Ưu điểm của hệ rịng rọc là có thể giảm lực cần thiết để di chuyển tải trọng tuy nhiên quãng đường di chuyển lại tăng lên, chính vì vậy khi ứng dụng trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ cứu người ở dưới hố sâu, vực sâu số lượng dây cần thiết để cứu người bị nạn sẽ tăng lên có thể phải nối dây, số lượng vượt quá số lượng phương tiện cần thiết để thiết lập các hệ đầy đủ, chính vì vậy, cần có những giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề này trong quá trình triển khai các hệ rịng rọc.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào địa hình mà hệ có thể gặp những tác động bất lợi trong quá trình hoạt động như sự mài mịn do địa hình gây ra, các lực đột ngột do bị rơi khi đưa người và phương tiện xuống phía dưới làm tuột dây do đó cần có biện pháp để giữ dây nếu xảy ra các tình huống bất ngờ.
Hệ 2:1 kết hợp đổi hướng
Hệ 1:1 Hệ 2:1
29 Khi thiết lập hệ rịng rọc cần có điểm neo chắc chắn để đảm bảo độ ổn định trong quá trình chuyển động, các điểm neo về cơ bản phải chịu được cả tải trọng, sức nặng của hệ thống ròng rọc (dây, rịng rọc) hoặc có thể là cả chiến sỹ và trang thiết bị khi lên hoặc xuống để tiếp cận người bị nạn trong suốt thời gian hệ rịng rọc hoạt động, chính vì vậy phải cố định điểm neo để duy trì khả năng chịu tải của cả hệ ròng rọc.
2.1.2. Các thiết bị kết nối với dây thiết lập hệ cơ học
a. Móc khóa
* Đặc điểm cấu tạo của móc khóa
Móc khóa dùng trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ được chế tạo bằng nhôm, thép hợp kim hoặc thép khơng gỉ, có khả năng chịu lực, chống mài mòn tốt hơn, cũng như nặng hơn so với nhơm sử dụng làm móc khóa trong leo núi. Cấu tạo của móc khóa bao gồm phần khung, thanh đứng, thanh khóa, móc khóa, bản lề, chốt an tồn. Phần thanh đứng đóng vai trị là trục chính của móc khóa, trục phụ là hướng vng góc với trục chính trên mặt phẳng móc khóa.