KINH TẾ VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Quy hoạch nông thôn mới xã Thuận huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Trang 76 - 94)

1. Tổng kinh phí

- Tổng vốn đầu tư đến năm 2020 trên địa bàn xã dự kiến 151.585,7 triệu đồng (Chi tiết xem phụ biểu...).

Vốn đầu tư được phân bổ cho các lĩnh vực như sau:

a. Vốn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất: 44.870 triệu đồng, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư;

b. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 106.715,7 triệu đồng, chiếm 70,4% tổng vốn đầu tư, trong đó:

+ Đầu tư cho lĩnh vực giao thông: 38.744 triệu đồng; + Đầu tư cho điện sinh hoạt: 1.038,9 triệu đồng; + Đầu tư cho giáo dục: 9 tỷ đồng;

+ Đất tư cho y tế: 2 tỷ đồng;

+ Đất tư cho văn hóa: 12.730 triệu đồng;

+ Đất tư mở rộng và nâng cấp chợ xã: 1.082 triệu đồng; + Đất tư hệ thống nước sinh hoạt: 6 tỷ đồng;

+ Đất tư xây dựng mới trụ sở UBND xã: 13.690 triệu; + Đất tư lĩnh vực môi trường nông thôn: 4 tỷ đồng;

+ Đất tư chỉnh trang khu dân cư nông thôn: 18.150 triệu đồng;

c. Vốn đào tạo cán bộ: 280 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí và cơ cấu đầu tư

2.1. Nguồn vốn:

2.2.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất: 44.870 triệu đồng

+ Từ nguồn vốn huy động trong dân: 2.4950 triệu đồng + Từ nguồn vốn tín dụng: 27.355,5 triệu đồng.

+ Từ các doanh nghiệp: 15.019,5 triệu đồng.

2.2.2. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: 106.715,7 tr.đồng

+ Từ nguồn vốn ngân sách: 25.700 triệu đồng;

+ Từ nguồn vốn huy động trong dân: 12.712,1 triệu đồng; + Từ nguồn vốn tín dụng: 18.150 triệu đồng;

+ Từ nguồn vốn lồng ghép các chương trình: 34.721,7 triệu đồng; + Từ các doanh nghiệp: 15.432 triệu đồng.

2.2. Cơ cấu đầu tư

+ Từ ngân sách nhà nước: 25,700,0 triệu đồng chiếm 17% tổng vốn đầu tư

+ Từ các chương trình lồng ghép: 34.721,7 triệu đồng chiếm 23% tổng vốn đầu tư

+ Từ nguồn vốn tín dụng: 45.505,5 triệu đồng chiếm 30% tổng vốn đầu tư + Từ các doanh nghiệp: 30.451,5 triệu đồng chiếm 20% tổng vốn đầu tư + Từ nhân dân đóng góp: 15,207,0 triệu đồng chiếm 10% tổng vốn đầu tư

Biểu 24: Tổng hợp vốn và nguồn vốn đầu tư

TT Hạng mục đầu tư Tổng vốn Nguồn vốn đầu tư (triệu đồng)

(Tr.đ) nướcNhà Huy động nhân dân dụngTín Doanh nghiệp Lồng ghép TỔNG VỐN 151.585,7 25.700,0 15.207,1 45.505,5 30.451, 5 34.721,7 A HỖ TRỢ SX 44.870,0 - 2.495,0 27.355,5 15.019, 5 - B VỐN CSHT 106.715,7 25.700,0 12.712,1 18.150,0 15.432, 0 34.721,7 1 Giao thông 38.744,0 11.212,1 15.432,0 12.100, 0 11.212,1 2 Điện 1.038,9 1.038,9 3 Giáo dục 9.000,0 4.000,0 5.000,0 4 Y tế 2.000,0 2.000 5 Văn hóa 12.730,0 9.230,0 3.500,0 6 Chợ xã 1.082,8 1.082,8 7 Nước s.hoạt 6.000,0 4.500,0 1.500,0 8 Trụ sở UBND 13.690,0 7.690,0 6.000,0 9 Môi trường 4.000,0 4.000,0 10 Chính trang dân cư 18.150,0 18.150,0 C Đào tạo cán bộ 280,0 280,0

3. Kế hoạch đầu tư:

Vốn đầu tư dự kiến phân làm 2 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2011 – 2015 đầu tư 107.487,9 triệu đồng, phân cụ thể theo từng năm như sau:

+ Năm 2012 đầu tư 17.990,7 triệu đồng; + Năm 2013 đầu tư 38.128,8 triệu đồng;

+ Năm 2014 đầu tư 27.818,4 triệu đồng; + Năm 2015 đầu tư 23.550,0 triệu đồng;

- Giai đoạn 2016 – 2020 đầu tư 44.097,8 triệu đồng.

Biểu 25: Phân kỳ đầu tư

Tổng

vốn Phân kỳ đầu tư (tr.đ)

TT Hạng mục đầu tư Đầu tư Năm Năm Năm Năm

(tr.đồng) 2012 2013 2014 2015 2016-2020 TỔNG VỐN 151.585,7 17.990,7 38.128,8 27.818,4 23.550,0 44.097,8 A HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SX 44.870 4.183 8.715 9.773 10.600 11.600 B VỐN ĐẦU TƯ CSHT 106.715,7 13.808,2 29.413,8 18.045,9 12.950,0 32.497,8 1 Giao thông 38.744,0 4.674,0 6.910,0 3.905,0 8.380,0 14.875,0 2 Điện 1.038,9 224,2 488,8 325,9 3 Giáo dục 9.000,0 4.000,0 5.000,0 4 Y tế 2.000,0 2.000,0 5 Văn hóa 12.730,0 1.000,0 - - - 11.730,0 6 Chợ xã 1.082,8 1.082,8

7 Nước sinh hoạt 6.000,0 3.600,0 2.400,0

8 Trụ sở UBND xã 13.690,0 6.845,0 6.845,0

9 Môi trường 4.000,0 - 1.000,0 1.000,0 1.000,0 1.000,0

10 Chính trang nhà ở 18.150,0 3.630,0 3.570,0 3.570,0 3.570,0 3.810,0

11 Đào tạo cán bộ 280,0 280,0

4. XÁC ĐỊNH CÁC DANH MỤC ƯU TIÊN

Trong những năm tới cần ưu tiên đầu tư thực hiện các hạn g mục sau:

4.1. Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất:

- Giai đoạn 2011-2015:

+ Ưu tiên quy hoạch mở rộng diện tích cao su nhằm đạt tiêu chí về thu nhập vào năm 2020.

+ Ưu tiên trồng hoa cây cảnh ở khu trung tâm xã quy mô 3,3 ha nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hình thành thêm nghề mới, tăng thu nhập.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Hỗ trợ và phát triển nghề chế biến nông sản như Chuối khô, mủ cao su...

4.2. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Giai đoạn 2011-2015:

+ Đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung từ thác Xây

(nâng cấp hệ thống lắng, lọc, cải tạo đường ống và lắp đường ống đến các điểm dân cư cũ và mới);

+ Cải tạo và nâng cấp đường tuyến đường 0,4KV, trạm biến áp 50 KVA cho bản 6 và bản 1 cũ;

+ Chỉnh trang khu dân cư.

+ Đầu tư nâng cấp 2 tuyến đường liên xã; + Đào tào cán bộ

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Hoàn thiện hệ thống giao thông: Đường TL 586, đường liên thôn, trục thôn và đường sản xuất.

+ Xây dựng khu trung tâm xã + Mở rộng trạm y tế

+ Mở rộng chợ

+ Hoàn thành các hạng mục còn lại.

4.3. Đầu tư văn hoá – xã hội –cải thiện môi trường sinh thái:

- Giai đoạn 2011-2015:

+ Xây dựng mới nhà văn hóa của 5 thôn;

+ Đầu tư cơ sở vật chất giáo dục (xây dựng phòng học, đầu tư trang thiết bị...) cho các trường Mầm non, Tiểu học, sân chơi và tường bao trường Trung học cơ sở xã.

+ Đầu tư xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải của xã, đầu tư xe chuyên dụng để vận chuyển rác thải;

- Giai đoạn 2016-2020: + Xây dựng nhà văn hóa xã

+ Xây dựng khu văn hoá trung tâm xã (Công viên và các công trình phụ trợ).

PHẦN THỨ TƯ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH

Thực hiện quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Thuận sẽ mạng lại những hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường như sau:

1. Hiệu quả về kinh tế

Việc thực hiện quy hoạch sẽ mang lại hiệu quả kinh tế to lớn. Đầu tư theo phương án quy hoạch sẽ đáp ứng cơ bản về kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, kế cấu hạ tầng kinh tế xã hội và môi trường được xây dựng một cách đồng bộ, đáp ứng ngày càng cao cho nhu cầu về hưởng thụ phúc lợi xã hội của nhân dân, đồng thời đáp ứng được các tiêu chí nông thôn mới được quy định trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Đất đai được khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả, việc phân bổ quỹ đất phù hợp với nhu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực. Cơ cấu cây trồng vật nuôi được bố trí một cách hợp lý trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng, từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung để tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và để chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Nâng cao thu nhập bình quân đầu người; phấn đấu đến năm 2015 bình quân thu nhập đầu người của xã là 15,1 triệu đồng (gấp 2,3 lần so với năm 2010); đến năm 2020 đạt 76,7 triệu đồng gấp 5,0 lần so với năm 2015.

Biểu 26: Một số chỉ tiêu về kinh tế giai đoạn 2010-2020 T

T Chỉ tiêu

Giá trị sản xuất giá

hiện hành (tr.đồng) Cơ cấu giá trị sản xuất (%) Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Tổng giá trị sản xuất 22,7 60,1 325,8 100,0 100,0 100,0 I Nông - Lâm - Thuỷ sản 19,0 53,6 312,3 83,7 89,2 95,9

1 Sản xuất nông nghiệp 18,5 52,4 309,3 97,4 97,8 99,0

3 Lâm nghiệp 0,5 1,2 3,0 2,6 2,2 1,0

II Công nghiệp - TTCN - XDCB 1,2 2,0 4,5 5,3 3,3 1,4 III Thương mại - dịch vụ 2,5 4,5 9,0 11,0 7,5 2,8

Dân số 2.672 2.879 3.055

Bình quân giá trị sản

xuất/người 8,5 20,9 106,6

Bình quân thu nhập đầu

người 6,6 15,1 76,7

Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn bao gồm kinh tế hộ, trang trại, các tổ hợp tác sản xuất… sản xuất ổn định và có hiệu quả. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng chung của tỉnh và huyện.

Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển giao kỹ thuật sản xuất thâm canh, bền vững đặc biệt là sản xuất nông nghiệp công

nghệ cao, sản xuất ra các sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; ngoài ra đã xác định cụ thể quy mô diện tích của từng loại cây trồng, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, phát triển các loại cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai.

2. Hiệu quả xã hội

Các khu dân cư được xây dựng khang trang, bộ mặt nông thôn được đổi mới, góp phần tích cực vào quá trình giao lưu kinh tế xã hội với địa phương khác. Cơ bản hoàn thành bố trí dân cư, ổn định sản xuất… nhằm đảm bảo trật tự an ninh trong khu vực.

Nhờ vào việc xác định cơ cấu đầu tư phát triển ngành hợp lý, khai thác có hiệu quả đất đai nên hàng năm sẽ giải quyết việc làm mới cho 100-120 lao động. Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch tích cực, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp.

Nâng cao trình độ sản xuất của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế trang trại, hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Đến năm 2012 xã cơ bản không còn hộ nghèo. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,2% vào năm 2020; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 15% vào năm 2020. 100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng. 100% đường xã được bê tông nhựa, đường nội thôn được bê tông xi măng, đường sản xuất được cấp phối đá, 100% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.... Có 95% hộ gia đình đăng ký và đạt gia đình văn hoá hàng năm.

3. Hiệu quả về môi trường

Thực hiện quy hoạch sẽ mang lại hiệu quả môi trường to lớn, đặc biệt là việc bố trí sắp xếp lại khu dân cư nông thôn theo hướng văn minh kết hợp đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường như: nghĩa trang, nghĩa địa, công viên, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước, xử lý rác thải, bố trí công trình sản xuất... đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Đồng thời, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững bằng việc khai thác hợp lý đất đai, nguồn nước, đa dạng sinh học sẽ làm cho môi trường ở địa phương ngày càng trong lành hơn. Một số chỉ tiêu môi trường đạt được khi thực hiện quy hoạch như sau:

- 100% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh. - 100% hộ gia đình có nhà vệ sinh hợp vệ sinh. - Thu gom và xử lý 80 - 90% rác thải sinh hoạt.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường. - Đường làng ngõ xóm sạch đẹp, không bị ô nhiễm môi trường.

4. Các giải pháp thực hiện

4.1. Tuyên truyền vận động dân thực hiện xây dựng nông thôn mới

Thường xuyên tổ chức các cuộc tuyên truyền vận động toàn dân xây dựng nông thôn mới trên hệ thống truyền thanh công cộng, các cuộc hội họp thảo, sinh hoạt chi bộ, họp dân, thông qua các băng rôn tuyên truyền, biểu ngữ để cán bộ và người dân hiểu được vài trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng nông thôn mới, từ đó tự giác tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nơi cư trú và đóng góp chung vào xây dựng nông thôn mới của xã.

4.2. Giải pháp về huy động vốn

- Tranh thủ tối đa nguồn vốn gồm vốn đầu tư của nhà nước, vốn ngành, vốn vay tín dụng, vốn đóng góp của nhân dân. Trong đó nguồn vốn đầu tư của nhà nước từ các chương trình, các dự án giữ vai trò quan trọng.

+ Ngân sách hỗ trợ 100% vốn để đầu tư xây dựng công trình lớn như: đầu tư xây dựng đường liên xã, xây dựng UBND xã, đầu tư xây dựng khu văn hoá trung tâm, nước sinh hoạt, trường học...

+ Vốn ngành đầu tư tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, kéo điện …. - Ban hành quy chế lồng ghép các chương trình, dự án hoạt động trên địa bàn xã. Thực hiện hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm với cơ chế nhà nước hỗ trợ 70% vốn, nhân dân đóng góp 30% (công lao động, hiến đất…) để xây dựng các công trình như đường thôn xóm, kênh mương nội đồng và 50% - 50% đối với đầu tư xây dựng công trình văn hoá cấp thôn. Từ các hạng mục, các chương trình hỗ trợ sản xuất, cải tạo hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông, cơ sở vật chất phục vụ dân sinh, huy động tối đa sự đóng góp của dân, dự kiến mỗi năm huy động từ 5 đến 6 tỷ đồng của nhân dân đóng góp bằng tiền, ngày công và hiến đất xây dựng các công trình công cộng, dân sinh và đầu tư vào sản xuất.

- Huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp có tiềm năng tài chính để tham gia xây dựng nông thôn mới:

+ Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư chợ, tiểu thủ công nghiệp… là những lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận.

+ Kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới.

4.3. Giải pháp về các dự án ưu tiên

Ưu tiên xây dựng theo các hạng mục theo thứ tự sau:

- Đầu tư xây dựng nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng cơ sở trên địa bàn toàn xã, trong đó tập trung đầu tư vào các hạng mục chưa đạt tiêu chí nông thôn mới để làm trước.

- Hệ thống các công trình đầu mối phục vụ sản xuất và sinh hoạt - Hệ thống công trình hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hoá – TT).

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Hỗ trợ phát triển thương mại, dịch vụ

4.4. Đền bù giải phóng mặt bằng

- Vận động nhân dân phát huy tính tích cực trong việc đền bù giải phóng mặt bằng khi xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn xã. Tham gia đóng góp ngày công, hiến đất để xây dựng công trình khi được huy động (đặc biệt là đất để mở rộng và nâng cấp đường giao thông, đường điện, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục, đất xây dựng hội trường thôn...). Tham gia giám sát xây dựng các công trình đảm bảo chất lượng.

- Để đảm bảo việc thực hiện xây dựng các công trình một cách đồng bộ, đúng tiến độ thì công tác giải phóng mặt bằng là rất quan trọng. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến công việc đến bù giải toả là rất phức tạp, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực và đời sống kinh tế - xã hội của huyện. Vì vậy, chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo việc đền bù hiệu quả dứt điểm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, xây dựng công trình.

- Việc áp giá cần được thực hiện một cách minh bạch, đúng theo quy định về khung giá được ban hành đảm bảo quyền lợi của người bị mất đất, đồng thời tránh gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.

4.5. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ

- Phát huy có hiệu quả các nhân tố động lực mới (tin học hoá, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới và công nghệ sạch, bảo vệ môi trường)

Một phần của tài liệu Quy hoạch nông thôn mới xã Thuận huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Trang 76 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w