Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng sản phẩm tôm đông lạnh tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 43 - 126)

Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 nguyên là một nhà máy chế biến hàng đông lạnh của một tư nhân người Hàn Quốc tại địa chỉ 51-55 Lý Thánh Tôn, Nha Trang, được Nhà nước tiếp quản từ sau 30/04/1975 và thành lập mới Xí nghiệp Đông lạnh Nha Trang từ ngày 10/11/1976. Năm 1978, được Uỷ ban nhân dân Tỉnh Khánh Hoà đầu tư mới nhà máy chế biến đông lạnh tại địa điểm 58B Đường Hai Tháng Tư, Vĩnh Hải, Nha Trang. Kể từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ngày càng phát triển. Tháng 12/1993, Xí nghiệp Đông lạnh được đổi tên thành Công ty Chế biến thuỷ sản xuất khẩu, được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp và đến tháng 08/2004, chuyển đổi thành Công ty cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 với vốn sở hữu tư nhân 100%.

- Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng một Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1996), hai Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1985, 1994) và một Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1981).

- Năm 2006, Công ty được Bộ Thương mại tặng danh hiệu đơn vị xuất khẩu uy tín ba năm liên tục 2004-2005-2006.

- Công ty có ba nhà máy chế biến thuỷ sản đặt tại thành phố Nha Trang (trong đó hai nhà máy F.17 và F.90 đã được cấp code DL17 và DL90 xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Hàn Quốc và một nhà máy đạt tiêu chuẩn ngành đang xin cấp giấy chứng nhận vào Châu Âu, Hàn Quốc), hai siêu thị bán các mặt hàng thực phẩm thuỷ sản nội địa, một cửa hàng mua bán thiết bị vật tư thuỷ sản và một nhà hàng Nha Trang Seafoods.

- Doanh số xuất khẩu 40 triệu USD với sản lượng 8.000 tấn mỗi năm. - Công suất cấp đông 70 tấn/ngày, công suất kho lạnh 5.700 tấn.

- Hệ thống quản lý chất lượng: HACCP, ISO 9001:2000, BRC và ACC. - Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Bỉ, Đức, Nga, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Úc, Canada, Đài Loan, …

- Sản phẩm xuất khẩu chính: Các loại tôm, mực, cá, ghẹ đông lạnh; các loại hải sản khô và tẩm gia vị.

Hình 2.2 – Một số sản phẩm xuất khẩu của công ty 2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty F17

a. Chức năng

- Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản. - Chế biến thực phẩm.

- Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng. - Xây dựng, kinh doanh địa ốc.

- Vận tải hàng hóa, hành khách.

- Sản xuất, gia công, lắp đặt máy, thiết bị công nghiệp và thiết bị lạnh. - Mua bán máy móc thiết bị và vật tư.

- Mua bán rượu, thuốc lá điếu sản xuất trong nước.

b.Nhiệm vụ

- Tổ chức thu mua, tiếp nhận, chế biến nguyên liệu thủy sản theo đúng quy trình chế biến hàng xuất khẩu.

- Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự trong đơn vị và làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng.

- Thực hiện nguyên tắc phân phối theo đúng lao động, đóng góp điều phối thu nhập giữa các đơn vị, đảm bảo công bằng và hợp lý.

- Thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, trung thực theo đúng qui định quản lý tài chính, xuất khẩu của nhà nước.

- Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế theo đúng qui định hiện hành, đảm bảo giữ chữ tín với khách hàng.

c. Nguyên tắc hoạt động của công ty

- Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh độc lập.

- Bảo toàn và phát triển vốn được giao, đồng thời giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích của cá nhân, của tập thể, của doanh nghiệp và của nhà nước theo kết quả đạt được trong khuôn khổ pháp luật.

- Công ty F17 được phép thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên trong công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước.

Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu tổ chức công ty CP Nha Trang Seafoods - F17 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC Cửa hàng vật tư thủy sản Nhà máy chế biến thủy sản Phòng kinh doanh Trung tâm KCS - KTĐL PX chế biến Phòng KCS Siêu thị thực phẩm thủy sản Trung tâm đầu tư phát triển

PX thủy đặc sản Phòng KTĐL Phân xưởng cơ điện Nhà hàng NTSF Nhà máy CBTS 394 Nhà máy CBTS 90 Phòng tài vụ - kế toán Phòng tổ chức LĐTL PHÓ GIÁM ĐỐC

Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo cơ cấu chức năng đảm bảo sự hoạt động thông suốt và tính thống nhất của công ty. Các bộ phận phòng ban được phân chia trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng, chịu sự chỉ đạo thống nhất của cấp trên vì vậy công việc luôn được hoàn thành tốt. Đây là cơ cấu quản trị phù hợp với công ty, giúp công ty thực hiện tốt khả năng điều hành công việc kinh doanh một cách khoa học, hiệu quả cao, linh hoạt trước những biến động của thị trường.

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

a. Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả cổ đông của công ty, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định tại điều 13 Điều lệ công ty, trong đó có quyền bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

b. Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

c. Giám đốc (GĐ): Là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty; trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của công ty và thi hành các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

d. Phó Giám Đốc (PGĐ): Có nhiệm vụ giúp cho GĐ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giải quyết các công việc nội bộ. PGĐ gồm 2 người:

- PGĐ kinh doanh phụ trách trực tiếp phòng kinh doanh, công tác đối ngoại của công ty, nắm bắt những thông tin biến động thị trường để kịp thời đưa ra định hướng, chiến lược nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

- PGĐ sản xuất phụ trách trung tâm KCS - kỹ thuật điện lạnh và phân xưởng chế biến.

e. Ban kiểm soát: Thay mặt cho các cổ đông kiểm soát toàn bộ các hoạt động của công ty. Các thành viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có các quyền và nhiệm vụ quy định tại khoản 3, điều 30 Điều lệ công ty, đồng thời phải

chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ như điều 91 Luật doanh nghiệp đã quy định.

f. Các phòng nghiệp vụ chuyên môn:

f.1. Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển thị trường; giao dịch với khách hàng; lập hợp đồng và tham mưu cho GĐ việc ký kết các hợp đồng mua bán; lập các chứng từ thủ tục hải quan để xuất hàng; kinh doanh, quản lý và điều hành các phương tiện đáp ứng nhu cầu bảo quản và vận chuyển hàng hóa như kho lạnh, xe tải lạnh.

f.2. Phòng tổ chức lao động tiền lương: Có nhiệm vụ là phụ trách công tác tổ chức, quản lý nhân sự, quản lý lao động tiền lương, tiền thưởng toàn công ty. Gồm có bộ phận văn thư, lao động tiền lương, tiền lương, đội bảo vệ, y tế, nhà ăn, đội vệ sinh.

f.3. Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác thu chi, quyết toán tài chính toàn Công ty theo đúng Luật Kế toán Việt Nam; tập hợp chứng từ của các nhà máy và hạch toán lãi lỗ định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định chung; thực hiện các công tác quản lý tài chính khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty.

f.4. Trung tâm kỹ thuật KCS – Cơ điện lạnh: Là đơn vị trực thuộc công ty có nhiệm vụ quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong toàn công ty.

f.5. Nhà máy chế biến thủy sản 17: Là phân xưởng sản xuất chính của công ty, đặt tại 58B, 2/4, Nha Trang. Lợi nhuận của phân xưởng chiếm khoảng 80% tổng lợi nhuận công ty, có nhiệm vụ chế biến sản phẩm tươi thành sản phẩm đông lạnh.

f.6. Nhà máy chế biến thủy sản F90: Đặt tại Bình Tân, Nha Trang chuyên sản xuất gia công các mặt hàng thủy sản đông lạnh, đặc sản và sản xuất theo đơn đặt hàng.

f.7. Cửa hàng vật tư thủy sản: Chuyên mua bán vật tư phục vụ cho công ty nhằm tăng thêm thu nhập hạn chế những chi phí không cần thiết, hạch toán kinh doanh riêng biệt, đây là mảng kinh doanh mở rộng của công ty.

f.8. Nhà hàng Nha Trang Seafoods: Nhà hàng có chức năng giới thiệu sản phẩm của công ty với khách hàng trong và ngoài nước thông qua đó tiếp cận, thu thập

thông tin phản hồi, khuếch trương quảng cáo thương hiệu của công ty. Đây cũng là khoản kinh doanh mở rộng góp phần tăng thu nhập cho công ty.

2.1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 TRONG 3 NĂM QUA 2.1.2.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

a. Môi trường vĩ mô

+ Môi trường tự nhiên

Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, với bờ biển dài 3.260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000km và vùng đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.

Nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, có trên 2000 loài cá, trong đó có 130 loài có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh cá biển còn có nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng khai thác cho phép là 50-60 ngàn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ. Khoảng 2000 loài động vật thân mềm trong đó có ý nghĩa kinh tế cao như rong câu, rong mơ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại đặc sản như bào ngư, đồi mồi, chim biển, trai ngọc.

Khánh Hòa là một tỉnh ở ven tỉnh miền Nam Trung Bộ, có chiều dài bờ biển khoảng 385km, tổng diện tích mặt nước khai thác có hiệu quả khoảng 2 triệu ha.

Theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu biển và nguồn lợi thuỷ sản thuộc Bộ thuỷ sản thì tỉnh Khánh Hoà có trữ lượng 90.000-150.000 tấn. Khánh Hòa hiện có hơn 10.100 tàu đánh bắt thủy sản, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt từ 65.000 - 70.000 tấn.

Đây chính là điều kiện thuận lợi cho Công Ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods - F17 phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vì có tới 20% nguồn nguyên liệu của Công ty là thu mua tại Tỉnh nhà.

+ Môi trường xã hội

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn gắn chặt và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như: Thu nhập bình quân, thị hiếu tiêu dùng, lực lượng lao động, cơ cấu dân số…

Mức sống của người dân trên thế giới ngày một gia tăng, đặc biệt là các nước phát triển. Nhu cầu hưởng thụ và chăm sóc sức khỏe ngày càng được đòi hỏi nhiều. Mặt khác, theo dự đoán của quỹ dân số thế giới (UNFPA) dân số thế giới sẽ là 9 tỷ người vào năm 2050. Dân số thế giới tăng nhanh sẽ kéo theo nhu cầu về lương thực và thực phẩm cũng gia tăng đáng kể, nhất là các sản phẩm thuỷ sản.

Sự gia tăng dân số mạnh mẽ cộng với nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản ngày càng cao của các thị trường trong và ngoài nước nhất là thị trường Mỹ, là cơ hội để ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Công Ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods - F17 nói riêng có nhiều điều kiện để phát triển xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường nước ngoài.

+ Môi trường kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của chính phủ. Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 7,2%, mức cao thứ ba trong các nước Châu á, sang Trung Quốc, Ấn Độ. Mức tăng trưởng cao hơn 2010.

Hiện nay, ngành thủy sản đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011 đạt 6,1 tỉ USD tăng gấp 3 lần so với năm 2002. Thủy sản là một trong những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Khi mức sống cao thì nhu cầu về các mặt hàng thủy sản lại tăng lên. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và đa dạng, đã đặt ra cho một doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.

+ Môi trường chính trị pháp luật

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của Công ty và theo các hướng khác nhau. Tình hình chính trị nước ta trong thời gian qua khá ổn định là điều kiện tốt để khách hàng từ các nước trên

thế giới tin tưởng, yên tâm đặt quan hệ mua bán và đầu tư vào Việt Nam, từ đó tạo được nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng.

Hiện nay, Nhà nuớc đang có chính sách ưu tiên phát triển ngành thủy sản với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Nhà nước quan tâm xây dựng đầu tư hàng loạt các chương trình để tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Điều này rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành thủy sản nói chung và Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 nói riêng

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là luật về xuất nhập khẩu. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp khi tiến hành xuất nhập khẩu, đó cũng là một lý do khiến chúng ta thua các vụ kiện trên thế giới và đặc biệt ở Mỹ. Trong luật chưa có quy định về chất kháng sinh không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, các hộ nuôi thủy sản đa số theo kiểu bán thâm canh, sử dụng thức ăn trong tự nhiên nhằm giảm chi phí, và việc phòng chống bệnh chưa đúng kỹ thuật nên năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo, hiện tượng dư kháng sinh trong thủy sản cũng như tôm nguyên liệu là phổ biến. Do vậy nó ảnh hưởng xấu đến chất lượng của nguyên liệu thu mua của công ty, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đó cũng là nguyên nhân của nhiều lô hàng nước ta khi xuất khẩu sang nước EU bị trả về.

Chính phủ đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp luật cho ngành kinh tế thủy sản một cách toàn diện để phù hợp với các thông lệ quốc tế.Ngoài ra, Nhà nước còn đẩy mạnh cải tiến thủ tục xuất khẩu đơn giản, điều chỉnh thuế cho phù hợp.

Nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ, Nhà nước đã ban hành luật giảm

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng sản phẩm tôm đông lạnh tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 43 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)