Đối với Ngân hàng ACB Cà Mau

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 78 - 79)

Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng.

Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và đẩy mạnh công tác thu nợ. Từng bước hạ thấp nợ quá hạn ở chi nhánh xuống mức có thể chấp nhận.

Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

Phát triển hệ thống chi nhánh rộng khắp huyện nhà vừa phục vụ tốt hơn cho người dân vừa giảm chi phí cho cả đôi bên và cũng nhằm tránh nhằm tránh ùn tắc công việc gây mất thời gian cho Ngân hàng.

Phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý và tăng cường năng lực quản trị rủi ro là vấn đề đang được đặt ra tại chi nhánh. Qua công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập là quá trình phải có chiến lược rõ ràng mới phát huy tác dụng của công tác này. Trong công tác đào tạo và đào tạo lại, chi nhánh chú ý tập trung đào tạo nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; vì vậy trong công tác này, chi nhánh thường xuyên tổ chức các

gia đầu ngành hoặc mời các thầy cô của các trường Đại học đến giảng hoặc gởi đi đào tạo từ các Trung tâm đào tạo của ngành…Từ đó đã nâng tầm nhận thức và nghiệp vụ cho cán bộ toàn chi nhánh, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của ngành trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 78 - 79)