Về việc kiểm soát rủi rothanh khoản và rủi ro lãi suất:

Một phần của tài liệu CƠ sở lý LUẬN về cơ CHẾ QUẢN lý vốn tập TRUNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 43 - 47)

Toàn bộ rủi ro thanh khoản được chuyển giao từ các Chi nhánh về Hội sở VietinBank: Chi nhánh bán vốn về Hội sở chính và mua vốn của Hội sở chính. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và Chi nhánh đều được thực hiện đối ứng với Hội sở chính.

lượng tương ứng với số dư vốn của Chi nhánh tại Hội sở chính, Chi nhánh khơng cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán. Rủi ro thanh khoản chuyển từ Chi nhánh về Hội sở chính.

Tồn bộ rủi ro lãi suất được chuyển giao từ các Chi nhánh về Hội sở chính VietinBank: tất cả các Tài sản Nợ và Có của Chi nhánh đều được mua và bán căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển tại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của Tài sản Nợ hay tài sản Có, Chi nhánh ln được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ. Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/ nhận gửi với khách hàng sao cho có chênh lệch với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ mà không phải quan tâm đến rủi ro lãi suất. Việc quản lý rủi ro lãi suất là trách nhiệm của Hội sở.

Cùng với hoạt động tập trung hóa, kiểm sốt rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất tại Hội sở chính, vào năm 2012, VietinBank đã tiếp tục nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALM) nhằm phân tích và dự báo dịng tiền, đưa ra các kịch bản về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, giúp công tác quản lý rủi rothanh khoản và lãi suất đạt tiêu chuẩn Basel II. Hai hệ thống FTP và ALM đã tạo thành một công cụ đồng bộ, hiện đại giúp ngân hàng quản lý rủi ro theo đúng thông lệ tốt nhất của các ngân hàng hàng đầu thế giới.

2.2.4.2 Xác định thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Hội sở và các Chi nhánh

Cơ chế quản lý vốn tập trung là một công cụ hữu hiệu để xác định mức đóng góp vào lợi nhuận chung tồn Ngân hàng của các Chi nhánh. Từ đó, Hội sở sẽ đánh giá được hiệu quả kinh doanh của các Chi nhánh và có các chính sách quản lý, phát triển kinh doanh phù hợp. Việc xác định thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Hội sở VietinBank và các Chi nhánh được thực hiện như sau:

Phân bổ lợi nhuận giữa Hội sở và Chi nhánh khi mua bán vốn

Khi nhận được khoản tiền gửi của khách hàng, Chi nhánh thực hiện bán toàn bộ về Hội sở chính. Khi có nhu cầu cho khách hàng vay, chi nhánh thực hiện mua toàn bộ vốn từ Hội sở chính. Khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất bán vốn cho Hội sở, giữa giá mua vốn từ Hội sở chính và lãi suất cho vay khách hàng chính là phần thu nhập của Chi nhánh.

Hình 2.7 Minh họa phần thu nhập chênh lệch của Chi nhánh khi mua bán vốn với Hội sở VietinBank

Thu nhập ròng từ lãi của chi nhánh là thu nhập ròng từ lãi cho vay đối với khách hàng và thu nhập ròng từ lãi do mua-bán vốn với Trung tâm.

Thu nhập ròng từ lãi của Trung tâm mua bán vốn ở Hội sở là thu nhập ròng từ lãi do mua-bán vốn với chi nhánh và thu nhập ròng từ lãi do kinh doanh trên thị trường

Thu nhập rịng từ lãi của Hội sở chính (ngân hàng) là tổng thu nhập rịng từ lãi của các chi nhánh và của Trung tâm mua bán vốn.

Hình 2.8: Phân bổ lợi nhuận giữa Hội sở VietinBank và các Chi nhánh

Xác định thu nhập, chi phí và lợi nhuận của các Chi nhánh

- Lãi cận biên ròng, thu nhập rịng từ lãi, chi phí mua bán vốn FTP đối vớiTài sản Có của Chi nhánh:

Một phần của tài liệu CƠ sở lý LUẬN về cơ CHẾ QUẢN lý vốn tập TRUNG của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w