Phương pháp so sánh bằng số bình quân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 28 - 80)

Số bình quân là biểu hiện mức độ chung nhất về mặt lượng của các đơn vị bằng cách san bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phản ánh khái quát đặc điểm điển hình của một yếu tố, một bộ phận hay một tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.

Qua phương pháp so sánh số bình quân cho phép ta đánh giá tình hình hình chung sự biến động về số lượng, chất lượng của mặt hoạt động nào đó của quá trình hoạt động tín dung, đánh giá xu hướng phát triển và vị trí của Ngân hàng.

2.2.3.4 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu tín dụng. Gồm 4 bước sau đây:

 Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch của chỉ tiêu

kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích

Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc

⇒ Đối tượng phân tích được xác định là: ∆Q = Q1 – Q0

 Bước 2: thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và

sắp xếp các yếu tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất. Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng và tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất.

Kỳ phân tích: Q1 = a1b1c1d1 Kỳ gốc: Q0 = a0b0c0d0

 Bước3: lần lượt thay thế các nhân tố ở kỳ phân tích vào kỳ gốc theo

trình tự sắp xếp ở bước 2.

Thế lần 4: a1b1c1d1

 Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng

phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước.

Tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là ∆Q.

- Xác định mức ảnh hưởng

+ Mức ảnh hưởng của nhân tố a: + ∆a = a1b0c0d0 – a0b0c0d0

+ Mức ảnh hưởng của nhân tố b + ∆b = a1b1c0d0 – a1b0c0d0

+ Mức ảnh hưởng của nhân tố c + ∆c = a1b1c1d0 – a1b1c0d0

+ Mức ảnh hưởng của nhân tố d + ∆d = a1b1c1d1 – a1b1c1d0

- Tổng cộng các nhân tố:

Chương 3

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU

3.1 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân trong địa bàn Thành phố Cà Mau nói chung và từng hộ dân nói riêng. Ngân hàng ACB chi nhánh Cà Mau đã được quyết định thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 7565/QD ngày 16/09/1997 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB. Giấy phép đăng ký kinh doanh do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp số 309344/ QD ngày 27/09/1997. Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau chính thức hoạt động vào ngày 08/11/1997.

+ Tên giao dịch: Asia Commercial Bank

+ Địa chỉ: 3A Hùng Vương, Phường 7, Thành phố Cà Mau. + Điện thoại: 0780 - 837327.

+ Fax: 0780 - 837236

Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau là một trong số 113 chi nhánh và phòng giao dịch của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. Sau hơn 11 năm thành lập, hiện nay ngân hàng có nhiều hình thức huy động, với nhiều sản phẩm mới đa dang và tiện ích giúp cho khách hàng thuận lợi hơn trong giao dịch với ngân hàng.

3.1.2. Sơ đồ tổ chức

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Á Châu Cà Mau

(Nguồn: Phòng hành chánh của ACB Cà Mau)

3.1.3. Chức năng các phòng ban 3.1.3.1. Ban Giám Đốc

- Ban Giám Đốc: gồm có Giám Đốc và các phó Giám đốc trực tiếp điều hành, quyết định toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị, công văn và phổ biến cho cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng, đồng thời vạch ra hướng phát triển cho ngân hàng.

- Giám đốc ngân hàng: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo nghiệp vụ, điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của chi nhánh. Là người chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và thực hiện các công việc được giao.

• Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên, để quyết cho

vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

• Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các hồ sơ do ngân

hàng và khách hàng cùng lập.

• Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn, trả

hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng. Ban giám đốc Bộ phận giao dịch Bộ phận ngân quỹ Bộ phận tín dụng Bộ phận xử lý nợ Bộ phận kế toán Bộ phận hành chính Phòng giao dịch ngân quỹ Phòng kinh doanh Phòng hành chánh kế toán

- Phó Giám đốc: có nhiệm vụ hỗ trợ cùng Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, giám sát hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện mục tiêu đề ra.

3.1.3.2. Phòng kinh doanh + Bộ phận tín dụng

- Quản lý việc thực thi các phương pháp và quy trình thủ tục của ngân hàng tại Chi nhánh.

- Phổ biến và điều phối việc thực hiện các nghiệp vụ, chính sách tín dụng, tiếp thị sản phẩm…Kiểm soát các khoản cho vay trong hạn mức tín dụng do hội đồng tín dụng đề ra.

- Nhắc nợ, theo dõi, đôn đốc khách hàng, nhân viên thực hiện theo thẩm quyền được phân công.

- Các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổ trưởng, Trưởng bộ phận, Trưởng phòng và ban Giám đốc.

+ Bộ phận xử lý nợ

Xử lý các khoản nợ xấu (là các khoản nợ trong hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro tín dụng được ban tín dụng hội đồng tín dụng đưa vào loại nợ xấu) tại địa bàn chi nhánh.

- Thẩm định hồ sơ nợ xấu và đề xuất phương án xử lý nợ.

- Thực hiện các phương án xử lý nợ theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền. - Đại diện ACB tham gia tố tụng trước pháp luật khi được ủy quyền.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác xử lý nợ của bộ phận, chi nhánh. - Tổng hợp và báo cáo tình hình xử lý nợ của chi nhánh.

- Xây dựng các văn bản, hướng dẫn các nghiệp vụ xử lý nợ thống nhất của toàn hệ thống.

- Theo dõi, tổng hợp, trình và thực hiện việc xử lý rủi ro tín dụng toàn hệ thống, theo phê duyệt của hội đồng xử lý rủi ro và quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác theo sự phân công của trưởng phòng, trưởng bộ phận và ban Giám đốc.

3.1.3.3. Phòng Giao dịch - Ngân quỹ+ Bộ phận giao dịch + Bộ phận giao dịch

- Huy động vốn: bằng VND, ngoại tệ có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân dưới

hình thức tiền gởi thanh toán hay tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng. Các hình thức huy động vốn khác khi được Tổng Giám đốc cho phép.

- Dịch vụ thanh toán: cung ứng các phương tiện thanh toán, chấp nhận các phương tiện thanh toán do các tổ chức khác phát hành, khi được Tổng giám đốc cho phép như thu hộ, chuyển tiền trong nước và nước ngoài (dịch vụ W.U), thanh toán trong nước, giải ngân, thu nợ, thu lãi, kinh doanh vàng, ngoại tệ mạnh.

+ Bộ phận dịch vụ khách hàng giao dịch

- Mở và quản lý tài sản thanh toán, cung ứng dịch vụ liên quan tới việc mở và

sử dụng tài khoản của khách hàng, xác nhận số dư tài khoản, xác nhận ngân quỹ, xác nhận năng lực tài chính, liệt kê giao dịch tài khoản, sao lục chứng từ, các dịch vụ khác.

- Phát triển và quản lý thẻ. - Dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Các nghiệp vụ khác theo phân công của Giám đốc. + Bộ phận ngân quỹ

- Quản lý kho quỹ.

- Lưu trữ hồ sơ, tài sản thế chấp hoặc cầm cố của khách hàng. - Đổi, kiểm, đếm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng với số lượng lớn. - Cất trữ hộ vàng.

- Các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc.

3.1.3.4. Phòng Hành chánh - Kế toán+ Bộ phận hành chánh + Bộ phận hành chánh

- Đề xuất và mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.

- Công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cán bộ, cử nhân viên đi học, quản lý, đề xuất mức lương nhân viên.

- Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ, tổ chức cán bộ, đồng thời lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến hệ thống ngân hàng và các văn bản định chế của ACB cấp trên.

- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chánh, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông và bảo vệ ngân hàng.

- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại cơ quan.

- Thực hiện công tác sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, vật chất rẻ tiền mau hỏng, quản lý nhà tập thể, nhà khách cơ quan,…

- Thực hiện báo cáo chuyên đề.

- Phụ trách việc chăm lo vật chất, tinh thần, thăm hỏi ốm đau, ma chay… - Thực hiện các công việc khác do ban Giám đốc giao.

+ Bộ phận kế toán - vi tính

- Quản lý các khoản tiền gởi của chi nhánh tại NHNN địa phương và các tổ chức tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán liên hàng.

- Quản lý và tổ chức, hạch toán thu nhập, chi phí, khoản phải thu, kiểm tra và giám sát khoản thu, chi đúng tính chất, đúng nguyên tắc thu - chi của ACB.

- Nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, dự kiến biến động trong tháng, quý, tham gia xây dựng cân đối vốn, sử dụng vốn hàng tháng và quý.

- Tổ chức hạch toán, theo dõi, quản lý loại tài sản, công cụ, vật dụng, phương tiện làm việc của chi nhánh theo đúng chế độ. Phối hợp cùng phòng hành chánh, tổ chức, xem xét những nhu cầu chi mua sắm, trang bị, phương tiện làm việc của Chi nhánh.

- Tiếp nhận và kiểm soát lại chứng từ từ phòng giao dịch ngân quỹ và các bộ phận khác đưa đến, kiểm soát hạch toán, khai thác và đưa số liệu vào máy vi tính, lên cân đối tài sản ngày, tháng, năm theo đúng chế độ kế toán quy định.

- Thực hiện chế độ báo cáo kiểm toán, thống kê theo quy định của NHNN và của ACB. Thực hiện chế độ truyền số liệu qua mạng máy vi tính theo đúng hướng dẫn của ACB.

- Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, thông tin trên máy vi tính, lưu trữ, bảo quản sổ sách, chứng từ kế toán và các mẫu biểu kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định.

3.1.4. Sản phẩm dịch vụ

+ Sản phẩm tiền gởi: Tiền gởi thanh toán, tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm bậc thang theo thời gian, theo số

dư tiền gởi, tiền gởi dự thưởng bao gồm cả nội và ngoại tệ.

+ Sản phẩm tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn kể cả nội và ngoại tệ cho tất cả các thành phần kinh tế, cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.

+ Sản phẩm dịch vụ: Chi trả kiều hối, chuyển tiền.

+ Nghiệp vụ bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn

3.1.5. Quy trình xét duyệt cho vay của Ngân hàng Á Châu Cà Mau 3.1.5.1. Một số quy định về cho vay

+ Cho vay tiêu dùng

- Mục đích: nhằm phục vụ cho sinh hoạt gia đình như mua nhà, đất ở, sửa chữa nhà, xe cơ giới, mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí (du học), du lịch, cưới hỏi, ma chay, chữa bệnh.

- Mức vay: tối đa 100 triệu (không khống chế mức tối đa này đối với vay mua nhà, đất ở, sữa chữa nhà, du học), đồng thời không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố.

- Thời hạn cho vay:

• Đối với vay từng lần, tối đa không quá 12 tháng.

• Đối với vay trả góp. Tối đa không quá 60 tháng. Riêng đối với vay mua

nhà, du học tối đa là 10 năm. - Hồ sơ vay:

• Đơn vay vốn và tờ khai tình hình tài chính (theo mẫu ngân hàng).

• Chứng minh nhân dân (của vợ và chồng nếu đã có gia đình), hộ khẩu, giấy

chủ quyền nhà thế chấp (tất cả photo không cần công chứng).

• Giấy chứng nhận độc thân (nếu tình trạng độc thân).

• Giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy xác nhận lương, hợp đồng lao động,

giấy phép kinh doanh.

công, dự toán chi phí, hợp đồng mua bán bán nhà, thông báo học phí ở nước du học.

+ Cho vay sản xuất kinh doanh

- Mục đích: nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Mức vay: căn cứ vào nhu cầu, khả năng tài chính của khách hàng, nhưng không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố.

- Thời hạn cho vay:

• Đối với cho vay từng lần, tối đa không quá 12 tháng.

• Đối với cho vay trả góp, tối đa là 60 tháng.

- Hồ sơ vay:

• Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng).

• Phương án sử dụng vốn vay trả nợ ngân hàng (theo mẫu của ngân hàng).

• Chứng minh nhân dân (của vợ và chồng nếu có gia đình), hộ khẩu, giấy

phép kinh doanh, giấy chủ quyền nhà, đất thế chấp (tất cả photo không cần công chứng).

• Giấy chứng nhận độc thân (nếu tình trạng độc thân).

• Giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy xác nhận lương, hợp đồng lao động,

giấy phép kinh doanh.

• Riêng đối với vay vốn để mua nhà, sửa chữa nhà, du học phải có giấy tờ

chứng minh mục đích sử dụng vốn, giấy xây dựng hoặc sửa chữa hợp đồng thi công, dự toán chi phí, hợp đồng mua bán bán nhà, thông báo học phí ở nước du học.

3.1.5.2. Một số quy định về đảm bảo tiền vay

+ Nguyên tắc chung:

- Khách hàng vay phải cầm cố, thế chấp tài sản hay phải được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại ACB. Hội đồng tín dụng hay ban tín dụng quyết định trường hợp cụ thể khách hàng được vay không có tài sản đảm bảo.

- Không tách rời việc thế chấp nhà ở, công trình xây dựng, các tài sản gắn liền với đất với việc thế chấp giá trị quyền tài sản đất. Khi thế chấp nhà ở, công trình

xây dựng, các tài sản gắn liền với đất thì khách hàng vay phải thế chấp giá trị quyền sử dụng đất.

- Các trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất hay chỉ thế chấp nhà ở, công trình xây dựng, các tài sản gắn liền với đất do Hội đồng tín dụng hay ban tín dụng Hội sở quyết định trừ trường hợp thế chấp này là biện pháp bảo đảm bổ sung.

- Đối với tài sản có vật phụ thì vật phụ cũng thuộc tài sản bảo đảm.

- Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản bảo đảm cũng thuộc tài sản bảo đảm, trừ trường hợp do ACB quy định.

- Một tài sản đảm bảo có thể dùng để đảm bảo thực hiện cho một hay nhiều nghĩa vụ trả nợ tại ACB.

- ACB không tài sản đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại ACB và các tổ chức tín dụng khác, cá nhân khác, trừ trường hợp đồng tài trợ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 28 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w