Quy hoạch ngành sản xuất nông nghiệp:

Một phần của tài liệu Quy hoạch nông thôn mới xã Thuận huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Trang 48 - 53)

I. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

2.Quy hoạch ngành sản xuất nông nghiệp:

2.1. Ngành trồng trọt

2.1.1. Cây lương thực

Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, tăng vụ, đưa nhanh các giống lúa, ngô mới và kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất để tăng năng xuất cây trồng.

Phấn đấu năm 2015 tổng diện tích đất sản xuất lương thực là 200,65 ha, Đến năm 2020: 220,65 ha.

Sản lượng lương thực có hạt đạt năm 2015 là: 402,6 tấn. Năm 2020 đạt 508,93 tấn.

Nâng mức lương thực bình quân/người từ 95 kg/người/năm năm 2010 lên 142 kg/người/năm năm 2015 và tăng lên 173 kg vào năm 2020, về cơ bản đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ.

*/ Cây Lúa: Giữ nguyên diện tích 0,65 ha

*/ Cây Ngô:

+ Diện tích ngô cả năm:

Năm 2015 là 200 ha, trong đó: 60% là ngô lai. Năng suất bình quân toàn xã đạt 20 tạ/ha, tăng 35 % so với năm 2010.

Năm 2020 diện tích là 220 ha, trong đó: 80 % là ngô lai. Năng suất bình quân toàn huyện đạt 23 tạ/ha tăng 15 % so với năm 2015.

+ Sản lượng ngô cả năm:

Đến năm 2015 sản lượng ngô bình quân đạt 400 tấn. Tăng 59,9 % so với năm 2010.

Đến năm 2020 sản lượng ngô bình quân đạt 506 tấn. Tăng 26,5% so với năm 2015. Cây ngô tập trung chủ yếu ở các vùng đồi thấp trên chân đất màu.

Biểu 13: Diện tích – Năng suất - Sản lượng cây lương thực

STT Hạng mục 2010 2015 2020

I Sản lượng lương thực 254,04 402,60 508,93

II Diện tích cây lương thực 171,15 200,65 220,65

1 Lúa cả năm

+ Diện tích (ha) 0,65 0,65 0,65

+ Năng suất (tạ/ha) 36,0 40,0 45,0

+ Sản lượng (tấn) 2,34 2,60 2,93

2 Cây ngô

+ Diện tích (ha) 170,5 200,0 220,0

+ Năng suất (tạ/ha) 14,8 20,0 23,0

+ Sản lượng (tấn) 251,7 400,0 506,0

2.1.2. Cây có bột

Cây có bột chủ yếu là sắn và khoai lang. Trong những năm tới sẽ giảm diện tích trồng sắn để chuyển sang trồng cao su.

Sử dụng các biện pháp canh tác sắn hợp lý để tăng năng suất, ổn định nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến tinh bột sắn đóng trên địa bàn xã và cải tạo môi trường đất.

*/ Cây sắn:

Vùng nguyên liệu sắn của xã Thuận tập trung chủ yếu ở các vùng dọc tỉnh lộ 586 và các thôn phía Bắc của xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2015 diện tích sắn sẽ giảm xuống còn 450 ha, sản lượng đạt 8.100 tấn.

Năm 2020 giảm xuống còn 320 ha, sản lượng đạt 6.080 tấn.

Bên cạnh việc xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến để ổn định quy mô sản xuất thì ngoài việc bố trí thời vụ thích hợp cần phải nâng cao năng suất bằng việc đưa giống mới vào thay thế các giống sắn địa phương như OMR 34-11-43, OMR 35-129-31 và KM94 đã qua khảo nghiệm tại địa phương để giải quyết vấn đề rải vụ, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.

*/ Cây khoai lang:

Diện tích khoai lang tăng nhẹ do nhu cầu không cao, chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi.

Diện tích đến năm 2020 là 10 ha, sản lượng 56 tấn.

STT Hạng mục Năm Năm Năm

2010 2015 2020

1 Khoai lang

+ Diện tích (ha) 8,0 10,0 10,0

+ Năng suất (tạ/ha) 51,0 54,0 56,0

+ Sản lợng (tấn) 40,8 54,0 56,0

2 Cây sắn

+ Diện tích (ha) 513,0 450,0 320,0

+ Năng suất (tạ/ha) 163,0 180,0 190,0

+ Sản lợng (tấn) 8.361,9 8.100,0 6.080,0

2.1.3. Cây công nghiệp hàng năm và cây thực phẩm

Một số cây hàng năm và cây thực phẩm trên địa bàn như rau đậu các loại, cây thuốc lá, ớt... có diện tích không nhiều và được trồng tận dụng trong vườn.

Phát triển sản xuất rau đậu theo hướng đa dạng về chủng loại, tập trung một số loại cây trồng chính như rau ăn lá, ăn củ… ứng dụng những công thức luân canh phù hợp với từng mùa vụ, từng loại đất. Khuyến khích trồng rau trái vụ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2.1.4. Cây công nghiệp lâu năm

*/ Cây cao su:

Xã Thuận có điều kiện đất đai và địa hình phù hợp với cây cao su, hiện nay UBND xã đang phối hợp với Công ty Thương mại Sài Gòn chuyển hơn 500 ha đất hoang hóa, đất trồng sắn, chuối và đất rừng sản xuất sang trồng cao su tiểu điền, đồng thời phát triển xen canh cây cao su trên đất nương rẫy. Dự kiến, đến năm 2015, cây cao su sẽ giúp thu nhập bình quân đầu người tăng lên và đạt chuẩn nông thôn mới.

Diện tích Cao su đến năm 2015 là 450 ha và đến năm 2020 là 600 ha. Vùng quy hoạch trồng cao su tập trung về phía Nam của xã và về phía Tây giáp sông SêPôn.

Giai đoạn 2011-2020 xã cần xây dựng kế hoạch trồng mới cao su hàng năm hợp lý trên cơ sở nguồn lực đầu tư của huyện hỗ trợ thực hiện các chính sách phát triển cây cao su và khả năng tự đầu tư của người dân.

Một số giải pháp phát triển cao su trên địa bàn xã:

- Sự phối kết hợp giữa cấp uỷ Đảng, Chính quyền và các đoàn thể phải thật sự đồng bộ trong các nội dung chỉ đạo, tuyên truyền, giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện.

- UBND xã cần tiến hành công tác giao đất sớm, chậm công tác giao đất dẫn đến việc triển khai các nội dung chậm theo, nhất là việc giải ngân vốn vay của ngân hàng.

- Công tác thanh lý rừng, cấp sổ đỏ cho dân cần phải được triển khai nhanh.

- Không nên quá chạy theo diện tích mà cần chú ý đến công tác đầu tư thâm canh; Trên vùng cao su năm thứ 3 không nên trồng sắn vì dễ làm tăng sâu bệnh hại và ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển cây cao su, nhằm bảo đảm sau 7 năm KTCB sẽ có sản phẩm thu hoạch.

- Diện tích phát triển cao su còn khá lớn. Tuy nhiên những vùng đồi núi cao, thổ nhưỡng không phù hợp (mang tính cục bộ) không nên để dân tự trồng cao su, mà phải có tư vấn của cơ quan chuyên môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ năm 1985 đến nay chưa có một cơn bão lớn nào ảnh hưởng lớn đến địa bàn nên người dân có tâm lý chủ quan. Vì vậy, cần đặc biệt quy hoạch vành đai rừng chắn gió, chú ý trồng xen vành đai chắn gió bằng nhiều tầng ( mây và keo) cho các tiểu vùng để bảo đảm an toàn và bền vững cho cây cao su, hạn chế rủi ro do thiên tai và trâu bò phá hoại.

- Cần phải lựa chọn giống có chất lượng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, thích hợp với các điều kiện ở địa phương, có khả năng chống chịu được với bão để hạn chế thiệt hại.

*/ Cây cà phê:

Đến năm 2020 giữ nguyên diện tích 10 ha. Trong những năm tới cần cải tạo lại vườn cà phê hiện có, chặt bỏ những vườn cây già cỗi và trồng bổ sung.

Để cây cà phê xã Thuận trong những năm tới phát triển một cách bền vững, hiệu quả, cần thực hiện những giải pháp sau:

+ Thực hiện quy trình kỹ thuật canh tác đất dốc hợp lý, bón phân đầy đủ, cân đối, đúng kỹ thuật. Trong đó cần chú trọng bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh với tỷ lệ thích hợp (20-30%), tăng cường sử dụng phân vi lượng qua lá, không nên chỉ sử dụng phân hóa học như thói quen của người dân từ trước đến nay.

+ Đa dạng hoá cây lâu năm trong vườn cà phê nhằm mục đích tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ cần thiết góp phần vào việc gìn giữ cân bằng môi trường sinh thái, giúp cây phát triển thuận lợi, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân.

Các loại cây trồng có thể trồng xen trong vườn cà phê như: bơ sáp ghép, cam sành, quít đường hoặc trồng xen cây hồ tiêu trong vườn cà phê.

+ Đối với chính quyền địa phương, cần đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để người trồng cà phê có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất nhằm mang lại hiệu quả.

+ Nhà nước cần có chính sách cho người trồng cà phê vay vốn ưu đãi, vì người trồng cà phê hiện đang gặp nhiều khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước thì nông dân không có điều kiện trồng mới lại diện tích cà phê đã già cỗi.

Rút kinh nghiệm những năm vừa qua, UBND xã đang triển khai quy hoạch mới và phục hồi vườn tiêu hiện có.

Diện tích ổn định đến năm 2020 là 20 ha, tăng 12,2 ha so với năm 2010. Sản lượng đạt 16 tấn.

Để đạt được mục tiêu trên cần thiết phải tập trung rà soát quy hoạch vùng trồng tiêu tập trung, phân tích đánh giá những vườn có khả năng phục hồi để xác lập tiến độ cải tạo giống mới, thâm canh từ đó xác lập phương án đầu tư cơ sở hạ tầng hợp lý.

Biểu 15: Quy hoạch năng suất – sản lượng cây lâu năm đến năm 2020

STT Loại cây trồng Năm Năm Năm

2010 2015 2020

I Cây lâu năm 1 Cao su

+ Diện tích (ha) 30 450 600

Diện tích cho sản phẩm 30 480

+ Năng suất (tạ/ha) 180 200

+ Sản lượng (tấn) 540 9600

2 Cà phê

+ Diện tích (ha) 10 10 10

+ Năng suất (tạ/ha) 9 11 13

+ Sản lượng (tấn) 9 11 13

3 Hồ tiêu

+ Diện tích (ha) 7,8 10 20

+ Năng suất (tạ/ha) 6,5 7,0 8,0

+ Sản lượng (tấn) 5,1 7,0 16,0

II Cây ăn quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Cây Chuối

+ Diện tích (ha) 247 250 300

+ Sản lượng (tấn) 3.112,2 3.500 4.500

2 Cây ăn quả khác

+ Diện tích (ha) 50 60 65

+ Sản lượng (tấn) 110 138 162

2.1.5. Cây ăn quả

*/ Cây Chuối:

Trong những năm qua cây Chuối là cây xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trong xã, dự kiến trong giai đoạn tới sẽ chuyển đổi một số diện tích đất vườn, đất đồi và đất trồng sắn sang trồng Chuối.

Vùng trồng chuối phát triển từ bản 1 cũ đến thôn 7.

*/ Cây ăn quả khác:

Các loại cây ăn quả phù hợp với đất đai thổ nhưỡng và khí hậu của xã là loại Bơ, Nhãn, cam, quít ...

Các loại cây này được trồng trong vườn nhà và trồng xen với cây cà phê sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.

Tổng diện tích cây ăn quả đến năm 2020 là 65 ha.

Một phần của tài liệu Quy hoạch nông thôn mới xã Thuận huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Trang 48 - 53)