Đối với tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 74 - 80)

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Á Châu Cà Mau hoạt động kinh doanh bằng vốn huy động là chủ yếu. Qua phân tích, nguồn vốn huy động mặc dù tăng qua các năm nhưng chưa khai thác hết tiềm năng. Vì vậy, Ngân hàng cần có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn.

Đa dạng hoá các hình thức gửi tiền trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các hình thức huy động mới và nghiên cứu các sản phẩm mới về huy động vốn của các Ngân hàng thương mại khác để cải biên áp dụng tại đơn vị. Chẳng hạn như: sản phẩm tiết kiệm tích luỹ, sản phẩm tiết kiệm bậc thang, sản phẩm tiết kiệm bảo an. Đặc biệt là phát hành thẻ đang năng và các sản phẩm khác từ thẻ

Áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với thị trường trên cơ sở đó tham khảo cập nhật tình hình lãi suất của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể, mức lãi suất đối với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng là 0,8%, lãi suất vốn điều hoà 0,84% vì vậy, Ngân hàng có thể tăng lãi suất lên khoản 0,82% để có thể cạnh tranh trên thị trường.

Cần huy động thêm vàng và ngoại tệ đồng thời mở rộng các hình thức thanh toán qua Ngân hàng để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các kiều bào nước ngoài tham gia.

hoá năng suất lao động, tăng lượng khách hàng tiềm năng thông qua các dịch vụ của Ngân hàng.

Tiến hành thông báo và quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông để cho người dân biết được cơ chế lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, hình thức trả lãi phong phú bằng một nguồn quỹ chính thức.

5.2.2 Tình hình sử dụng vốn

- Đối với hoạt động cho vay

Để doanh số cho vay vượt kế hoạch trong điều kiện phải đối đầu với sự cạnh tranh của nhiều chi nhánh Ngân hàng khác, Ngân hàng Á Châu Cà Mau cần đưa ra các biện pháp sau đây:

Nên tăng số lượng cán bộ tín dụng vì thực tế địa bàn hoạt động của chi nhánh rất rộng, trong khi đó cán bộ của Ngân hàng còn ít dẫn đến tình trạng quá tải công việc cho cán bộ tín dụng.

Qua phân tích doanh số cho vay theo ngành cho thấy doanh số cho vay ở ngành nông nghiệp qua 3 năm giảm một cách đáng kể, nên để tăng doanh số cho vay chi nhánh nên mở rộng đầu tư đối với một số khách hàng mới trong ngành nông nghiệp nhưng có giá trị tài sản thế chấp cao hoặc có phương án sản xuất kinh doanh khả thi vừa đảm bảo doanh số cho vay theo kế hoạch đã đề ra vừa tạo vốn cho người dân làm ăn.

Qua phân tích doanh số cho vay theo ngành thì nhìn chung qua 3 năm doanh số cho vay đối với ngành công thương có sự tăng trưởng rất cao vì vậy để đảm bảo kết quả trên chi nhánh có thể cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay các ngành chiến lược như sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhưng cần phân tích và đánh giá khách hàng chính xác trước khi cho vay để đảm

bảo tăng doanh số cho vay và hạn chế rủi ro. Nên định hướng là tập trung vốn

đầu tư cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hộ sản xuất kinh doanh nhưng không đầu tư tràn lan mà đầu tư có chọn lọc, chỉ đầu tư vào những doanh nghiệp nhỏ và vừa, những Hộ sản xuất kinh doanh có dự án, phương án có hiệu quả và có lưu ý đến việc đầu tư vào các mặt hàng có tính thay thế dể bị cạnh tranh bởi hàng ngoại.

Trong những năm qua, nhờ vào sự nỗ lực của lãnh đạo ngân hàng và cán bộ tín dụng nên doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng. Tuy nhiên, nợ quá hạn vẫn còn phát sinh vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động thì chi nhánh cần hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất.

Qua phân tích nợ quá hạn theo ngành cho thấy nợ quá hạn phát sinh nhiều ở lĩnh vực tiêu dùng, do đó cần lưu ý khi cho vay đối với ngành này. Ngân hàng nên thường xuyên thực hiện việc dự báo tình hình thị trường cho cán bộ tín dụng nắm để có định hướng trong cho vay. Mặt khác, đối với những khách hàng có nợ quá hạn nếu xét thấy có khả năng thu hồi và khách hàng có thiện trí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng vì cần thêm vốn thì Ngân hàng có thể cho vay thêm để tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Cần xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn nên không thể trả nợ cho Ngân hàng vì thời hạn cho vay của Ngân hàng ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng.

Tích cực lựa chọn, tìm kiếm những khách hàng thực sự lành mạnh về tình hình tài chính hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư cho vay, không tập trung dư nợ vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro.

Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi. Để làm được điều đó, lãnh đạo ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao.

Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác sâu xác địa bàn và khách hàng của mình nhằm hạn chế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Cán bộ tín dụng nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn để học tập kinh nghiệm, nắm thêm thông tin về khách hàng, sớm phát hiện và từ chối cho vay những khách hàng không có uy tín.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng, thật vậy, kết quả mà chi nhánh ACB Cà Mau đạt được trong những năm qua được thể hiện trong công tác huy động vốn mỗi năm đều tăng với tốc độ rất cao, bằng nhiều hình thức huy động vốn phong phú đã thu hút được vốn nhàn rỗi trong nhân dân và đã tạo hiệu quả cho đồng vốn huy động bằng việc mở rộng quy mô tín dụng thông qua các chính sách ưu đãi khách hàng đã tạo được niềm tin và uy tín cho khách hàng vay vốn. Từ đó giúp cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả.

Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm và giám sát của lãnh đạo ngân hàng với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên chi nhánh đầy tinh thần trách nhiệm đã đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng.

Để tạo mối quan hệ liên kết lâu dài trong giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng, hàng năm Ngân hàng đều tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến của họ, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ACB Cà Mau vẫn còn một số hạn chế mà tự bản thân mình không thể khắc phục mà cần có sự giúp đở của các cấp lãnh đạo địa phương và Ngân hàng hội sở nhằm nâng cao hiêụ quả hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Những hạn chế này được trình bày trong phần kiến nghị.

6.2. KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập tại ACB Cà Mau, được sự giúp đở tận tình của các cô chú, anh chị ở chi nhánh, bản thân đã rút ra một số kiến nghị sau đây:

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.

Đối với những vụ kiện khách hàng có nợ quá hạn nên giúp đở nhiệt tình không thu phí.

Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ chức thành lập trung tâm phát mại tài sản cầm cố, thế chấp để Ngân hàng thu hồi vốn để tái đầu tư.

Trong những năm qua, vấn đề nuôi tôm không có hiệu quả làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đây là vấn đề cần được chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ Ngân hàng cho vay, đặc biệt là vay ưu đãi để người dân có vốn tái sản xuất nâng cao đời sống kinh tế của người dân tỉnh nhà.

Nên có những hình thức hạn chế đối với cán bộ xã, phường ký xác nhận với hộ vay vốn không chặt chẽ, không đúng đối tượng gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

6.2.2 Đối với Ngân hàng ACB Cà Mau

Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng.

Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và đẩy mạnh công tác thu nợ. Từng bước hạ thấp nợ quá hạn ở chi nhánh xuống mức có thể chấp nhận.

Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

Phát triển hệ thống chi nhánh rộng khắp huyện nhà vừa phục vụ tốt hơn cho người dân vừa giảm chi phí cho cả đôi bên và cũng nhằm tránh nhằm tránh ùn tắc công việc gây mất thời gian cho Ngân hàng.

Phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý và tăng cường năng lực quản trị rủi ro là vấn đề đang được đặt ra tại chi nhánh. Qua công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập là quá trình phải có chiến lược rõ ràng mới phát huy tác dụng của công tác này. Trong công tác đào tạo và đào tạo lại, chi nhánh chú ý tập trung đào tạo nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; vì vậy trong công tác này, chi nhánh thường xuyên tổ chức các

gia đầu ngành hoặc mời các thầy cô của các trường Đại học đến giảng hoặc gởi đi đào tạo từ các Trung tâm đào tạo của ngành…Từ đó đã nâng tầm nhận thức và nghiệp vụ cho cán bộ toàn chi nhánh, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của ngành trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

6.2.3 Đối với Ngân hàng ACB hội sở

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tín dụng để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt công tác được giao.

Nên xử lý các văn bản và kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng, kịp thời.

Tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng các nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình cạnh tranh như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ----***----

1. T.s Lê Văn Tề. Nghiệp vụ tín dụng và ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống Kê.

2.TS. Trương Thị Hồng. Lý thuyết và bài tập kế toán ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

3. Th.s Trần Ái Kết. Tài liệu lý thuyết tài chính tín dụng. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

4. Th.s Nguyễn Thanh Nguyệt - Th.s Thái Văn Đại. Quản trị ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

5. Th.s Thái Văn Đại. Bài Giảng nghiệp vụ ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

6. Bảng báo cáo kết quả hoạt động và bảng thống kê hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 74 - 80)