NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 38 - 91)

3.5.1. Thuận lợi

- Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ nằm ở vị trí thuận lợi, ngay trung tâm thành phố Cần Thơ – trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền trên địa bàn và Ngân hàng Ngoại thương Trung ương.

- Có quan hệ rộng rãi trong thanh toán với các ngân hàng trong và ngoài nước, tạo được uy tín nên đã thu hút được nhiều khách hàng thanh toán, chuyển tiần qua ngân hàng.

- Có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình với công việc, được đào tạo với các trưởng đại học trong và ngoài nước, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với công việc, chu đáo với khách hàng.

- Có hoạt động nghiệp vụ rất đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các thành phần kinh tế, dân cư tạo được niềm tin cho khách hàng.

- Có thế mạnh về vốn, đặc biệt là vốn ngoại tệ mạnh do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tài trợ.

3.5.2. Khó khăn

- Địa bàn thành phố Cần Thơ tập trung rất đông các Ngân hàng hoạt động. Do đó, không tránh khỏi việc cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng, Việtcombank Cần Thơ cũng không tránh khỏi quy luật đó.

- Thiếu vốn trung và dài hạn để đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ do nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng ngày càng khan hiếm.

- Thời gian gần đây nước ta lại lâm vào tình trạng dịch cúm gia cầm, lạm phát tăng cao, giá vàng tăng đột biến… Do đó, tâm lý của người dân có nhu cầu dự trữ vàng hơn là đồng Việt Nam, điều đó đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn.

- Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản, lương thực xuất nhập khẩu nhưng hiện nay các doanh nghiệp thuộc lĩnh

vực này đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ

Trong tình hình kinh tế - xã hội và môi trường hoạt động ngân hàng hiện nay, đòi hỏi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ nói riêng phải cơ cấu lại các hoạt động kinh doanh của mình để giữ vững vai trò là ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu và sớm có thể hội nhập vào cộng đồng tài chính – ngân hàng quốc tế. Với phương châm đổi mới: “An toàn – hiệu quả - phát triển” và để phù hợp với định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, VCB Cần Thơ cần thực hiện tốt những mục tiêu sau:

- Thúc đẩy nhanh tiến trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào quản lý và cung ứng dịch vụ. Theo đó, các hệ thống quản lý khách hàng, quản lý tín dụng, quản lý tài chính, quản lý rủi ro… sẽ đuợc hoàn thiện và nâng cao chất lượng theo chuẩn mực quốc tế. Thêm vào đó sẽ phát triển và ứng dụng các dịch vụ trên nền tảng công nghệ tiên tiến, tạo thêm nhiều lợi ích mới cho khách hàng và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Tranh thủ sự chỉ đạo của thành ủy, UBND thành phố, ngân hàng cấp trên và các cơ quan ban ngành tạo sự hổ trợ, giúp đỡ trong tổ chức và thực hiện.

- Hoàn thiện quá trình cổ phần hóa. Mục tiêu đặt ra cho quá trình cổ phần hóa là nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng hoạt động và thay đổi phương thức quản trị mới.

- Duy trì tranh thủ vốn vay từ trung ương để đảm bảo cân đối, kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đẩy mạnh hình thức huy động vốn, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn hoạt động nhằm nâng cao năng lực tài chính.

- Mở rộng hơn nữa thị trương tín dụng, nâng cao vòng quay của vốn trên cơ sở chọn lọc, thẩm dịnh và quản lý chặt chẽ các món vay, đảm bảo có hiệu quả và an toàn.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm mới đi liền với việc phát huy lợi thế các sản phẩm truyền thống (thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ…). Đồng thời, chủ động tiếp cận với khách hàng để

- Đảm bảo tính minh bạch, thông suốt rong chỉ đạo, điều hành, tăng cường cơ sở vật chất lỹ thuật.

- Thường xuyên phát động phong trào thi đua lao động giỏi, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do trung ương và địa phương phát động.

- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Bằng sự năng động, sáng tạo của mình, VCB Cần Thơ đã có một hướng đi tốt. Với bề dày kinh nghiệm, ngân hàng tiếp tục phát triển không chỉ đạt hiệu quả trong kinh doanh dịch vụ mà còn góp phần đầu tư tín dụng nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương ngày một khởi sắc hơn.

Chương 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ

4.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG NGUỒN VỐN VÀ VỐN HUY ĐỘNG CỦAVIETCOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA BA NĂM VIETCOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA BA NĂM

4.1.1. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh

Trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào thì nguồn vốn kinh doanh cũng luôn nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong xu thế cạnh tranh gay gắt hiện nay thì nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như doanh nghiệp ngày càng cao. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng thế và nó phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn. Nó không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả ngân hàng phải biết tự chăm lo về nguồn vốn. Để hoạt động của Ngân hàng được phát triển và ngày càng được mở rộng thì nguồn vốn của Ngân hàng phải được đảm bảo một cách an toàn. Nguồn vốn đó có thể do huy động, vốn hội sở, đi vay hoặc cũng có thể từ các tài sản nợ khác của Ngân hàng. Tùy theo cơ cấu nguồn vốn mà mỗi thành phần trong nguồn vốn chiếm một tỷ lệ khác nhau. Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ qua ba năm 2005, 2006, 2007 được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2: TỔNG NGUỒN VỐN CỦA VCB CẦN THƠ QUA BA NĂM

ĐVT: tỷ đồng

KHOẢN MỤC Số tiền2005 (%) Số tiền2006 (%) Số tiền2007 (%) Chênh lệch2006/2005(%) Chênh lệch2007/2006(%)

Vốn huy động 950 31,81 790 32,31 918 41,17 -160 -16,84 128 16,20

Vốn vay NHTW 1.823 61,05 1.486 60,78 1.171 52,51 -337 -18,47 -315 -21,20

Vốn chủ sở hữu 114 3,82 37 1,51 35 1,57 -77 -67,54 -2 -5,41

Vốn khác 91 3,32 132 5,40 106 4,75 41 45,05 -26 -19,70

Tổng nguồn vốn 2.978 100 2.445 100 2.230 100 -541 -18,12 -215 -8,79

Xem xét nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ chúng ta nhận thấy rằng vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng Trung Uơng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Trong đó, vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 50% còn vốn huy động chiếm từ 30 – 40% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên nguồn vốn vay này lại có chiều hướng giảm qua ba năm: từ 61,05% ở năm 2005 xuống còn 52,51% năm 2007. Do được ưu tiên phát triển nên nguồn vốn huy động được tăng dần qua các năm, dần thay thế vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương. Năm 2005 vốn huy động chiếm 31,81% trong tổng nguồn vốn, năm 2006 tăng lên 32,31% và tăng cao nhất qua ba năm khi sang năm 2007 vốn huy động đạt mức 41,17% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm là nhờ vào việc Ngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này. Trong ba năm qua, Chi nhánh đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động, đồng thời việc đa dạng hóa các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như: gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc thăm trúng thưởng, gửi tiền có

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2006 2007 Vốn khác Vốn chủ sở hữu Vốn vay NHTW Vốn huy động

khá hơn, ý thức tiết kiệm của người dân ngày càng được phát huy và cũng nhờ qua quảng bá, quảng cáo, sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nhân viên Ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho người dân thấy được lợi ích của việc gửi tiền, cho họ thấy được sự an toàn, khả năng sinh lợi như thế nào. Đặc biệt, năm 2007 là năm Ngân hàng Vietcombank thực hiện cổ phần hóa và chính thức lên sàn chứng khoán nên đã thu hút được một lượng vốn đầu tư vào ngân hàng và góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Vì vậy mà Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn hơn.

Hầu hết các Ngân hàng thương mại không riêng gì VCB Cần Thơ, nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của khách hàng hoặc để đảm bảo cho khả năng chi trả và thanh toán của chi nhánh trong những điều kiện cấp thiết. Vì vậy, ngoài vốn huy động tại chỗ Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng Trung Ương. Mặc dù, nguồn vốn này được vay với lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động vốn của ngân hàng, nhưng đây là nguồn vốn chính nhằm giúp ngân hàng có đủ vốn để cung cấp tín dụng cho khách hàng khi vốn huy động tại chỗ còn hạn chế. Tuy nhiên, vì nguồn vốn này một mặt phải chịu lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên gây ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận, mặt khác nó sẽ làm giảm tính chủ động của ngân hàng trong việc đầu tư và cho vay vốn cho nên Ngân hàng luôn phấn đấu giảm nguồn vốn này. Chính vì thế, qua bảng số liệu ta thấy vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương có xu hướng giảm qua ba năm trong tổng nguồn vốn.

Qua ba năm từ năm 2005 đến năm 2007 vốn chủ sở hữu và vốn khác tăng giảm không đều. Vốn chủ sở hữu năm 2006 giảm 67,54% trong khi vốn khác tăng 45,05% so với năm 2005, ờ năm 2007 thì vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm xuống 5,41% nhưng vốn khác lại giảm và giảm với tỷ lệ là 19,7% so với năm 2006. Đây là những yếu tố tài chính quan trọng trong việc đảm bảo đối với các khoản nợ khách hàng và được Ngân hàng dùng để trích lập các quỹ : quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng…

Nhìn chung, Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ vẫn đang trên đà hoạt động và phát triển tốt, không có sự biến động quá mức về cơ cấu. Tuy nguồn vốn qua ba năm của Chi nhánh có giảm nhưng điều đó không có nghĩa là quy mô hay

phạm vi hoạt động của Ngân hàng bị thu hẹp mà ở đây trong giai đoạn này mạng lưới hoạt động của VCB Cần Thơ đã được mở rộng thêm qua việc hoạt động song song của các Chi nhánh cấp II: Chi nhánh cấp II Sóc Trăng và Chi nhánh Cấp II Trà Nóc. Đây là minh chứng cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua.

4.1.2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh

Vốn là yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vốn được xem là thành phần đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành và phát triển của ngân hàng. Ngoài nguồn vốn do ngân hàng cấp trên cấp thì phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, để có được nguồn vốn cho việc mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế, ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm bậc thang, tiền gởi tiết kiệm bậc thang có tặng khuyến mãi, tiền gởi tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi trên địa bàn, ở đây chủ yếu là tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Bảng 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

ĐVT: tỷ đồng

KHOẢN MỤC Số tiền2005 (%) Số tiền2006 (%) Số tiền2007 (%) Chênh lệch2006/2005(%) Chênh lệch2007/2006(%)

Tổng vốn huy động 950 100 790 100 918 100 -160 -16,84 128 16,20

- Vốn huy động thị trường liên NH 21 2,21 44 5,57 48 5,23 23 109,52 4 9,09

- Vốn huy động từ khách hàng 929 97,79 746 94,43 870 94,77 -183 -19,70 124 16,62

a) Tiền gửi không kỳ hạn 591 62,21 370 46,83 441 48,04 -221 -37,39 71 19,19

+ Tiền gửi thanh toán 573 60,32 356 45,06 416 45,32 -217 -37,87 60 16,85

+ Tiền gửi tiết kiệm 18 1,90 14 1,77 25 2,72 -4 -22,22 11 78,57

b) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 298 31,37 322 40,76 373 40,63 24 8,05 51 15,84

+ < 12 tháng 167 17,58 213 26,96 249 27,12 46 27,55 36 16,90

+ > 12 tháng 131 13,79 109 13,80 124 13,51 -22 -16,79 15 13,76

c) Tiền gửi khác 40 4,21 54 6,84 56 6,10 14 35,00 2 3,70

+ Kỳ phiếu, trái phiếu 37 3,90 44 5,57 45 4,90 7 18,92 1 2,27

+ Tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán

3 0,32 10 1,27 11 1,20 7 233.33 1 10,00

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank Cần Thơ có sự tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tổng vốn huy động giảm đi so với năm 2005 là 160 tỷ với tỷ lệ giảm là 16,84%; nhưng đến năm 2007 tổng vốn huy động đạt đến 918 tỷ tăng 16,2% tương đương tăng 128 tỷ so với năm 2006.

Tổng nguồn vốn huy động năm 2006 giảm so với năm 2005 là do khoản mục tiền gửi không kỳ hạn của vốn huy động từ khách hàng giảm và chủ yếu là tiền gửi thanh toán giảm mạnh (giảm 217 tỷ tương ứng giảm 37,87%). Bên cạnh đó, trong năm 2006, ngoài khoản mục tiền gửi thanh toán giảm mạnh thì khoản mục tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn, có kỳ hạn) cũng giảm theo, cụ thể là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giảm 4 tỷ tương ứng giảm 22,22%; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng giảm 22 tỷ tương ứng giảm 16,79%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sức ép cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại khác và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã áp dụng các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng gửi tiền vào. Để giải quyết tình trạng này Ngân hàng cần phải tập trung vào phát triển tiền gửi thanh toán. Qua số liệu thực tế, ta thấy việc huy động tiền gửi thanh toán của Ngân hàng là chưa tương xứng với năng lực và tiềm năng của thị trường bởi vì tiềm năng cho khoản tiền gửi thanh toán mà Ngân hàng có thể khai thác được là rất lớn như thẻ ATM, tài khoản của các doanh nghiệp, các dịch vụ Ngân hàng… Để bù đắp lại cho các khoản giảm trên, VCB Cần Thơ đã tập trung được nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 38 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w