IX. XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
6. Kiểm định SEM
Nhìn vào hình vẽ trên ta có thể dễ dàng nhìn thấy rằng các yếu tố về Người thân, Chính sách hỗ trợ, Cơ hội việc làm và Thu nhập kì vọng đều có sự tác động thuận chiều đến “Dự định ở lại thành phố hay về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng”. Và các yếu tố nêu trên đều được chấp nhận với các giả thuyết H3, H4, H5 và H6.
Cụ thể hơn ta có thể thấy rằng:
Yếu tố Thu nhập kì vọng có tác động mạnh nhất đến“Dự định ở lại thành phố hay về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng” với trọng số đã chuẩn hóa là 0,62. Trên thực tế điều này cũng dễ hiểu khi yếu tố “Thu nhập” gần như là những yếu tố mà khiến các bạn sinh viên cân nhắc và suy nghĩ về quyết định của họ, họ thường lựa chọn những nơi có chế độ lương bổng cao, yếu tố này tác động đến quyết định của sinh viên là rất lớn.
Yếu tố Cơ hội việc làm có tác động mạnh đến“Dự định ở lại thành phố hay về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng” với trọng số đã chuẩn hóa là 0,59. Trên thực tế yếu tố Cơ hội ln là yếu tố mà có ảnh hưởng lớn tới quyết định của các bạn sinh viên, họ ln muốn tìm cho mình những cơ hội tốt nhất sau khi ra trường để phát triển bản thân và củng cố về kĩ năng cũng như về kinh tế của họ.
Yếu tố Người thân có tác động khá cao đến“Dự định ở lại thành phố hay về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng” với trọng số đã chuẩn hóa là 0,26. Đây là yếu tổ tác động dễ hiểu vì thường những bạn có người tại thành phố họ sẽ cảm thấy có chỗ dựa hơn về tinh thần cũng như vật chất.
Yếu tố Chính sách hỗ trợ có tác động đến“Dự định ở lại thành phố hay về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng” nhưng thấp nhất so với các yêu tố nêu trên với trọng số đã chuẩn hóa là 0,16. Tuy trọng số thấp hơn các yếu tố cịn lại nhưng cũng khơng thể phủ nhận ảnh hưởng của nó tới dự định của sinh viên.
Từ bảng hệ số hồi quy chuẩn hóa, ta đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc dựa vào hệ số hồi quy Estimate, hệ số càng lớn thì mức độ tác động càng lớn. Đầu tiên, tất cả các hệ số chuẩn hóa đều dương nên có thể kết luận rằng 4 biến này ảnh hưởng thuận chiều đến dự định nơi làm việc của sinh viên. Trong đó biến tác động nhiều nhất đến dự định nơi làm việc của sinh viên là THUNHAPKYVONG (0.618), đứng thứ hai là COHOIVIECLAM. Khái niệm Thu nhập kỳ vọng giải thích được 61.8% sự biến thiên của dự định nơi làm việc, ta thấy mức độ phù hợp của mơ hình là khá cao
Tổng kết, theo kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng, thì 4 giả thuyết H3: Yếu tố có người thân sống tại thành phố tác động đến dự định ở lại thành phố hoặc về quê làm việc của sinh viên, H4: Yếu tố cơ hội việc làm tác động đến dự định ở lại thành phố hoặc về quê làm việc của sinh viên, H5: Yếu tố thu nhập kỳ vọng dự định ở lại thành phố hoặc về quê làm việc của sinh viên, H6: Yếu tố chính sách hỗ tác động đến dự định ở lại thành phố hoặc về quê làm việc của sinh viên đều được chấp nhận. Các giả thuyết H1, H2 bị bác bỏ.