CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 82 - 91)

- Vietcombank Cần Thơ cần giảm tỷ trọng vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương và tăng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn của mình. Để công tác huy động vốn ngày càng được nâng cao, Ngân hàng cần đa dạng hóa các sản phẩm của mình, tạo nhiều khuyến khích, khuyến mãi cho khách hàng, có chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn và phù hợp để thu hút khách hàng gửi tiền. Việc mở rộng mạng lưới hoạt động tín dụng phụ thuộc khá nhiều vào việc huy động vốn của Ngân hàng. Có huy động được vốn Ngân hàng mới có nguồn để cho vay. - Chi phí hoạt động của Ngân hàng còn cao, cần phải tiết kiệm hơn nữa các loại chi phí hoạt động, giảm bớt số lượng công nhân viên không đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của Ngân hàng trong sự phát triển của hiện tại và tương lai. Ngoài ra, Ngân hàng cần có những chính sách nhằm kiên quyết xử lý nợ xấu bao gồm các khoản nợ hạch toán nội bản đủ điều kiện xử lý và nợ đã được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro hạch toán ngoại bảng. Rà soát, phân loại toàn bộ các khoản nợ đã xuất toán ngoại bảng để xây dựng kế hoạch tận thu hồi nợ. Tận thu và xử lý các món nợ trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất chi phí cho việc xử lý nợ quá hạn bằng cách thuyết phục khách hàng tìm nguồn vốn để trả nợ. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ thì khuyên khách hàng nên tự tìm người để bán tài sản với giá thích hợp, đảm bảo thanh toán được nợ vay. Trong trường hợp khách hàng không bán được tài sản, ngân hàng buộc phải nhờ đến cơ quan có thẩm quyền phát mãi tài sản để thu hồi vốn vay.

- Đối với khách hàng, Ngân hàng nên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Đây là điều quan trọng mà mỗi ngân hàng cần phải quan tâm đúng mức để duy trì hoạt động của mình. Hình thức tín dụng trong tài trợ xuất nhập khẩu đa phần là ngắn hạn trong khi đó một số doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi công nghệ dây chuyền sản xuất đáp ứng nâng cao năng suất vì vậy Ngân hàng cần mở rộng cho vay trung và dài hạn một mặt giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao năng lực sản xuất, một mặt tăng doanh số cho vay của Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng có tác dụng hạn chế rủi ro cho Ngân hàng do Ngân hàng nắm bắt những thông tin về khách hàng cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của họ để có thể hổ trợ và tư vấn lúc cần thiết.

- Để giải quyết thực trạng đồng tiền bị mất giá như hiện nay, Ngân hàng cần đa dạng hóa các loại ngoại tệ thanh toán (không nên tập trung vào hai hình thức tiền tệ là VND và USD, cần mở rộng thêm các loại ngoại tệ khác, hướng dẫn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn đồng ngoại tệ thanh toán có lợi…), thực hiện chính sách mua lại toàn bộ số ngoại tệ mà các doanh nghiệp đã thu được từ xuất khẩu bằng đúng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố, không thu thêm phí…

- Áp dụng linh hoạt các mức lãi suất vay vốn cho từng đối tượng khách hàng trong từng thời kỳ. Đối với các khách hàng sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu và sử dụng thường xuyên các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thì Ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi hơn các đối tượng khác do Ngân hàng đã thu được phí dịch vụ để bù đắp cho lãi suất tín dụng. Ngoài ra, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, để không phải bị chia xẻ lượng khách hàng với những ngân hàng khác thì thì VCB Cần Thơ có thể cho vay tài trợ xuất nhập khẩu theo lãi suất thỏa thuận. Nghĩa là lãi suất sẽ được xác định theo thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng theo từng thương vụ. Bởi vì, khi Ngân hàng thả nổi lãi suất và chấp nhận tính lãi theo từng kết quả thương lượng, sẽ có nhiều khách hàng tìm đến Ngân hàng và điều này sẽ tạo nhiều cơ hội lựa chọn đầu tư. Ngân hàng không còn tìm kiếm đơn phương nữa, mà cả khách hàng cũng tìm đến Ngân hàng do cả hai thấy có thể có nhiều lợi ích qua thương lượng.

- Mở rộng dịch vụ tư vấn. Bên cạnh tư vấn khách hàng về mặt tín dụng ngoài ra ta thấy rằng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất nhạy cảm đối với các yếu tố thị trường cũng như các chính sách đối với các nước xuất nhập khẩu cho nên việc mở rộng tư vấn đối với các yếu tố này là rất cần thiết. Ta có thể thực hiện thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua đó ta có thể giới thiệu về các dịch vụ của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn có thể cung cấp những thông tin về thị trường xuất nhập khẩu hiện tại cũng như uy tín của các đối tác thương mại cho các khách hàng của mình.

5.3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO

- Chi nhánh cần hợp lý hóa hơn nữa về cơ cấu đầu tư cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Mặc dù ngành chế biến thủy sản được xem là thế mạnh và hiện tại

nhóm ngành này đạt số dư nợ cao nhất qua nhiều năm tại Ngân hàng nhưng hiện nay, xuất khẩu thủy sản của nước ta gặp nhiều khó khăn và có sự đảo chiều về cơ cấu thị phần. Hơn nữa, đây là một trong những ngành được Nhà nước bảo hộ thuế quan do đó, Ngân hàng cần xem xét lại tỷ trọng của từng ngành nghề, không tập trung đầu tư quá lớn vào một ngành nghề. Đồng thời cán bộ tín dụng cần thường xuyên phân tích các biến động có khả năng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có kế hoạch quản lý nguồn thu nợ và kế hoạch tăng trưởng hay thu hẹp tín dụng trong thời kỳ cho phù hợp.

- Rủi ro về tỷ giá là một trong những áp lực kinh doanh đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Rủi ro này có thể gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Để giúp các doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, VCB Cần Thơ đã giới thiệu một số sản phẩm phái sinh rất được quan tâm như: hợp đồng mua bán kỳ hạn, hợp động mua quyền chọn bán, quyền chọn mua…Bên cạnh đó, rủi ro đối tác cũng là một nguy cơ tiềm ẩn. Thời gian qua, Ngân hàng đã giúp khách hàng ngăn ngừa rủi ro này rất thành công thông qua một số sản phẩm như: tín dụng chứng từ (xuất khẩu và nhập khẩu), tín dụng dự phòng, nhờ thu, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các bảo lãnh thanh toán, (bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh hoàn tạm ứng…). Ngoài ra, theo Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) khuyến nghị, để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng, mức vốn cho vay tối đa không vượt quá 85% giá trị của hợp đồng.

- Ngân hàng có thể phối hợp với công ty bảo hiểm làm đại lý để người vay được mua bảo hiểm tại Ngân hàng như: bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (các doanh nghiệp xuất khẩu rất cần phải bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vì không thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra như thay đổi về tỷ giá, quy mô thị trường, những biến cố về chính trị, thiên tai cũng như những hạn chế hiểu biết về luật lệ khi xẩy ra tranh chấp). Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở châu Âu. Hiện nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu là tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy nhu cầu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là rất cần thiết, nhằm tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất

khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro.

- Để hạn chế rủi ro trong cho vay nhập khẩu khi nhận cầm cố tài sản là hàng nhập khẩu Ngân hàng không những phải chấp hành nghiêm túc các qui định trong qui chế cho vay mà còn phải giúp đỡ khách hàng trong việc lựa chọn đối tác làm ăn, chọn lựa phương thức thanh toán ít rủi ro, trợ giúp khách hàng kiểm tra nội dung hợp đồng mua bán trước khi ký kết, tư vấn về các điều khoản và điều kiện của L/C. Ngoài ra, giữa Ngân hàng và khách hàng cần phải có cam kết riêng về phương thức quản lý hàng nhập khẩu và tổ chức quản lý chặt chẽ trong quá trình tiêu thụ hàng hoá để tiến hành thu nợ.

Tóm lại, Ngân hàng cần nắm vững và thường xuyên cập nhật những sửa

đổi bổ sung về Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu UCP, được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành. Trong đó quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ. Đặc biệt UCP 600 là bản sửa đổi lần thứ sáu của ICC. Điểm mới của UCP 600 lần này là quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ, trách nhiệm của các ngân hàng tham gia thanh toán và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy định chi tiết các mức phí áp dụng chung trên toàn thế giới đối với từng loại giao dịch, giúp hoạt động xuất nhập khẩu thuận tiện hơn.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhờ đó, một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nước ta không những đứng vững ở thị trường trong nước, mà còn có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động xuất nhập khẩu từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Là Chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ, để hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển và trở thành nơi tin cậy của các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệt hơn nữa trong cơ chế thị trường hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng đang cùng hoạt động trên địa bàn, với thực tế địa bàn thành phố rộng lớn và còn đầy tiềm năng chưa đánh giá hết, và với vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thì việc mở rộng và nâng cao chất lượng về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Vietcombank Cần Thơ là điều rất cần thiết, đúng hướng phát triển chung của nền kinh tế nước ta.

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một hoạt động có nhiều ý nghĩa trên nhiều mặt: đối với ngân hàng, đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như nền kinh tế xã hội. Qua việc nghiên cứu đề tài luận văn “Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần

- Về nguồn vốn và khả năng huy động vốn: tuy nguồn vốn qua ba năm (2005 – 2007) của Vietcombank Cần Thơ giảm nhưng ở đây cơ cấu nguồn vốn không có sự thay đổi quá lớn. Bên cạnh đó, công tác huy động vốn của Chi nhánh nhìn chung là khá tốt. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao thông qua việc các Chi nhánh Cấp II Sóc Trăng, Trà Nóc hoạt động bên cạnh Vietcombank Cần Thơ, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

- Về hoạt động tín dụng: tình hình hoạt động tín dụng của Vietcombank cần Thơ có sự biến động tăng giảm qua ba năm. Tuy nhiên sự biến động đó không phản ánh được là chất lượng tín dụng của Ngân hàng không ổn định. Mà ở đây, sự biến động đó là do việc phân chia thị phần giữa các Chi nhánh cấp I và cấp II của Ngân hàng.

- Về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu: nhìn chung, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007 tiến triển theo chiều hướng khá tốt thể hiện qua việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu theo từng ngành kinh tế. Bên cạnh đó, hiệu quả của hoạt động trong lĩnh vực này còn thể hiện qua các chỉ tiêu sau: chỉ tiêu doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu trên tổng nguồn vốn luôn ở mức cao (trên 200%) chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao; chỉ tiêu dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu trên tổng dư nợ luôn chiếm trên 60% chứng tỏ hoạt động tín dụng của VCB Cần Thơ chủ yếu cho tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu; hệ số thu nợ tài trợ xuất nhập khẩu luôn đạt mức cao là do doanh số thu nợ và doanh số cho vay trong lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu luôn đạt mức bằng hoặc gần bằng, thể hiện đây là hoạt động tín dụng có khả năng thu hồi nợ cao và cuối cùng là vòng quay vốn tín dụng luôn đạt mức trên 4 vòng cho ta thấy được đây là mảng tín dụng hoạt động rất có hiệu quả và đảm bảo an toàn.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Vietcombank Cần Thơ

- Trước sự phát triển như vũ bão của nền công nghệ thông tin, mọi ngành nghề đều cần cho mình một website để quảng bá một cách tốt nhất thương hiệu

của mình. Ngân hàng là lĩnh vực hoạt động cần có sự quảng bá rộng rãi về hình ảnh, quá trình hoạt động, các sản phẩm cũng như tất cả những gì liên quan đến Ngân hàng để khách hàng có nhiều thông tin về Ngân hàng hơn, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh. Giải pháp “Website trên nền công nghệ Portal” sẽ mang lại khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo tính dễ sử dụng và dễ quản lý. Giải pháp nhằm có được một website động có mức tương tác với khách hàng cao, hỗ trợ các công cụ quảng bá để thu hút khách hàng, mở rộng mối quan hệ với khách hàng và từ đó phát triển thương hiệu.

- Ngân hàng cần có chính sách lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp có mối quan hệ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu với Ngân hàng. Mở rộng hình thức và tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ. Đồng thời,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 82 - 91)