Hướng chịu tải của móc khóa

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC BỔ SUNG MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA DÂY TRONG HOẠT ĐỘNG CỨU NẠN, CỨU HỘ (Trang 38 - 39)

- Đặc điểm về độ bền kéo

Yêu cầu đối với móc khóa sử dụng trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo về độ bền kéo khi đứt như sau:

Bảng 2.1: Độ bền kéo của Móc khóa khi chịu tải

Đối tượng Trục chính (kN) Trục phụ (kN) Trục khóa (kN) Tải trọng lớn

(Người và trang thiết bị)

40.03 10.68 10.68

Tải trọng nhẹ

(khơng tính các trang thiết bị)

20 7 7

Các yêu cầu đối với móc khóa khi chịu lực:

+ Tránh để móc khóa chịu tải theo hướng đi qua trục phụ hoặc qua vị trí thanh mở; Tránh tải trọng tác dụng đa chiều trên móc khóa, ưu tiên tải theo hướng trục chính. Tải trọng đa chiều tác dụng lên trục chính làm giảm 1/3 độ bền kéo của móc khóa tương tự như các nút thắt trên dây. Tải đa chiều trên trục nhỏ có thể làm giảm sức mạnh tới 80% độ bền kéo của móc khóa, lực tác dụng theo phương đa giác làm mất 50% - 60% độ bền kéo của móc khóa;

+ Ln để các thiết bị kết nối và các móc khóa khác cách xa thanh khóa của của móc khóa đang sử dụng;

+ Độ bền kéo của móc khóa khi khơng khóa (khơng đóng chốt an tồn) chỉ bằng một nửa so với độ bền kéo của móc khóa khi khóa (đóng chốt an tồn);

+ Trong q trình sử dụng phải thường xun kiểm tra chốt an tồn của móc khóa để tránh các lực tác dụng làm mở khóa của móc khóa đang sử dụng;

+ Khơng để dây chạy trên chốt an tồn và thanh khóa của móc khóa;

32 + Khơng vặn q chặt khóa chốt trong khi móc khóa chịu tải vì rất khó khi mở móc khóa sau khi ngừng chịu tải, để mở được khóa chốt bị kẹt thì cần phải tạo ra lực căng móc khóa như lúc chịu tải để nới lỏng chốt khóa;

+ Tránh kết nối trực tiếp các móc khóa với nhau thành mắt xích; + Tránh để móc khóa móc vào các vật có cạnh sắc.

b. Các rịng rọc

* Đặc điểm cấu tạo của ròng rọc

Cấu tạo cơ bản của ròng rọc cứu nạn, cứu hộ gồm bánh xe kết nối với các đĩa quay thông qua trục quay đi qua tâm của bánh xe ròng rọc sao cho các bộ phận này có thể quay độc lập, trên vành bánh xe có rãnh để dây chạy, ngồi ra cịn có bộ phận móc neo có thể tạo trực tiếp trên các tấm quay hoặc được lắp độc lập với vai trò như một thiết bị gỡ xoắn, ngồi ra tùy thuộc vào tính chất sử dụng mà rịng rọc cịn có các bộ phận khác để kết nối với các thiết bị trong hệ cơ học.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC BỔ SUNG MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA DÂY TRONG HOẠT ĐỘNG CỨU NẠN, CỨU HỘ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)