Một số đặc điểm kinh tế-xã hội tác động tới việc thựchiện chắnh sách phát triển đội ngũ cán bộ dân

Một phần của tài liệu Thực hiện chính phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Gia Nghia, tỉnh Đắk Nông. (Trang 30 - 34)

2.1.1.Điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chắnh trị, văn hóa, xã hội

Thành phố Gia Nghĩa là trung tâm chắnh trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Đắk Nơng, được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP ngày 27/6/2005 của Chắnh phủ và được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Đăk Nông kể từ ngày 01/01/2020 theo Nghị quyết số 835/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phắa Bắc và phắa Tây giáp huyện Đắk Song, phắa Đông giáp huyện Đắk GỖlong, phắa Nam giáp huyện Đắk RỖLấp.

Thành phố Gia Nghĩa có tổng diện tắch 283,740 km2, dân số 63.929 người, mật độ dân số trung bình 222,2 người/km2; có 08 đơn vị hành chắnh trực thuộc gồm: các phường Quảng Thành, Nghĩa Đức, Nghĩa Thành, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Trung và các xã Đắk RỖMoan, Đắk Nia. Đảng bộ thành phố hiện có 26 tổ chức cõ sở đảng (13 đảng bộ và 13 chi bộ cõ sở), với 2.307 đảng viên, trong đó đảng viên nữ là 1029 đồng chắ chiếm 44,6%, đảng viên là người dân tộc thiểu số 141 đồng chắ chiếm 6,1%, đảng viên là người có đạo 27 đồng chắ chiếm 1,2%, số chi bộ trực thuộcđảng bộ cơ sở là 154; 62/62 thơn, bon, tổ dân phố có chi bộ và đảng viên tại chỗ. Tổng số cán bộ, công chức trong hệ thống chắnh trị của thành phố Gia Nghĩa tắnh đến nay là 320 người.

Thành phố Gia Nghĩa nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và mang tắnh chất khắ hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ bình quân/năm là 23-240C, lượng mưa bình quân hàng năm trên 3.000 mm, hướng gió thịnh hành mùa khơ là Đơng Bắc.

Địa hình thành phố Gia Nghĩa có độ dốc vừa phải, độ cao thay đổi không lớn, được chia thành 2 dạng chắnh là cao nguyên bazan có độ cao khoảng 600 - 900m và địa hình thung lũng được bồi tụ, phân bố ven các suối nhỏ. Gia Nghĩa cịn có hệ thống nước mặt khá phong phú, có hệ thống suối đầu nguồn của sông Đồng Nai, gồm các lưu vực suối chắnh như: suối Đắk Nông, suối Đắk RỖMoanẦ

Với vị trắ địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho tỉnh Đắk Nơng nói chung và thành phố Gia Nghĩa nói riêng có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phắa Nam và Duyên hải miền Trung, tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh thuộc Đông bắc Campuchia về mở rộng

thị trường, phát triển hợp tác liên vùng và quốc tế. Đô thị Gia Nghĩa được xem là một hạt nhân có chức năng chuyển tiếp các hoạt động từ vùng Tây Nguyên tới vùng Đông Nam Bộ (vùng phát triển năng động nhất cả nước) kết nối với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ - một hướng mở ra cảng biển để vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn. Đồng thời là một hạt nhân bổ trợ chức năng kết nối các hoạt động theo hành lang Đông Tây và tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng, liên kết với các khu vực phát triển nhằm thúc đẩy các lợi thế so sánh của khu vực

Năm 2019 tổng dân số thành phố là 63.929 người (Dân tộc kinh chiếm 87,07%, DTTS chiếm 12,93% trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 3,84%; dân tộc khác chiếm 9,09%)[17,tr.2]; 22 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người MỖNơng, Mạ đã định cư ở đây từ lâu đời, các tộc người còn lại di cư đến từ nơi khác, chủ yếu là từ các tỉnh phắa Bắc.Trên địa bàn thành phố có 03 tơn giáo chắnh đang sinh hoạt (Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành) với tổng số 11.730 tắn đồ, có 10 cơ sở thờ tự và 07 điểm nhóm sinh hoạt tơn giáo tập trung.

Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa ngày càng được quan tâm chú trọng, một số các chắnh sách như: hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số; được hỗ trợ về y tế, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phắ; thực hiện các chắnh sách hỗ trợ giáo dục từ trẻ em mầm non đến sinh viên đại học, cao đẳngẦ; chắnh sách hỗ trợ về nhà ở, cơng tác cứu đói, cứu trợẦ được quan tâm thựchiện đầy đủ, kịp thời, đúng chắnh sách, đúng đối tượng. Tình hình thiên tai, dịch bệnh được khắc phục, khống chế kịp thời, không để ảnh hưởng, thiệt hại đến đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Văn hóa - xã hội có những bước phát triển rõ rệt; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện và nâng cao. Triển khai thực hiện tốt đề án ỘXây dựng bon Đăk RỖMoan, xã Đăk RỖMoan phát triển toàn diện, bền vững, trở thành bon điểm của thành phố và của tỉnh trong xây dựng nông thôn mớiỢ; thành phố đã tổ chức truyền dạy các lớp cồng chiêng, đan gùi, hát dân ca và chế tác nhạc cụ. Củng cố, nâng cao và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn, duy trì hoạt động các đội cồng chiêng, các câu lạc bộ hát, múa, diễn tấu; tổ chức khôi phục các lễ hội; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển sâu rộng trong nhân dân.

Năm 2019, tồn thành phố có 230 hộ nghèo, 946 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1,44% dân số, trong đó hộ nghèo là dân tộc thiểu số là 111 hộ với 491 khẩu; hộ cận nghèo có 311 hộ với 1.392 khẩu chiếm tỷ lệ 1,95% dân số, trong đó hộ cận nghèo là dân tộc thiểu số là 141 hộ với 659 khẩu [17,tr.12].

Năm học 2020-2021 trên địa bàn thành phố có 39 trường học gồm 17 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 8 trường trung học cơ sở. Tổng số học sinh có 15.331 em, trong đó 4.151 học sinh mầm non, 7.151 học sinh tiểu học, 4.029 học sinh trung học cơ sở. Tổng số học sinh dân tộc thiểu số là 1.777 học sinh (mầm non 334 cháu, tiểu học 906 học sinh, trung học cơ sở: 537 học sinh) [26,

tr.11].

Tình hình an ninh - quốc phịng và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn thành phố cơ bản giữ vững, thế trận an ninh nhân dân và quốc phịng tồn dân ngày càng được tăng cường và củng cố vững chắc; quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt chắnh sách đối với cán bộ, chiến sỹ là người dân tộc thiểu số. Tuy vậy, tình hình an ninh tơn giáo, an ninh nông thôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp; các cơ sở thờ tự của Hệ phái Tin lành mở rộng cơi nới, xây dựng trái phép vẫn diễn ra; khiếu kiện

về đền bù giải tỏa, tranh chấp đất đai liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số còn xảy ra.

2.1.2.Đặc điểm về lịch sử, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Tắnh lịch sử, truyền thống tác động đến việc phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố Gia Nghĩa hiện nay được thể hiện một số nét sau:

Từ đặc điểm dân cư có 22 dân tộc cùng sinh sống đan xen trên địa bàn thành phố, với sự phát triển nhanh của xu thế đơ thị hóa nên những cộng đồng dân cư người dân tộc thiểu số đang có chiều hướng xê dịch chỗ ở, họ đã đang dần chuyển vào những vùng có khoảng cách với trung tâm ngày càng xa, nguyên nhân của tình trạng này là do tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với sản xuất nơng nghiệp, trong khi đó q trình đơ thị hóa diễn ra nên diện tắch đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do đó, dù điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng phát triển nhưng cộng đồng dân cư một bộ phận người dân tộc thiểu số chưa bắt nhịp kịp với xu thế bởi họ chịu tác động và sự ảnh hưởng của các thiết chế xã hội truyền thống, và cán bộ người dân tộc thiểu số họ cũng bị tác động bởi cuộc sống cộng đồng dân tộc và cộng đồng dân cư tại nơi họ sinh sống, những phong tục tập quán, nếp nghĩ, cách làm... đều in đậm những bản sắc riêng biệt.

Người dân tộc thiểu số có lối sống thẳng thắn, chân thật, mộc mạc, giản dị, trọng danh dự tuy nhiên họ còn tư tưởng tự ty và ảnh hưởng của tâm lý, tập quán cũ, lạc hậu còn rơi rớt lại một số nơi đã kìm hãm tắnh năng động trong suy nghĩ; do vậy một bộ phận cán bộ người dân tộc thiểu số họ cũng chưa thật sự mạnh dạn trong lối tư duy và cởi mở với đòi hỏi của nhiệm vụ chắnh trị cũng như những yêu cầu đặt ra trong nhiệm vụ chuyên mơn vì vậy xét cho cùng chắnh một bộ phận cán bộ người dân tộc thiểu số còn ỘchậmỢ hơn so với yêu cầu của xu thế hội nhập và phát triển.

Trình độ dân trắ của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, đặc biệt là thế hệ người lớn tuổi, họ sinh sống, lao động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của truyền thống dân tộc do vậy một bộ phận cán bộ dân tộc thiểu số họ cũng chịu ảnh hưởng nhất địnhnhư ắt có điều kiện học tập thuận lợi để nâng cao trình độ mọi mặt, nên họ thường gặp nhiều khó khăn trong cơng tác và cuộc sống đời thường.

Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chắnh sách phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tuy nhiên cịn có chắnh sách chưa sát với thực tiễn.

Quyết định Số: 402/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 03 năm 2016, Thủ tướng Chắnh phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, với mục tiệu nâng cao tỷ lệ đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số về tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, trong đó:

-Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tắnh như sau:

Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 5% đến dưới 10% tổng dân số của tỉnh: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh tối thiểu là 3% tổng số biên chế được giao; Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của tỉnh là 5% tổng số biên chế được giao; Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của tỉnh là 10% tổng số biên chế được giao; Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% đến dưới 70% tổng dân số của tỉnh là 15% tổng số biên chế được giao; Tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của tỉnh là 20% tổng số biên chế được giao.

-Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là huyện):

Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 5% đến dưới 10% tổng dân số của huyện thì tỷ lệ cán bộ, cơng chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện tối thiểu là 5% tổng số biên chế được giao; Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của huyện là 10% tổng số biên chế được giao; Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của huyện là 20% tổng số biên chế được giao; Huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% đến dưới 70% tổng dân số của huyện là 30% tổng số biên chế được giao; Huyện cótỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của huyện là 35% tổng số biên chế được giao.

-Đối với xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã):

Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 5% đến dưới 10% tổng dân số của xã: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 10% tổng số cán bộ, công chức cấp xã; Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của xã là 15% tổng số cán bộ, cơng chức cấp xã; Xã có tỷ lệ ngýời dân tộc thiểu số từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của xã là 30% tổng số cán bộ, cơng chức cấp xã; Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% đến dưới 70% tổng dân số của xã là 40% tổng số cán bộ, cơng chức cấp xã; Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của xã là 50% tổng số cán bộ, công chức cấp xã.

thời gian vừa qua trong hệ thống chắnh trị của cả nước đang đặt ra mục tiêu cụ thể của việc tinh gian biên chế, do vậy khơng có cơ chế đặc thù để ưu tiên tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đạt tỉ lệ đề ra.

Phản ánh từ thực trạng nguồn nhân lực tại thành phố Gia Nghĩa được thể hiện cụ thể: với dân số 63.929 người (Dân tộc kinh chiếm 87,07%, dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 3,84%; dân tộc khác chiếm 9,09%); cán bộngười dân tộc thiểu số có 68 người (bao gồm cả viên chức và những người làm việc không chuyên trách ở cấp xã), chiếm tỷ lệ 6,01%, chủ yếu là dân tộc M'Nông, Êđê, Mạ, Mường, Nùng, Tày và một số dân tộc thiểu số khác. Như vậy tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa chưa đảm bảo về tỷ lệ theo quy định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng nguyên nhân chắnh là do mặt bằng dân trắ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thấp nên rất khó khăn trong việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa. Bên cạnh đó việc thực hiện các chắnh sách trong đào tạo nguồn nhân lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự chủ động, tắch cực, khuyến khắch tài năng của địa phương. Trong việc tuyển dụng đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số, chỉ có chắnh

sách cộng điểm (20 điểm ưu tiên) vào tổng điểm thi hoặc xét tuyển mà khơng có chắnh sách riêng nên người dân tộc thiểu số khó cạnh tranh với nhóm thắ sinh khác. Cán bộ dân tộc thiểu số nhìn chung đời sống cịn nhiều khó khăn, tuy nhiên chế độ đãi ngộ khơng có sự khác biệt so với cán bộ người Kinh. Điều này cũng khiến cho một số cán bộ dân tộc thiểu số chưa tâm huyết, gắn bó với cơng việc được giao.

Những bất cập trong chắnh sách nói trên đã làm hạn chế một phần khả năng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số được tuyển dụng tham gia vào công tác trong hệ thống chắnh trị của thành phố thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Gia Nghia, tỉnh Đắk Nông. (Trang 30 - 34)