam Nhật Nhật Việt Nam Việt Nam Nhật Nhật Việt Nam Nhật 2001 2005 2005 2005 2002 2002 2002 2002 2000 500kg/h 150kw 500kg/h 150 kw 75 kw (Nguồn: P. Kỹ thuật)

Bảng 2.7 - Kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị những năm gần đây TT Tên thiết bị Năm hoạt động Nội dung/P.P bảo trì Tần suất Thời gian thực hiện Đơn vị thực hiện 1 Máy nén MYCOM N42B, motor 2005 PP.KT 1 năm/lần Tháng 12 Tổ SC

2 Cối đá vảy NOTHSTAR 2002 PP.KT 1 năm/lần Tháng 1 Tổ SC

3 Băng chuyền IQF-SARE (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(lưới siêu tốc) 2010 PP.KT 1 năm/lần Tháng 4 Tổ SC+CĐ

4 Hệ thống đường ống,

van, BCCA 2010 PP.KT 1 năm/lần Tháng 3 Tổ SC+CĐ

5 Hệ thống bình tuần hoàn 2010 PP.KT 1 năm/lần Tháng 3 Tổ SC+CĐ

6 Hệ thống bình trung gian 2011 PP.KT 1 năm/lần Tháng 3 Tổ SC+CĐ

7 Dàn ngưng hơi cưỡng

bức 2010 PP.KT 1 năm/lần Tháng 4 Tổ SC+CĐ

8 Máy lạnh HITACHI 2000 PP.KT 1 năm/lần Tháng 11 Tổ SC

9 Vỏ kho lạnh 2000 PP.KT 1 năm/lần Tháng 11 Tổ SC+CĐ

10 Tủ đông SAREE 2004 PP.KT 1 năm/lần Tháng 11 Tổ SC+CĐ

11 Hệ thống bình ngưng và

tháp làm mát 2004 PP.KT 6 tháng/lần

Tháng

5,11 Tổ SC+CĐ

12 Băng chuyền IQF-SARE

(lưới thẳng) 2004 PP.KT 1 năm/lần Tháng 1 Tổ SC+CĐ

13 Băng chuyền IQF-

SEAPRE (lưới xoắn) 2001 PP.KT 1 năm/lần Tháng 1 Tổ SC+CĐ

14 Hệ thống bình tuần hoàn

IQF-SARE (lưới thẳng) 2004 PP.KT 1 năm/lần Tháng 1 Tổ SC+CĐ

15

Hệ thống bình tuần hoàn IQF-SARE (lưới siêu tốc) 2006 PP.KT 1 năm/lần Tháng 1 Tổ SC+CĐ 16 Hệ thống bình tuần hoàn IQF-SEAPRE (lưới xoắn) 2004 PP.KT 1 năm/lần Tháng 1 Tổ SC+CĐ

d.Hệ thống quản lý chất lượng của công ty

+ Chính sách chất lượng:

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định mọi hoạt động của công ty Nha Trang Seafoods.

Công ty luôn cam kết thực hiện đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn BRC và cải tiến liên tục Hệ Thống Quản Lý chất lượng ISO 9001 : 2000, đặc biệt quan tâm phòng ngừa hơn giải quyết sự việc đã xảy ra.

Công ty cũng cam kết tuân thủ các luật lệ về an toàn thực phẩm của Việt Nam và của mọi khách hàng, cung cấp những sản phẩm an toàn cho người sử dụng, có trách nhiệm thỏa mãn khách hàng về chất lượng, số lượng, giá cả, thời hạn giao hàng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Hệ thống quản lý chất lượng:

+ Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến thủy sản của Bộ thủy sản Việt Nam: Công ty có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến thủy sản do Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (Nafiquaved). + Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm kiểm soát tới hạn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Points).

+ Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu BRC GLOBAL STANDARD FOOD (British Retail Consortium Global Standard Food - Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu của Hiệp hội bán lẻ Anh quốc) phiên bản năm 2005. Tiêu chuẩn BRC có phạm vi chứng nhận cho quá trình chế biến sản phẩm tôm tươi và tôm hấp chín đông lạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001- 2000, quy định các yêu cầu đối với một hệ thống chất lượng trong việc cung cấp sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định tương ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.

+Hệ thống quản lý chất lượng ACC, chứng nhận cơ sở chế biến sạch.

Công ty đã thiết lập trung tâm KT – KCS có trách nhiệm điều hành hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng và giám sát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản

xuất. Giám sát về mẫu mã, quy cách, thực hiện kiểm tra vi sinh, thực hiện và giám sát thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng. Đây là yếu tố hết sức cơ bản để công ty giữ vững được uy tín sản phẩm, thương hiệu của mình.

Công ty thường xuyên kiểm soát chất lượng từ khâu thu mua nguyên vật liệu cho tới sản xuất và xuất khẩu bằng các quy trình hết sức chặt chẽ:

(1) Quản lý mua nguyên liệu đầu vào:

Quy trình thu mua nguyên liệu của công ty:

Thanh toán

Sơ đồ 2.2 - Quy trình thu mua nguyên liệu tại công ty F17

Các đìa tôm, đại lý thu mua tôm nguyên liệu

Nhà máy công ty F17

Kiểm tra và phân loại chất lượng

Đánh tỷ lệ (con/kg)

Cân số lượng

Nhập vào nhà máy F17

Xuất phiếu hóa đơn nhập nguyên liệu

Giám đốc ký duyệt

Thuyết minh quy trình:

Nguồn nguyên liệu được công ty lấy từ các chủ đìa tôm, hoặc thông qua các đại lý thu mua. Nguyên liệu được vận chuyển tới nhà máy và tại đây sau khi tiếp nhận nguyên liệu bộ phận KCS tiến hành kiểm tra chất lượng. Công ty chỉ thu mua nguyên liệu sau khi KCS kiểm tra thấy đạt chất lượng, thông thường việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu bằng cảm quan. Khi nguyên liệu về đến công ty, KCS chuyên về chất lượng nguyên liệu đánh giá sơ bộ về tình trạng của con tôm bằng mắt thường và cảm nhận bằng tay. Đặc thù của sản phẩm thủy sản không thể chờ được kết quả lấy mẫu chính thức từ các nhà máy đo điện tử của công ty cũng như các tổ chức quản lý chất lượng (phải mất từ 3 – 5 ngày). Nếu đạt lô tôm đó sẽ được đưa vào sản xuất. Sau khi kiểm tra chất lượng công ty tiến hành phân loại chất lượng bằng các chỉ tiêu cảm quan bởi trong các lô hàng công ty thu mua thì không phải có thể đạt được chất lượng 100% là nguyên liệu tốt. Tiếp đến là đánh tỷ lệ (con/kg) và cân số lượng. Sau khi thực hiện xong các công đoạn trên nguồn nguyên liệu sẽ được nhập vào nhà máy và nhà máy sẽ làm hóa đơn nhập trình với giám đốc để ký duyệt về giá cả (giá cả được thỏa thuận giữa hai bên từ trước chủ yếu thông qua giao dịch bằng điện thoại). Sau khi giám đốc ký duyệt hóa đơn được đưa tới phòng kế toán, bộ phận này sẽ thanh toán tiền bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tùy theo yêu cầu của chủ đìa tôm hoặc đại lý thu mua.

Để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, công ty lập bảng cam kết

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng sản phẩm tôm đông lạnh tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 56 - 68)