Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 73 - 74)

5.1.1 Tình hình huy động vốn

Từ bảng 3 cho thấy nguồn vốn huy động tại chổ của ACB chi nhánh Cà

Mau tăng mạnh qua các năm. Tuy nhiên vẩn còn ít so với lượng tiền nhà rổi trong cộng đồng dân cư ở Cà Mau. Bên cạnh đó vẩn còn sử dụng số lượng lớn nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở. Cơ cấu nguồn vốn tiền gởi trung và dài hạn chiếm tỉ lệ thấp trong tổng nguồn vốn, làm ảnh hưởng đến việc cân đối sử dụng vốn để cho vay và khả năng gây mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn thường xuyên xảy ra, dẫn đến phụ thuộc nguồn vốn điều hoà của hội sở.

- Đặc biệt là cơ cấu nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng trưởng chậm, chiếm tỉ lệ thấp trong tổng vốn huy động nên không đủ nguồn để tài trợ cho công ty lương thực thực hiện việc kinh doanh xuất nhập khẩu.

5.1.2 Tình hình sử dụng vốn

- Đối với công tác cho vay

Địa bàn rộng, vùng sâu vùng xa, phương tiện đi lại khó khăn trong khi số lượng cán bộ tín dụng rất mỏng. để hạn chế rủi ro tín dụng nên ngân hàng có ít khách hàng mục tiêu do đó doanh số cho vay khó có thể đạt tối đa được.

Do số lượng cán bộ tín dụng ít, nên sử dụng không triệt để nguồn vốn huy động. Dẩn đến làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do chi phí huy động vốn.

- Đối với công tác thu hồi nợ

Tuy có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ nhưng nợ quá hạn trong lĩnh vực tiêu dùng vẩn tăng trong năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do số nợ quá hạn bình quân trên mỗi khách hàng qua 3 năm đều tăng, mặt khác do giá cả ngày một leo thang các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ bị thua lỗ nên không thể trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn. Đồng thời giá đất đóng băng một thời gian dài làm cho các hộ vay tiền để kinh doanh bất động sản bị ứ động vốn lưu động nên công tác trả nợ không thể diển ra đúng kế hoạch.

Mặt khác, việc quản lý nợ của một số cán bộ tín dụng chưa chặt chẽ, việc đôn đốc khách hàng đóng lãi chưa kịp thời nên đã chuyển nợ quá hạn.

Tóm lại, nợ quá hạn vẫn còn tồn tại ở Ngân hàng và đây là rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Khi rủi ro này xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Như vậy, để đảm bảo cân đối vốn trong kinh doanh, Ngân Hàng Á Châu buộc tất cả các chi nhánh trong hệ thống phải trích dự phòng rủi ro điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận của Mgân hàng. Bên cạnh đó, khi nợ quá hạn quá cao có thể Ngân hàng không có vốn để tái đầu tư hay nói cách khác là không có tiền trả cho khách hàng gửi tiền sẽ làm giảm uy tín của Ngân hàng. Vì vậy, cần có giải pháp để giảm thiểu nợ quá hạn góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w