Tình hình chung

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 55 - 91)

Bảng 7: TỶ TRỌNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

VCB CẦN THƠ

ĐVT: tỷ đồng KHOẢN MỤC Số tiền2005 (%) Số tiền2006 (%) Số tiền2007 (%)

Cho vay tài trợ XNK 9.329 63,7 9.631 63,

1 5.911 54,8

Cho vay khác 5.307 36,3 5.630 36,9 4.876 45,2

Tổng doanh số cho vay 14.637 100 15.261 100 10.787 100

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng VCB Cần Thơ)

63,7% 36,3% Năm 2005 54,8% 45,2% 63,1% 36.9% Năm 2006

Đồ thị 4: CƠ CẤU CHO VAY CỦA VCB CẦN THƠ QUA BA NĂM Hoạt động tín dụng tại Vietcombank Cần Thơ trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu những năm gần đây thường chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng mức cho vay của Ngân hàng. Đặc biệt, ưu thế của lĩnh vực tín dụng này là tỷ lệ nợ quá hạn 0% do sự tài trợ gắn liền với thương vụ.

Quan sát tình hình cơ cấu lợi nhuận tại VCB Cần Thơ, ta thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ lệ tương đối trên 80%. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của tín dụng tài trợ xuất nhấp khẩu đóng góp vào thu nhập của Ngân hàng bởi vì lĩnh vực tín dụng này thường chiếm tỷ lệ trên 50% tổng doanh số cho vay toàn Ngân hàng.

4.3.2. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ

Bảng 8: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP

KHẨU TẠI VCB CẦN THƠ QUA BA NĂM

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền2005 % Số tiền2006 % Số tiền2007 % Doanh số cho vay Tín dụng tài trợ XNK 9.329.982 63,7 9.631.327 63,1 5.911.792 54,8 NH 14.637.000 100 15.261.000 100 10.787.000 100 Doanh số thu nợ Tín dụng tài trợ XNK 9.341.673 63,9 9.666.327 63,9 5.691.588 55,1 NH 14.611.000 100 15.119.000 100 10.339.000 100 Dư nợ Tín dụng tài trợ XNK 1.772.466 65,4 1.440.458 63,1 1.275.655 62,1 NH 2.711.000 100 2.282.000 100 2.055.000 100 Dư nợ Tín dụng tài 1.742.614 65,1 1.606.462 61,1 1.358.057 69,8

Cho vay tài trợ XNK Cho vay khác

bình quân

trợ XNK

NH 2.679.000 100 2.628.000 100 1.946.000 100

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng VCB Cần Thơ)

Nhìn chung, ta thấy tình hình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại VCB Cần Thơ qua ba năm có xu hướng giảm cả về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ. Nguyên nhân chính là do các chỉ tiêu tín dụng của Ngân hàng qua các năm đều có chiều hướng tăng lên trong khi đó các chỉ tiêu tín dụng trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu lại có chiều hướng giảm và giảm với số lượng đáng kể và nguyên nhân của sự suy giảm này là do Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Cần Thơ thực hiện theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là phải tách số liệu, chuyển giao những sổ sách số liệu có liên quan đến các Chi nhánh cấp II từ cuối năm 2006 và năm 2007 về cho các Chi nhánh cấp II tự quản lý nên làm cho các chỉ tiêu về tín dụng nói chung và tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng giảm. Đặc biệt, các Chi nhánh cấp II này lại nằm ở vị trí khá thuận lợi, hầu như tập trung các khách hàng có mối quan hệ với Ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu như Chi nhánh cấp II Sóc Trăng, Chi nhánh cấp II Trà Nóc. Điều này tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho các khách hàng và chính vì vậy lượng khách hàng không còn tập trung chủ yếu ở VCB Cần Thơ nữa.

Đồ thị 5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP

KHẨU TẠI VCB CẦN THƠ QUA BA NĂM 4.3.2.1. Phân tích doanh số cho vay

Hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là một hoạt động rất nhạy với các yếu tố bên ngoài: tỷ giá hay các chính sách kinh tế của các nước nhập khẩu hay xuất khẩu. Bên cạnh đó, có thể doanh nghiệp tìm được đối tác và ký các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu có giá trị lớn nên các doanh nghiệp có thể tạm thời thiếu vốn ít hoặc nhiều trong giai đoạn đầu. Việc đi vay của các doanh nghiệp nhằm mua nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất theo các hợp đồng đã ký kết, ngoài ra còn có thể mua trang thiết bị mở rộng sản xuất, cải tiến trang thiết bị nâng cao năng suất. Chính vì vậy, với vai trò là ngân hàng đứng đầu trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu, nhiều năm qua, VCB Cần Thơ đã và đang mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong rất nhiều lĩnh vực: chế biến, công nghiệp, dệt may, vật tư… cùng với nhiều hình thức tài trợ khác nhau. Thông qua hoạt động tài trợ, Chi nhánh đã giúp cho rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình, điển hình như Cafatex, Gentraco, Mekong Cần Thơ, Petromekong… VCB Cần Thơ ngày càng xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế xã

0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Dư nợ bình quân

2005 2006 2007 triệu đồng

hội phát triển bằng việc mở rộng đầu tư cho nền kinh tế thông qua các doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế hiện nay, khi đất nước thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì vốn là một nhu cầu rất cần thiết cho mọi ngành nghề. Đã có nhiều doanh nghiệp đứng vững và trên đà phát triển cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, ngưng hoạt động… Do đó, sự quan tâm phân loại cho vay theo ngành nghề giúp Ngân hàng thấy được tỷ trọng cho vay trong từng ngành nghề để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Doanh số cho vay, chỉ tiêu thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thông qua bảng số liệu chi tiết được chia thành 4 lĩnh vực: ngành chế biến xuất nhập khẩu thủy sản, ngành chế biến và xuất khẩu lương thực, ngành xuất nhập khẩu phân bón – vật tư nông nghiệp và ngành nghề khác (phôi thép, xăng dầu, dệt may…)

Bảng 9: DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH KINH TẾ QUA BA NĂM

ĐVT: triệu đồng

NGÀNH 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%)

Chế biến thủy sản 5.126.526 55,0 5.114.235 53,1 2.193.275 42,4 -12.291 -0,24 -2.920.960 -57,11 Lương thực 2.348.567 25,2 2.364.306 24,5 1.726.243 29,2 15.739 0,67 -638.063 -26,98 Phân bón vật tư No 1.176.168 12,6 1.074.077 11,1 1.608.007 27,1 -102.091 -8,68 533.930 49,71 Khác 678.721 7,2 1.078.709 11,3 384.267 1,3 399.988 58,93 -694.442 -64,38 TỔNG 9.329.982 100 9.631.327 100 5.911.792 100 301.345 3,23 -3.719.535 -38,62 (Nguồn: Phòng Tín dụng VCB Cần Thơ)

Nhìn chung, tình hình doanh số cho vay diễn ra theo chiều hướng tăng giảm bất thường, cụ thể năm 2006 doanh số cho vay tăng 3,23% so với năm 2005 nhưng sang năm 2007 thì doanh số cho vay lại giảm và giảm với một tỷ lệ đáng kể là 38,62%. Nguyên nhân tăng là do tác động của nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định vẫn là chính sách của Ngân hàng về mở rộng quy mô và điều chỉnh cơ cấu tín dụng để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận và nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm do các khách hàng lớn của Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thủy sản giảm mạnh năm 2007. Mặt khác, do trong những năm gần đây các chính sách kinh tế và các quy định kiểm tra chất lượng của mặt hàng thủy sản nói riêng cũng như các mặt hàng khác nói chung rất nghiêm khắc. Ngoài ra, một mặt lượng khách hàng chủ yếu là các khách hàng truyền thống một mặt VCB Cần Thơ nay hoạt động song song bên cạnh các chi nhánh cấp II tọa lạc các khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên lượng khách hàng này chuyển sang giao dịch với các chi nhánh cấp II đó, lượng khách hàng tại VCB Cần Thơ giảm. Trong khi đó, tỷ trọng về doanh số cho vay trong các lĩnh vực còn lại mặt dù có tăng nhưng rất ít vì đa phần họ là những doanh nghiệp lớn nên việc vay vốn của họ nhiều, chủ yếu họ sử dụng vốn tự có của công ty để thực hiện theo các hợp đồng xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, một vấn đề thời sự có liên quan chặt chẽ đến xuất nhập khẩu là việc đồng đôla Mỹ rớt giá đầu năm 2008. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn hoạt động một cách đều đều, không quan tâm, không tận dụng được cơ hội trong việc dự đoán về giá trị tương lai của đồng đôla Mỹ.

55,0 53,1 42,4 25,2 24,5 29,2 12,6 11,1 27,1 7,2 11,3 1,3 0 10 20 30 40 50 60 2005 2006 2007 Chế biến thủy sản Lương thực Phân bón vật tư No Khác %

Ngành thủy sản là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của vùng hiện nay, vì thế tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ ngành này không những có doanh số cho vay cao mà nó còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay theo ngành nghề. Nhìn chung tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến thủy sản giảm qua các năm và giảm mạnh nhất ở năm 2007. Năm 2006 doanh số cho vay tài trợ ngành này giảm rất ít so với năm 2005 chỉ giảm 0,24% và ở 2007 thì doanh số cho vay giảm rất mạnh với tỷ lệ 57,11%. Như chúng ta đã biết, thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là Nhật bản, EU, Hoa Kỳ… Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu thủy sản của nước ta gặp rất nhiều khó khăn, một số thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực có nguy cơ bị mất bởi vì các doanh nghiệp chế biến thủy sản nước ta vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường này, cụ thể đến cuối tháng 6/2007, nước ta đã xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 6.000 lô hàng thủy sản, nhưng có đến 94 lô bị phát hiện dư lượng kháng sinh cấm (chiếm tỷ lệ 1,6%)vì vậy các thị trường này đã dựng lên các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản nhập khẩu. Mặt khác, tôm sú và cá da trơn là hai sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của nước ta. Nhưng trong những năm qua, đã xuất hiện quá nhiều khó khăn đối với các sản phẩm thủy sản này. Cá da trơn gặp rào cản về thương mại khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tôm sú thì gặp rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Chính vì vậy sản lượng chế biến cung cấp theo hợp đồng xuất khẩu giảm. Một nguyên nhân khác dẫn đến doanh số cho vay tài trợ lĩnh vực chế biến thủy sản giảm là do việc gắn chặt với đồng đôla Mỹ trong thanh toán xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã lấy đi cơ hội hưởng lợi từ việc đồng USD suy yếu. Tính cả năm 2007, đồng USD đã rớt giá hơn 10% so với các loại ngoại tệ chủ chốt, trong đó riêng với đồng euro tỷ lệ này lên đến 13%. Chính sự “nhất quán” về chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu ỷ lại, chẳng bận tâm gì với việc thanh toán bằng đồng USD, dù sức khỏe đồng tiền này có ra sao đi nữa thì so với tiền đồng nó đã được Nhà nước bảo hiểm.

Tóm lại, mặc dù tỷ trọng doanh số cho vay của ngành này giảm qua các năm nhưng vẫn là ngành nắm giữ lượng cho vay cao nhất trong tất cả các ngành được Ngân hàng tài trợ.

b) Ngành lương thực

Đa số các doanh nghiệp thuộc ngành này là các công ty sản xuất và chế biến gạo. Và trong lĩnh vực này, Vietcombank Cần Thơ chủ yếu tài trợ xuất khẩu gạo tập trung các công ty lớn như: công ty Mekông Cần Thơ, công ty Cổ phần Gentraco… Doanh số cho vay tài trợ lĩnh vực này chỉ đứng sau lĩnh vực chế biến thủy sản và tỷ trọng của nó qua ba năm trong tổng doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế như sau: năm 2005, ngành lương thực chiếm tỷ trọng 25,2%, năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống còn 24,5% về lượng nhưng về giá trị tăng lên 0,67% và sang năm 2007 thì lại tăng lên đạt mức cao nhất là 29,2% trong tổng doanh số cho vay theo ngành. Việt Nam là một trong hai cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới. Kết thúc năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo đạt hơn 1,4 tỷ USD, chiếm vị trí nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới (chỉ sau Thái Lan). Hạt gạo Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đã có mặt trên các thị trường lớn ở Đông Nam Á và những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản; ngoài ra, sản phẩm gạo của Việt Nam cũng có khả năng sẽ vươn tới một số thị trường tiềm năng của châu Phi, Trung Đông và Mỹ La-tinh. Nguyên nhân chính của xu hướng tăng tỷ trọng qua ba năm trong lĩnh vực cho vay tài trợ này là do vào thời điểm cuối năm 2006 giá gạo trong nước tăng cao, năm 2007 người dân trồng lúa ở các tỉnh ĐBSCL đều được mùa vànhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng: Hàn Quốc mới dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo, Indonexia cũng vừa mở ra khả năng nhập gạo sau một thời gian cấm nhập…làm cho xuất khẩu gạo được giá. Do đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo cần thêm vốn thu mua lúa gạo trong nước đáp ứng đứng các hợp đồng xuất khẩu.

c) Ngành phân bón vật tư nông nghiệp

Đây là nhóm ngành bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, đáp ứng cho nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp Qua ba năm, doanh số cho vay tài trợ nhóm ngành này giảm rồi lại tăng: năm 2006 giảm 8,68% so với năm 2005 và năm 2007 thì tỷ trọng của nhóm ngành này tăng vọt từ 11,1% lên 27,2% tức tăng 49,71% so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số cho vay tài trợ nhóm ngành này giảm năm 2006 là do ngành sản xuất kinh doanh phân bón trong nước đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất vụ hè thu vì lượng phân urê tồn kho ở hai Nhà máy đạm Phú Mỹ và Nhà máy đạm Hà Bắc cùng với

lượng phân urê nhập khẩu và các doanh nghiệp sản xuất ổn định. Sang năm 2007, doanh số cho vay tăng vọt là do giá vàng, xăng dầu tăng lên kéo theo giá vật tư nông nghiệp và phân bón tăng vùn vụt. Tình hình lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến hệ thống phân phối phân bón, vật tư nông nghiệp làm cho các doanh nghiệp đứng trước sức ép tăng giá trên thị trường nhưng do nhu cầu mạnh nên các doanh nghiệp vẫn phải ra hàng và nhập hàng liên tục chính vì vậy mà doanh số cho vay tài trợ nhóm ngành này tăng mạnh.

d) Ngành nghề khác

Các lĩnh vực khác có nhu cầu tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu hiện nay thường là các doanh nghiệp không lớn, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này chủ yếu như: dầu khí, dệt may…. Qua biểu đồ ta thấy nhóm ngành này có đường doanh số cho vay tài trợ tăng lên rồi giảm xuống đột ngột. Năm 2006, nhóm ngành này tăng lên đạt mức 11,3% là do Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn tăng của doanh nghiệp và do doanh số cho vay tài trợ của các nhóm ngành chế biến thủy sản và phân bón vật tư nông nghiệp giảm và giảm với tỷ lệ tương ứng là 0,24% và 8,68%. Còn trong năm 2007, tỷ trọng của nhóm ngành khác này giảm xuống một cách đáng kể còn 1,3% do nhu cầu thị trường nhập khẩu nước ngoài về các mặt hàng này của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh giảm cho nên nhu cầu vay vốn của họ không nhiều vì vậy trong năm này nhóm ngành này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay tài trợ của Ngân hàng.

Nhìn chung, doanh số cho vay của nhóm ngành khác chỉ là một phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng mà nó chiếm là rất nhỏ, điều này cũng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 55 - 91)