Một số lưu ý trong khi sử dụng dây

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC BỔ SUNG MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA DÂY TRONG HOẠT ĐỘNG CỨU NẠN, CỨU HỘ (Trang 29 - 33)

Bảng 1.4 : Độ bền của dây polyaramid

1.3. Một số lưu ý trong khi sử dụng dây

1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của dây

a. Các nút thắt

Yêu cầu đối với các nút buộc dây phải đảm bảo chắc chắn, dễ dàng tháo gỡ và có độ bền cao. Theo nguyên tắc chung, khi thực hiện thắt dây để tạo ra các nút buộc dây thì các nút thắt sẽ làm độ bền kéo của dây sẽ giảm 1/3 so với độ bền kéo ban đầu (khi chưa có nút buộc), đối với dây bản rộng khi thực hiện các nút thắt độ bền kéo giảm 45% so với ban đầu. Nguyên nhân làm giảm độ bền kéo của dây là do dây bị uốn cong bởi các nút thắt, các góc mở tạo ra bởi nút thắt với dây chính càng lớn thì độ bền kéo của dây càng giảm. Tuy nhiên, nếu thêm một nút thắt nữa trên dây đã có nút thắt thì độ bền kéo của dây sẽ không giảm thêm nữa. (Độ bền kéo chỉ giảm tới mức thấp nhất của một nút buộc dây).

Tất cả các nút thắt phải được xử lý bằng cách kéo dài các phần dây thừa, kéo chặt dây và tháo xoắn ở vị trí khơng cần thiết trong một nút thắt. Việt để lại dây thừa sẽ hợp lý sẽ hạn chế phải sử dụng các nút chặn riêng biệt. Độ dài của phần dây thừa phải có chiều rộng ít nhất là 1 bàn tay đối với dây có đường kính 11mm và dây bản rộng có kích thước 25mm. Đối với các dây có đường kính nhỏ hơn thì chiều dài của dây thừa phải gấp ít nhất là 6 lần so với đường kính của dây. Đối với nút chữ O bắt buộc phải sử dụng nút chặn vì khi khơng chịu tải nút chữ O có xu hướng tuột ra.

Bảng 1.5: Ảnh hưởng của các nút buộc dây đối với độ bền kéo của dây [2.2]

Tên nút buộc Độ bền kéo sau khi tạo nút so với độ bền kéo ban đầu

Không có nút buộc 100 % Nút chữ O 70 – 75 % Nút số 8 75 – 80 % Nút thắt vòng đơn 60 – 65 % Nút số 4 60 – 65 % Nút số 6 60 – 70 % Nút nối dây số 1, 2 43 – 70 % Nút nối dây số 3 68 % Nút nối dây bản rộng 60 – 70 %

23

b. Dây quá tải

Khi sử dụng quá tải trọng của dây sẽ làm dây mất tính đàn hồi và bị rão, nguy hiểm xảy ra khi tiếp tục sử dụng dây để chịu tải trong những lần tiếp theo. Dây quá tải trong trường hợp sử dụng dây không đúng với thiết kế chịu tải ban đầu bao gồm di chuyển các phương tiện hoặc vật quá nặng.

c. Dây bị mài mòn

Khi dây chịu tải và tiếp xúc trực tiếp với các vật sắc nhọn như vách đá, cấu kiện trong quá trình triển khai dây xuống phía dưới, do tác động của các điều kiện môi trường dây sẽ di chuyển và ma sát với các cạnh sắc nhọn dẫn tới lớp vỏ bảo vệ phía ngồi bị phá hủy dẫn tới dây sẽ bị đứt. Do đó, trong q trình sử dụng phải xem xét bảo vệ dây chống lại sự mài mòn do các vật sắc nhọn gây ra khi chịu tải.

Hình 1.26. Dây bị mài mịn do ma sát và tải trọng lớn

Qua thực nghiệm tại Nhật Bản cho thấy dây đang phải tải lực tương đương 60kg sẽ dễ bị đứt do tác động của lực này sau khi dây bị chà xát mạnh theo phương nằm ngang khoảng 30cm. Do đó, tại các mép hoặc góc của vật làm xước dây nên được bọc vải hay để các vật bảo vệ có hình dạng tròn.

e. Dây cọ sát với các thiết bị

Khi cần triển khai dây để di chuyển xuống phía dưới thì dây sẽ tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị trong hệ thống và tạo ra ma sát, việc ma sát liên tục làm tăng nhiệt độ của dây dẫn đến dây bị hư hại. Ma sát với các thiết bị thường xảy ra khi các thiết bị không đảm bảo độ nhám, thiếu sự kiểm tra khi sử dụng dây.

24

1.3.2. Biện pháp an tồn trong q trình sử dụng dây

Phải tuân thủ các quy định của nhà sản xuất về bảo quản, sử dụng, vệ sinh, kiểm tra và hủy bỏ.

Phải lựa chọn loại dây phù hợp với tải trọng thực tế, chọn phương pháp sử dụng dây hiệu quả nhất và phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

- Khơng sử dụng dây có dấu hiệu hư hỏng hoặc dây đã bị ẩm, ngấm nước (Trừ loại dây được sử dụng trong môi trường nước).

- Không giẫm lên dây hoặc kéo lê trên mặt sàn.

- Khi sử dụng dây tránh các lực tác dụng đột ngột và làm dây bị trầy xước. - Không ném dây từ trên cao xuống khi dây đang ở trạng thái cuộn và không thả vật nặng lên dây.

- Khi treo dây lên các vị trí góc cạnh, các điểm nhơ ra của các bộ phận kiến trúc, phải lót khăn, mảnh vải hay bất kỳ chất liệu nào khác để tránh cho dây bị hỏng, đứt, xước.

- Không sử dụng dây khi dây đang bị xoắn hay ở tình trạng khơng bình thường vì điều này có thể làm cho dây bị vặn và xoắn mạnh cũng như không để dây tải vật nặng quá lâu.

- Khi sử dụng đồng thời nhiều dây cùng mầu để tránh nhầm lẫn, nên sử dụng dây phải có màu sắc khác nhau để dễ dàng phân biệt.

- Khi bố trí dây để cứu người, tự cứu hay mang vật, phải sử dụng dây có độ dài hợp lý để khơng có nút buộc nào trừ đầu dây chạm đất.

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong nội dung chương 1, chuyên đề đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại đối với dây cứu nạn, cứu hộ, qua đó đánh giá được các tính chất của các loại dây được sử dụng trong công tác cứu nạn, cứu hộ. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng nghiên cứu một số các nút buộc dây thường sử dụng trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ, đồng thời đánh giá ứng dụng cũng như khả năng chịu lực của dây khi tạo các nút buộc trên dây. Ngoài ra, trong nội dung chương 1, chuyên đề cũng đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng tới độ bền của dây khi sử dụng trong công tác cứu nạn, cứu hộ như:

- Ảnh hưởng của các nút thắt sẽ làm giảm 30% độ bền kéo của dây; - Dây chịu lực quá tải dẫn tới đứt dây;

- Dây bị mài mòn do ma sát với các cạnh sắc; - Dây ma sát với thiết bị;

Từ các yếu tố đó, chuyên đề cũng nêu một số biện pháp an tồn trong q trình sử dụng dây. Các vấn đề được nêu ở chương 1 là cơ sở để ứng dụng vào chương 2 khi thiết lập và ứng dụng dây vào các hệ cơ học.

26

CHƯƠNG 2. BỔ SUNG MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA DÂY CỨU NẠN, CỨU HỘ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC BỔ SUNG MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA DÂY TRONG HOẠT ĐỘNG CỨU NẠN, CỨU HỘ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)