Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để thúc đẩy phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu Quy hoạch nông thôn mới xã Thuận huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Trang 55 - 57)

I. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

5.Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để thúc đẩy phát triển sản xuất

xuất trên địa bàn xã Thuận

5.1. Phát triển trang trại

- Đến năm 2020 sẽ đầu tư phát triển các gia trại thành trang trại đạt tiêu chí của Bộ NN&PTNT. Tổng số trang trại đến năm 2020 là 76 trang trại.

- Các mô hình trang trại dự kiến phát triển gồm:

+ Trang trại trồng trọt: 40 trang trại, tập trung chủ yếu ở các thôn: Bản 1 cũ, bản 1 mới, thôn 2, thôn 3, thôn 5, thôn 6, thôn Úp ly… Đây là những thôn thuận lợi về địa hình, trình độ dân trí và dễ tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình trang trại gồm: Trồng chuối, Cao su, Cà phê trồng xen cây ăn quả, trồng Hoa... và kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi.

+ Trang trại chăn nuôi: 12 trang trại với quy trình nuôi khép kín (Trồng cỏ, sắn,…). Tập trung ở hầu hết các thôn trong xã.

Loại hình chăn nuôi gồm: Trang trại chăn nuôi gồm (chăn nuôi Bò lai, Nuôi lợn rừng, chăn nuôi gia cầm như gà vịt…).

Chăn nuôi theo mô hình này cho hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn, không tốn công chăn thả; nguy cơ về dịch bệnh cũng được hạn chế đến mức thấp nhất.

+ Trang trại lâm nghiệp và nông lâm kết hợp: khoảng 24 trang trại, hình thức là trồng cây lâm nghiệp kết hợp với khoanh nuôi bảo vệ rừng và chăn thả dưới tán rừng.

Tập trung ở các thôn như: thôn 5, thôn 3, Thuận trung 2, bản Giai…

- Quy mô trang trại:

Tổng diện tích đất quy hoạch dành cho trang trại đến năm 2020 từ 300- 500 ha, bình quân 1 trang trại có khoảng 4-5 ha.

Tổng nguồn vốn đầu tư cho 76 trang trại là 22,8 tỷ đồng. Bình quân một trang trại sẽ đầu tư khoảng 300 triệu đồng.

Trong đó, vốn tự có chiếm 60%, vốn vay ngân hàng CSXH và huy động từ nguồn khác chiếm 40%.

Lao động được sử dụng thường xuyên cho một trang trại là 10 người. Mức thu nhập bình quân của người lao động trong các trang trại từ 3-5 triệu đồng/người/tháng.

- Giải pháp:

Để kinh tế trang trại xã Thuận phát triển bền vững, cần có những chiến lược dài hơi nhằm tăng cường phát huy nội lực và khai thác tốt tiềm năng sẵn có. Muốn đạt được kết quả đó cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau:

+ Đẩy mạnh việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các chủ trang trại yên tâm đầu tư sản xuất và có điều kiện thế chấp vay vốn ngân hàng. Đây là vấn đề quyết định sự phát triển của kinh tế trang trại.

+ Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phù hợp với quy hoạch vùng, từ đó hình thành vùng chuyên canh, vùng chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lâm nghiệp...

+ Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức khoa học – kỹ thuật, quản lý, nhất là kiến thức tiếp thị, hạch toán kinh tế cho các chủ trang trại.

+ Phát huy vai trò của tổ chức hội như hội nông dân, nhằm cung cấp thông tin thị trường, mở rộng cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho các chủ trang trại.

+ Thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển trang trại.

Biểu 17: Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại đến năm 2020

STT Hạng mục Năm Năm Năm

2010 2015 2020

I Trang trại, gia trại 27 49 76

1 Trồng trọt 19 29 40

2 Chăn nuôi 1 5 12

3 Nông lâm kết hợp 7 15 24

II Vốn đầu tư bình quân/tr.trại (tr.đ) 35,9 180,0 300,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III Thu nhập bình quân/trang trại (tr.đ) 40 220 350

IV Diện tích bình quân/tr.trại (ha) 2,0 4,0 5,0

5.2. Liên kết bốn nhà

Trong những năm vừa qua mối liên kết “4 nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông trên địa bàn xã chưa thật sự chặt chẽ, đó là nguyên nhân gây trở ngại trong việc giải quyết đầu ra cho hàng hóa nông sản...

Để mô hình này thành công trên địa bàn xã Thuận cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau đây:

+ Tỉnh và huyện cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân trong phát triển sản xuất như: Đẩy nhanh công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bù lãi suất... để các hộ yên tâm đầu tư sản xuất và có

điều kiện thế chấp vay vốn ngân hàng, đặc biệt đối với các hộ trồng cao su, trồng cây ăn quả...

Tỉnh và huyện hoặc hội nông dân cần lập quỹ hỗ trợ sản xuất để hỗ trợ cho nông dân khi gặp rủi ro trong sản xuất.

Đẩy mạnh công tác quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến...

+ Trạm khuyến nông thường xuyên cử cán bộ xuống địa bàn giúp người dân trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và phòng trừ dịch bệnh.

+ Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã như Nhà máy chế biến tinh bột sắn, sau này là các nhà máy hoặc cở sở chế biến mủ cao su… phải ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ đầu vụ.

+ Người nông dân phải tôn trọng thực hiện các cam kết trong hợp đồng tiêu thụ đã ký.

Một phần của tài liệu Quy hoạch nông thôn mới xã Thuận huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Trang 55 - 57)