CHƯƠNG 5 : HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN
5.3. KẾT LUẬN CHUNG
5.3.1. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu đến hành vi mua hàng trên trang thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Tài chính-Marketing dựa trên các mơ hình thuyết nhận thức rủi ro TPR, Mơ hình nghiên cứu về nhân tố tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến TAM, Thuyết hành vi dự định TPB và các mơ hình nghiên cứu trước đây,…Do đó, chưa đi sâu sát để nắm rõ một cách toàn diện của đề tài. Chưa đánh giá hết được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trên trang thương mại điện tử của sinh viên.
Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên UFM có thể khơng đúng hồn tồn đối với hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên tại các trường khác. Vì thế, nếu có yếu tố hỗn tạp khác đối với hành vi mua sắm trực tuyến diễn ra thì cần phải có những nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến khác để phù hợp với yếu tố đó.
Về mẫu nghiên cứu: Hình thức khảo sát của nghiên cứu phụ thuộc hồn tồn vào
khảo sát trực tuyến. Do vậy, có thể mẫu sẽ có những thiếu sót đặc trưng của phương thức thu thập mẫu này. Bên cạnh đó, mẫu cũng vẫn cịn chưa cân đối giữa các đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính, nơi sinh sống, độ tuổi, và trình độ học vấn. Suy ra, những ảnh hưởng của những nhân tố nhân khẩu học này có thể khơng hồn tồn chính xác.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu khá hạn chế, chỉ gần 2 tháng, từ đầu tháng 3
năm 2021 đến giữa tháng 4 năm 2021 nên có những hạn chế nhất định về chất lượng mẫu khảo sát và kiến thức lý thuyết. Những nghiên cứu sau sẽ cần bổ sung thêm
những mẫu nghiên cứu chất lượng hơn bằng cách gia tăng thời gian khảo sát và thu thập nhiều dữ liệu của nhiều đối tượng khảo sát khác nhau.
5.3.2. Kết luận
Đề tài nghiên cứu đã đưa ra được tầm quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trên trang thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing trên cơ sở kiểm định mơ hình nghiên cứu đề xuất các kết quả nghiên cứu đã đưa ra những hàm ý chính xác cho việc làm sao thu hút được nhiều khách hàng sinh viên sử dụng trang thương mại điện tử Shopee để mua hàng. Nghiên cứu qua từng chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài; tổng quan về lịch sử nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và khách thể nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu: cuối cùng là tính sáng tạo và những đóng góp của đề tài..
Chương 2: Cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu. Giới thiệu các khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung dựa vào thuyết cơng bằng thủ tục và các nghiên cứu có liên quan...Bên cạnh đó chương này cũng giới thiệu tóm tắt những kết quả nghiên cứu trước làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu của đề tài.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu: Chương 3 này trình bày chi tiết những phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện trong bài nghiên cứu như: phương pháp chọn dữ liệu, cách chọn mẫu, phân tích thơng kê mơ tả và xây dựng thang đo. Bài nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 nghiên cứu chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Nội dung chương này là trình bày vấn đề phân tích nhân tố EFA, kết luận các giả thuyết nghiên cứu đưa ra trong chương 2. Cụ thể:
Phân tích nhân tố khám phá EFA: Kết quả cho thấy 5 thành phần đều đạt được độ tin cậy và giá trị.
Kiểm định mơ hình giả thuyết nghiên cứu: Các yếu tố đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi mua hàng trên trang thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing.
Phân tích đa nhóm: Kết quả cho thấy có sự khác biệt về hành vi mua hàng trên trang thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing theo giới tính, khối ngành và sinh viên các năm.
Chương 5: Kết luận. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những nghiên cứu liên quan, tác giả đã đưa ra những hàm ý chính sách…. Như vậy, với đề tài nghiên cứu hàn lâm lặp lại kết quả nghiên cứu trong bài đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu ban đầu:
- Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (NTKS) tác động mạnh nhất đến Hành vi mua hàng trên trang thương mại điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing (HVM)
- Thứ hai là yếu tố sự tin cậy (STC)
Từ cơ sở đó, kết hợp với những nghiên cứu có liên quan, nhóm tác giả cho rằng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, tích cực cải thiện chiến lược marketing cũng như các hoạt động quảng cáo. Bên cạnh đó, xây dựng uy tín cũng là một cơng việc rất cần thiết để có thể tiếp cận đến nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn.
TĨM TẮT CHƯƠNG 5
Chương 5 khái quát lại kết quả nghiên cứu từ chương 4, đưa ra những hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hướng đến thúc đẩy hành vi mua hàng trên trang thương mạng điện tử Shopee của sinh viên trường Đại học Tài Chính - Marketing. Từ kết quả chương 4, tác giả đã đưa ra một số hàm ý chính sách cũng như các kiến nghị cho việc hồn thiện chính sách, dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh các ứng dụng đặt hàng trên Shopee.
Do hạn chế về nguồn lực, thời gian, và mẫu nghiên cứu nên bài nghiên cứu không thể khẳng định rằng đã đánh giá chính xác hồn tồn hành vi mua hàng trên trang thương mạng điện tử Shopee của sinh viênn trường Đại học Tài Chính - Marketing. Tuy vậy, đây là một cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo mở rộng quy mô và phạm vi
nghiên cứu, khảo sát, từ đó xây dựng nên cơ sở vững chắc và những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy đối tượng khách hàng là sinh viên ở trường Đại học Tài Chính - Marketing sử dụng trang thuơng mại điện tử Shopee để đặt hàng trực tuyến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo trong nước
1. Nguyễn Thị Bảo Châu, Lê Xuân Đào. 2014. “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 30 (2014).
2. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng. 2018. Lưu khi tiến hành các giao dịch thương mại điện tử
3. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. 2017. Bộ Công thương, Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, 2017.
4. Nguyễn Thành Độ, Hà Ngọc Thắng. 2014. “Những cơ hội và thách thức của mua sắm trực tuyến ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Hồng Đức, 2014, Vol. 20, pp. 136-144.
5. Trần Văn Hịe. 2007. Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2007.
6. Philip Kotler & Gary Armstrong. 2012. Nguyên lý tiếp thị, NXB Lao Động - Xã Hội.
7. Nguyễn Duy Phúc. 2014. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm Voucher trực tuyến của khách hàng tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, 2014.
8. Nguyễn Thị Minh Tâm. 2014. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mua hàng trực tuyến của khách hàng cá nhn trên địa bàn thành phố Huế, Khóa luận đại học, Đại học Huế. Trần Thị Thập. 2018. Quản trị kinh doanh bán lẻ trực tuyến, Nxb. Thông tin và Truyền thông, 2018
9. Bùi Thanh Tráng. 2014. “Kỳ vọng và cảm nhận lợi ích đối với mua sắm trực tuyến”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 201.
10. Nguyễn Tố Uyên. 2016. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm online: nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Kon Tum, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Tài liệu tham khảo nước ngoài
1. An OFT market study (2007), Internet Shopping, Office of fair Trading.
2. Ajzen, I. 1991. The Theory of Planned Behavior. Org. Behav. Hum. Decis. Process. 50, pp.179-211
3. Bagozzi, R.P and Warshaw, P.R. (1990), “Trying to Consumer”, Journal of Consumer Research, 17, (2) 127-140.
4. Bettman. J. R. (1975). "Informatin Integration in Consumer Risk Perception: A Comparison of Two Models of Component Conceptualization," Journal o f Applied Psychology, 60. 3 (1975), pp.381-385.
5. Bhatnagar, A., Misra, S., & Rao, H.R. (2000), On risk, convenience, and Internet shopping behavior, Communications of the ACM, 43(11), pp. 98-105.
6. Bruner. Gordon C.. II, “The Effect of Problem Recognition Style on Information Seeking”, Journal of Academy of Marketing Science, 15, 4(1987), pp.33-41.
7. Chatterjee, P. (2001), “Online reviews: do consumers use them?”, Advances in Consumer Research, Vol. 28, pp. 129-133.
8. Chen Lei-da (2000), “Consumer Acceptance of Virtual Stores: A Theoretical Model and Critical Success Factors for Virtual Stores”, Doctoral Dissertation, Management Information Systems, The University of Memphis, May, 2000.
9. Clemons, E. K., Gao, G. G., Hitt, L. M. (2006), “When online reviews meet hyper differentiation: A study of the craft beer industry”, Journal of Management Information Systems, 2006, Vol. 23 No. 2, pp. 149-171.