PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 28 - 91)

2.2.1. Phương pháp thu nhập thông tin - số liệu

Thu nhập trực tiếp số liệu về kết quả hoạt dộng kinh doanh, từ các báo cáo tài chính, từ các số liệu về lãi suất cho vay, huy động, về nguồn vốn huy động và cho vay từ Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm 2005-2007.

Tổng hợp các thông tin từ các tạp chí Ngân hàng, những tư liệu liên quan đến tín dụng.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Dùng phương pháp so sánh số tương đối. - Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối. - Dùng các tỷ số tài chính.

- Phương pháp đánh giá cá biệt: đánh giá từng chỉ tiêu, từng hiện trạng như: phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu... theo thời gian.

Doanh số cho vay tài trợ XNK Tỷ lệ doanh số cho

vay / tổng nguồn vốn = Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ doanh số cho vay tài trợ XNK/ tổng doanh

số cho vay

=

Doanh số cho vay tài trợ XNK Tổng doanh số cho vay Dư nợ cho vay tài trợ XNK

Tổng dư nợ Tỷ lệ dư nợ cho

vay tài trợ XNK / tổng dư nợ

- Trên cơ sở vận dụng các kiến thức đã học thông qua tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng, tiến hành sử dụng các biểu bảng, đồ thị để phân tích.

- Thống kê, tổng hợp , phân tích các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng.

Chương 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có tiền thân ban đầu là phòng Ngoại hối Hậu Giang, trực thuộc và có cùng trụ sở ban đầu với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh số 2, Ngô Gia Tự, thành phố Cần Thơ.

Ngày 25/01/1989 Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 16/NH-QĐ về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (VCB VN) chi nhánh Cần Thơ, chuyển từ phòng Ngoại hối Hậu Giang (cũ), đại diện pháp nhân của VCB VN tại Cần Thơ.

Ngày 01/10/1989 Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ (VCB Cần Thơ) chính thức được thành lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ và Hội sở chính VCB VN.

- Tên đầy đủ: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - Tên tiếng Anh: Bank for ForeignTrade of Vietnam, Can Tho Branch - Trụ sở chính: Số 07, Đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ

- Tổng đài điện thoại: 84.0710.820445 - Fax: 84.0710.820694

- Swift: BFTVVNX011

- Website: http://www.vietcombankcantho.com

Sau hơn 18 năm phấn đấu VCB Cần Thơ đã không ngừng phát triển vươn lên, nâng cao uy tín, mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, chi nhánh đã thể hiện rõ vai trò của một ngân hàng chủ lực, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ (Tp.Cần Thơ).

Với phương châm “nhanh chóng, an toàn và kịp thời đổi mới công nghệ”, thời gian qua VCB Cần Thơ đã đạt được một số thành tựu:

- Công nghệ mới đã giúp ngân hàng nâng cao chất lượng, năng suất, góp phần mở rộng mạng lưới dịch vụ thanh toán thẻ, thanh toán chuyển tiền nhanh nhờ hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT.

- Hiện nay, chi nhánh đã tiếp cận với trên 1.200 đại lý ở 85 nước trên thế giới, duy trì vị trí hàng đầu về thanh toán quốc tế và kinh doanh dịch vụ ngoại hối trên địa bàn Tp.Cần Thơ và khu vực.

- Năm 2001 chi nhánh đã tiếp cận và triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang tên Vietcombank Vision 2010 theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại. - Năm 2002 triển khai hệ thống rút tiền tự động ATM (connect 24)

- Năm 2003 chi nhánh khai trương đại lý chứng khoán thuộc công ty chứng khoán VCB VN

- Vào ngày 28/04/2003 chi nhánh vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III.

Từ ngày thành lập đến nay, VCB Cần Thơ đã có một chặng đường hoạt động gần bằng chặng đường đổi mới của đất nước, VCB Cần Thơ cũng không ngừng phấn đấu thi đua. Trong thời gian đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn gắn liền với công tác thi đua, việc xác định rõ mục tiêu trong từng thời kỳ có ý nghĩa rất lớn, khẳng định được động lực hoạt động, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, có tác dụng động viên kịp thời những nhân tố mới, gắn liền quyền lợi vật chất, tinh thần, trách nhiệm đến tập thể, cá nhân nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

3.2. CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU

- Cho vay: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đồng Việt Nam và Ngoại tệ. - Nhận mở tài khoản tiền gửi, tiết kiệm đồng Việt Nam và Ngoại tệ. - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đồng Việt Nam và Ngoại tệ.

- Thanh toán xuất nhập khẩu.

- Nhận mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh. - Bảo lãnh và tái bảo lãnh.

- Phát hành thể tín dụng Vietcombank – Visa Card, Vietcombank – Master Card, Vietcombank American Express.

- Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Master Card, American Express, JDB và Dinners Club

- Thực hiện thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT, Money Gram… - Thực hiện thuê mua tài chính

3.3. BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU NHÂN SỰ3.3.1. Tình hình nhân sự 3.3.1. Tình hình nhân sự

Với tổng số cán bộ hơn 217 người trong đó có Hội sở chính là 130 người, còn 87 người làm việc ở ba chi nhánh và một phòng giao dịch. Với mỗi cán bộ có trình độ nhất định, VCB Cần Thơ đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của thành phố, từng bước cải thiện Tp. Cần Thơ.

3.3.2. Bộ máy tổ chức

3.3.2.1. Chức năng – nhiệm vụ các phòng, ban

a) Phòng hành chánh nhân sự

Thực hiện nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban, tạo điều kiện cho các phòng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình như cung cấp thiết bị đồ dùng, bố trí nhân lực, chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên, tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí…

b) Phòng kinh doanh dịch vụ

Thực hiện các hoạt động về kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ chuyển tiền nhanh Moneygram, phát hành và thanh toán hai loại thẻ tín dụng quốc tế Visacard, Mastercard. Mở tài khoản ATM, thực hiện tư vấn mua bán chứng khoán.

c) Phòng kế toán

Thực hiện các bút toán liên quan quá trình thanh toán như: ủy nhiệm thu, kế toán các khoản thu chi trong ngày. Mở tài khoản mới cho khách hàng, thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, với ngân hàng khác và với ngân hàng Trung ương.

d) Phòng kiểm tra nội bộ

Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các phòng ban trong việc thực hiện các quy định của ngân hàng Trung ương, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ tín dụng ngân hàng, thanh toán ngoại hối…

e) Phòng ngân quỹ

Là nơi mà các khoản thu, chi bằng tiền mặt, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị được thực hiện khi có nhu cầu về tiền và có xác nhận của phòng kế toán hoặc phòng kinh doanh dịch vụ khách hàng, khách hàng sẽ đến nhận tiền tại phòng ngân quỹ.

f) Phòng thanh toán quốc tế

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu bằng phương pháp thanh toán: tín dụng, chuyển tiền…Đặc biệt nhờ vào mối quan hệ đại lý mật thiết với ngân hàng trên thế giới nên các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như L/C, bảo lãnh, chuyển tiền…được thực hiện nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm chi phí.

g) Phòng quan hệ khách hàng

Thực hiện quá trình thẩm định phương án, ký kết hợp đồng, đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

h) Phòng quản lý rủi ro

Phòng có nhiệm vụ định kỳ soạn thảo chính sách rủi ro tín dụng, theo dõi quá trình thực hiện và các thông tin liên quan để thường xuyên cập nhật chính sách rủi ro, đánh giá mức độ thực hiện chính sách và điều chỉnh, trực tiếp tham gia vào quy trình tín dụng đến khách hàng.

i) Phòng quản lý nợ

Quản lý hồ sơ tín dụng, phối hợp với cán bộ quản lý rủi ro để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng và hỗ trợ cán bộ quan hệ khách hàng trong việc theo dõi tình hình khoản vay, là nguồn cung cấp thông tin chính xác cho quản lý góp phần giảm thiểu rủi ro tác nghiệp.

j) Phòng vốn

Thực hiện các nghiệp vụ như quản trị thanh khoản; kế toán vốn, kinh doanh ngoại tệ; thiết kế, điều chỉnh lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay phù hợp với tình hình và cung cấp vốn tại địa bàn kinh doanh đầu tư. Phòng vốn chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo về tính chính xác, hiệu quả của công tác quản trị vốn, quản trị thanh khoản, kinh doanh ngoại tệ và chất lượng công tác.

k) Phòng vi tính

Thực hiện việc quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được thực hiện một cách thông suốt thông qua hệ thống mạng máy tính.

l) Chi nhánh Cấp II Sóc Trăng - Chi nhánh Cấp II Bạc Liêu - Chi nhánh Cấp II Trà Nóc - Phòng giao dịch Ninh Kiều

- Thực hiện mọi nghiệp vụ giống như Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ. - Góp phần mở rộng mạng lưới, nâng cao khả năng giao dịch trực tiếp với khách hàng.

- Thu hút thêm một lượng lớn khách hàng là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.

3.3.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC

Phòng Vốn Phòng Giao dịch Ninh Kiều Phòng Quản lý nợ Phòng Kinh doanh dịch vụ Phòng Hành chính nhân sự Phòng Quản lý rủi ro Phòng Kế toán Phòng Giao dịch Vĩnh Long Phòng Ngân quỹ Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Vi tính Phòng kiểm tra nội bộ (Nguồn: Phòng Hành chánh nhân sự VCB – CT)

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2005–2007

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB CẦN THƠ

QUA BA NĂM ĐVT: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) tiềnSố (%) Tổng thu nhập 229 273 202 44 19,21 -71 -26,01 - Thu nhập lãi 198 226 175 28 14,14 -51 -22,57

- Thu nhập phi lãi 31 47 27 16 51,61 -20 -42,55

Tổng chi phí 195 241 147 46 23,59 -94 -39,00

- Chi phí lãi suất 133 150 102 17 12,78 -48 -32,00

- Chi phí phi lãi 62 91 45 29 46,77 -46 -50,55

Lợi nhuận 34 32 55 -2 -5,88 23 71,88

Bất kỳ một ngân hàng, một tổ chức tín dụng hay một tổ chức kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển điều bắt buộc phải làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất đồng thời phải giảm thiểu được những bất trắc có thể xảy ra là vấn đề quyết định. Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ từ khi đi vào hoạt động cho đến nay đã đạt được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ tăng trưởng khá cao mặc dù cũng gặp không ít những khó khăn. Đó là nhờ vào những chiến lược, chính sách đúng đắn của Ban lãnh đạo kết hợp với sự quyết tâm của toàn thể nhân viên giúp cho Ngân hàng từng bước tạo được lòng tin ở khách hàng, khẳng định được vị trí của mình đối với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn năm 2005 đến 2007 có sự biến động. Cụ thể tổng thu nhập và tổng chi phí ở năm 2006 đều đạt mức cao hơn tổng thu nhập và tổng chi phí năm 2005 (tổng thu nhập tăng 19,21% và tổng chi phí tăng 23,59%). Tổng thu nhập tăng là một kết quả khả quan. Việc phân bổ vốn của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động đầu tư cho vay vì vậy mà khoản mục thu nhập từ lãi của Ngân hàng chiếm tỷ lệ rất cao (năm 2006 thu nhập từ lãi tăng 14,14%). Tư đó, ta thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng hiện nay như thế nào. Nó ảnh hưởng và chi phối hầu như toàn bộ lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó, việc quản lý về thu nhập từ hoạt động tín dụng trong Ngân hàng hiện nay là quan trọng nhất. Thực chất sự tăng lên của tổng chi phí là do sự tăng lên của khoản mục chi phí trả lãi vì huy động vốn cũng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng (năm 2006 tăng 12,78% so với năm 2005) đồng thời khoản mục chi phí ngoài lãi cũng tăng với tỷ lệ là 46,77% vì VCB Cần Thơ có xu hướng mở rộng thị trường, gia tăng các dịch vụ nên Ngân hàng phải bỏ ra những khoản chi phí quảng cáo cho đơn vị, tiền, quà tặng cho khách hàng trúng thưởng, tiền đầu tư thêm các thiết bị hiện đại… Vì khoản chênh lệch giữa tổng chi phí và tổng thu nhập năm 2006 cao hơn nhiều năm 2005 nên lợi nhuận thu về của VCB Cần Thơ năm 2006 ít hơn so với năm 2005 tức giảm 5,88%.

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Qua ba năm, lợi nhuận năm 2007 đạt mức cao nhất là 55 tỷ đồng, tăng hơn năm 2006 là 71,88% . Lợi nhuận năm 2007 tăng cao biểu hiện hoạt

động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Điều này là do ngân hàng không những tập trung phát triển sản phẩm mới mà còn luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình trong những nghiệp vụ truyền thống, từng bước hoàn thiện nghiệp vụ của mình, tinh gọn các thủ tục hoạt động nhằm giúp cho các khách hàng đến giao dịch được nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, ta thấy rằng, cũng trong năm 2007 này tổng thu nhập và tổng chi phí của VCB Cần Thơ giảm một cách đáng kể. Cụ thề tổng thu nhập giảm 26,01% và tổng chi phí giảm 39% so với năm 2006. Nguyên nhân chính của sự thay đổi đột ngột này là do VCB Cần Thơ thành lập thêm các Chi nhánh cấp II ở Sóc Trăng, Trà Nóc trong khoản thời gian ngắn. Mặt khác đây cũng là khoản thời gian có nhiều ngân hàng, chi nhánh ngân hàng hay phòng giao dịch được thành lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ nên môi trường cạnh tranh cũng trở nên khắc nghiệt hơn.

Nhìn nhận một cách tổng quan qua ba năm lợi nhuận của ngân hàng giảm rồi sau đó tăng, đây là một điều mà VCB Cần Thơ đã nổ lực và phấn đấu không ngừng để có thể duy trì sự ổn định cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong tương lai VCB Cần Thơ cần phải vận động hơn nữa để có thể đứng vững và không ngừng phát triển. Có như thế không những nâng cao được vị thế của Ngân hàng mà còn góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế địa phương.

0 50 100 150 200 250 300

Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

2005 2006 2007

Đồ thị 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB CẦN Tỷ đổng

3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG3.5.1. Thuận lợi 3.5.1. Thuận lợi

- Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ nằm ở vị trí thuận lợi, ngay trung tâm thành phố Cần Thơ – trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, Ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 28 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w