BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến dự ĐỊNH ở lại THÀNH PHỐ HAY về QUÊ làm VIỆC SAU KHI tốt NGHIỆP của SINH VIÊN đại học KINH tế đại học đà NẴNG (Trang 40 - 42)

1. Kết quả nghiên cứu

Qua nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã xác định 4 nhân tố ảnh hưởng đến Dự định ở lại thành phố hay về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên theo thứ tự mức độ ảnh hưởng là “ Thu nhập kỳ vọng”, “Cơ hội việc làm”, “Người thân” và “Chính sách hỗ trợ”. Trong đó, yếu tố Thu nhập kỳ vọng tác động nhiều nhất, rồi đến “Cơ hội việc làm” đứng thứ nhì, yếu tố “Người thân” đứng thứ ba và cuối cùng là “Chính sách hỗ trợ”. Bên cạnh đó, các nhân tố khác tuy cũng có tác động nhưng khơng đáng kể và khơng tác động vào đại bộ phận sinh viên.

Hàm ý được rút ra từ bài nghiên cứu là: Dự định ở lại thành phố hay về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng sẽ bị ảnh hưởng bởi Thu nhập kỳ vọng mà sinh viên hướng đến, các Cơ hội việc làm mà sinh viên có thể tiếp cận. Bên cạnh đó, thì yếu tố Người thân và Chính sách hỗ trợ cũng cũng cũng tác động đến vì 2 yếu tố này là những yếu tố hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên.

Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một căn cứ khoa học thực tiễn về suy nghĩ, nhận thức của sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khi lựa chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp.

2. Hàm ý chính sách

Thơng qua kết quả của q trình khảo sát, phân tích và kiểm định các nhân tố, nhóm xin đề xuất một số ý kiến:

Theo như kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy yếu tố về thu nhập có ảnh hưởng lớn nhất tới dự định chọn nơi làm việc của sinh viên. Vì vậy về phía doanh nghiệp , doanh nghiệp cần phải xem lương là một công cụ đắc lực trong quản trị

nguồn nhân lực, là đòn bẩy phát triển nguồn nhân lực vững mạnh nhất trong tất cả các cơng cụ. Vì lương là thước đo năng lực, thành tích và tiềm năng của

người lao động. Vì thế các doanh nghiệp nói chung cần xác định số bậc và mức lương các bậc (tùy vào trình độ,tay nghề) phù hợp,có các chế độ đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao . Bên cạnh đó,các doanh nghiệp ở các địa phương nói riêng phải xây dựng một mức lương hấp dẫn,phù hợp với tình hình kinh tế,nhu cầu cuộc sống hiện tại để tăng số sinh viên quay trở lại địa phương làm việc.Đối với sinh viên đang còn học tập cần quan tâm trau dồi trình độ chun mơn cũng như những kỹ năng cơ bản như ngoại ngữ và kỹ năng “mềm” như tính tổ chức, giao tiếp, tổ chức nhân lực hợp lý để nâng cao mức lương nhận được.

cũng là nhân tố tác động thứ 2 cho việc dự định nơi làm

Yếu tố cơ hội việc làm

việc của sinh viên. Nên đối với sinh viên, để tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đóng vai trị chủ động và tích cực trong suốt q trình học tập tại trường. Sinh viên cần chọn ngành học và nghề nghiệp phù hợp với sở thích,năng lực,nhu cầu xã hội. Ngồi học kiến thức và kỹ năng chun mơn tại trường đa, sinh viên cần được tăng cường thêm năng lực về một số mặt: Ngoại ngữ; kỹ năng mềm; phong cách làm việc chuyên nghiệp; phong cách làm việc chuyên nghiệp; văn thể mỹ.Về phía nhà trường, cần nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cần tập trung vào các nhiều hoạt động: Hoạt động đào tạo, hoạt động liên kết, hợp tác với doanh nghiệp: quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp cần được xây dựng trên nền tảng bình đẳng và có lợi cho hai bên nhằm góp phần vào sự phát triển chung cho xã hội. Trong việc hợp tác này, trường đại học sẽ cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; sáng tạo ra tri thức mới và chuyển giao cơng nghệ cho doanh nghiệp. Cịn về phía doanh nghiệp nên tạo mơi trường thuận lợi cho sinh viên đến tham quan, thực tập; tuyển dụng sinh viên sau khi ra trường, tham gia ngày hội việc làm của sinh viên do trường tổ chức. Cử các doanh nhân có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn đến báo cáo chuyên đề hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại trường. Ngoài ra, doanh nghiệp nên: Tạo kênh tuyển dụng chuyên nghiệp để thu hút ứng viên; Thu hút ứng viên bằng văn hóa cơng ty; phối hợp với các trường đại học tìm kiếm các ứng viên trẻ, tài năng.

Yếu tố người thân dù có mức độ ảnh hưởng thứ ba tới dự định chọn nơi làm

việc của sinh viên nhưng trong quá trình học tập, bên cạnh việc học, mỗi sinh viên nên xây dựng và duy trì mối liên hệ thường xuyên với những người họ hàng ,thầy cô, bạn bè hay những anh chị sinh viên khóa trên nhằm có được nhiều sự hỗ trợ cho quá trình tìm việc làm sau này của mình. Tuy nhiên thì yếu tố này cũng cịn tùy thuộc vào hồn cảnh của sinh viên như những sinh viên có anh em,họ hàng làm các chức vụ lớn thì sẽ có lợi thế cao.

Chính sách hỗ trợ tuy là yếu tố ảnh hưởng thấp nhất trong 4 nhân tố, nhưng đây

lương bổng được quan tâm nhất.Vì vậy, các địa phương cần nâng cao phát triển kinh tế - xã hội và thu hút nhân lực để tránh tình “chảy máu chất xám”. Cụ thể hơn, nên quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo cơ hội việc làm, kêu gọi đầu tư để thu hút và giữ chân sinh viên. Các doanh nghiệp nên có những biện pháp hỗ trợ cả vật chất và tinh thần cho sinh viên mới ra trường như hỗ trợ chỗ ở, lương bổng, điều kiện lao động, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho sinh viên để sớm thích nghi với mơi trường làm việc.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến dự ĐỊNH ở lại THÀNH PHỐ HAY về QUÊ làm VIỆC SAU KHI tốt NGHIỆP của SINH VIÊN đại học KINH tế đại học đà NẴNG (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)