ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂNDULỊCH

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG (Trang 84)

7. Bố cục của luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂNDULỊCH

TẠI ĐÀ NẴNG

2.3.1. Những thành cơng

- Đà Nẵng có thể được coi là bài học điển hình về sự thành cơng trong phát triển du lịch sự kiện của Việt Nam. Đà Nẵng đã hội tụ được các điều kiện về đô thị, về hạ tầng, về cơ sở dịch vụ và sản phẩm du lịch. Sau 15 năm, c ng với sự phát triển về kinh tế và đô thị, Đà Nẵng đã hình thành nên một diện mạo mới về du lịch, một năng lực mới với chất lượng cao về dịch vụ du lịch. Sự phát triển của Đà Nẵng không chỉ tạo nên một điểm đến mới cho khu vực miền Trung mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.

- Ngoài những bước tiến ngoạn mục về cơ sở vật chất thì điều nổi lên trên hết là lãnh đạo TP.Đà Nẵng c ng cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã nỗ lực cho một thành phố du lịch, xây dựng nên một điểm đến có đẳng cấp và có độ lan tỏa rất cao, khơng những trong nước mà cịn trên thế giới. Đà Nẵng đã trở nên đa dạng và trở thành điểm đến của du lịch MICE, du lịch công vụ, du lịch nghỉ dưỡng… Nhiều sự kiện nổi bật như bắn pháo hoa, marathon, đua thuyền buồm quốc tế… khiến cho du khách từ khắp nơi đều hướng về Đà Nẵng.

- Khơng nơi nào ở Việt Nam mà tồn thể lãnh đạo thành phố, ngành du lịch, cộng đồng doanh nghiệp cho đến người dân lại sát cánh để tổ chức thực hiện cả về quản lý nhà nước, xây dựng điểm đến cũng như kinh doanh du lịch như Đà Nẵng.

- Đà Nẵng chủ động trong xúc tiến, hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc khai thác thêm nhiều đường bay quốc tế đến với thành phố. Có 30 đường bay trực tiếp trong và ngồi nước. Thành cơng này đã thu hút lượng lớn du khách quốc tế đến với Đà Nẵng.

- Đà Nẵng đã chủ động tạo sự kiện, đặc biệt là các sự kiện quốc tế. Đà Nẵng nổi danh với nhiều pháo hoa, marathon… và sắp tới là hàng loạt tổ chức quốc tế chọn Đà Nẵng để tổ chức các sự kiện lớn như Đại hội Thể thao biển Châu Á 2016, cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race 2015 – 2016, APEC 2017…

Đánh giá sự phát triển của du lịch sự kiện tại Đà Nẵng dựa theo tiêu chí sau: - Phịng hội nghị, hội thảo có quy mơ lớn trên 1000 khách

- Trung tâm hội chợ, triển lãm có diện tích và sức chứa lớn

- Hệ thống khách sạn - nhà hàng tiện nghi, đáp ứng nhu cầu khách - Nguồn nhân lực phục vụ phải được đào tạo, đủ số lượng

- Các sự kiện hấp dẫn và thường xuyên đăng cai sự kiện mới - Có đường bay trực tiếp, giao thơng thuận tiện

2.3.2. Những hạn chế tồn tại

Bên cạnh những thuận lợi trên, việc khai thác du lịch sự kiện tại thành phố còn nhiều hạn chế.

- Về mặt khách quan: thành phố nằm khu vực có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, bão gió, mưa nhiều; về mặt chủ quan: những sự kiện khai thác số lượng còn hạn chế, đặc biệt quy mô và tầm ảnh hưởng của các sự kiện chưa lớn so với một số sự kiện của một số quốc gia trên thế giới (Carnaval của Brazil…), doanh

thu đem lại chưa lớn, sức hấp dẫn bị giảm dần mặc dù thời gian diễn ra sự kiện chưa lâu. Kế hoạch chi tiết xúc tiến phát triển du lịch sự kiện trên địa bàn thành phố, mạng lưới giao thông tuy khá hồn chỉnh nhưng hệ thống đường bay Đà Nẵng vẫn cịn đang thiếu các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng, thiếu cơ sở hạ

tầng kỹ thuật phục vụ cho một số lượng lớn khách đến tham dự hội nghị, hội thảo; thiếu các mơ hình đào tạo để phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp; số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung và du lịch sự kiện nói riêng cịn yếu và thiếu; liên kết để phát triển du lịch trong đó có du lịch sự cịn nhiều hạn chế.

- Đà Nẵng, cịn tập trung vào việc tổ chức sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính đại chúng như: Chương trình “Đà Nẵng - Điểm hẹn m a hè”, Giải Marathon quốc tế thường niên, Chương trình “âm nhạc đường phố”, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng qua các năm từ 2008 đến nay.

- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch mặc d được triển khai, tuy nhiên quy mô và chất lượng các hoạt động chưa cao, thị trường khách thiếu tính ổn định và bền vững, chưa thu hút được nhiều khách quốc tế lưu trú dài ngày, có khả năng và sẵn sàng chi trả cao.

2.3.3. Những nguyên nhân hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Nền kinh tế của nước ta bắt đầu đổi mới sau năm 1986 nên ngành du lịch Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát cịn thấp so với các nước trong khu vực. Vì vậy, khơng thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc đánh giá những điều kiện tiềm năng, xây dựng các chính sách, đường lối phát triển du lịch. Các doanh nghiệp cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong viêc khai thác các loại hình du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

- Việt Nam cịn đang trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nên cần tập trung vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau cho nên cơ sở hạ tầng vẫn chưa được đầu tư đúng mực để đáp ứng nhu cầu du lịch.

- Đà Nẵng nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật bị tàn phá và phải chi tiêu cho công tác khác phục hậu quả của thiên tai

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Mặc dù chính quyền thành phố đã định hướng và quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, song hiện vẫn chưa có chiến lược tầm nhìn dài hạn hơn trong đó có các chính sách chiến lược cụ thể để phát triển du lịch, đặc biệt nhóm sản phẩm du lịch cốt lõi trong đó có du lịch sự kiện, do đó chưa định hướng và hỗ trợ khai thác tiềm năng của loại hình du lịch tại thành phố.

- Việc phân cấp quyền hạn, chức năng cho các cơ quan chưa khoa học, rõ ràng và còn chồng chéo, nên gặp nhiều bất cập khi giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính.

- Các chính sách đầu tư chưa được chú trọng đúng mức. Hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn dàn trải, chưa xác định đúng trọng tâm gây ra lãng phí thời gian và tiền của. Chính quyền thành phố chưa có nhiều chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương.

- Việc khai thác, tổ chức các chương trình lễ hội, sự kiện văn hóa cịn bất cập do chưa có một đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành có am hiểu về sản phẩm du lịch đặc thù và việc phân bổ nguồn nhân lực cũng chưa hợp lý. Điều này dẫn đến việc thiếu các cơng trình nghiên cứu, điều tra, phân tích đánh giá có chun mơn để đưa ra

chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch sự kiện tại Đà Nẵng nói riêng.

2.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Với sự đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch, Đà Nẵng được xem là trung tâm kinh tế của miền Trung. Hiện nay Đà Nẵng là mơi hội tụ cơ bản về 3 yếu tố: các điểm tham quan hấp dẫn, điều kiện đưa đón khách và các dịch vụ vui chơi, giải trí thỏa mãn những nhu cầu của khách du lịch. Hơn thế nữa, Đà Nẵng là thành phố có nhiều tiềm năng du lịch và phong phú về thể loại cũng như các loại hình du lịch. Đà Nẵng có trên 20 khách sạn và resort từ 4-5 sao với quy mơ hiện đại, có nhiều hội trường tổ chức các hội thảo và hội nghị quốc tế. Ngoài ra, sân bay quốc tế Đà Nẵng là 1 trong 3 sân bay quốc tế lớn của cả nước. Đặc biệt là với vị trí địa lý thuận tiện không quá xa với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, du khách có thể đến Đà Nẵng bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt…Với

những điều kiện đó, Đà Nẵng đã và đang tổ chức thành công các sự kiện như bắn pháo hoa quốc tế, dù bay quốc tế, hội chợ quốc tế… Với những thành cơng đó, Đà Nẵng phấn đấu trở thành “Thành phố sự kiện”. Đến với Đà Nẵng ngoài việc công việc, chiêm ngưỡng các màn pháo hoa rực rỡ, trải nghiệm với những chiếc dù bay, du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn, chiêm ngưỡng thiên nhiên, thăm các làng nghề, thưởng thức những món ăn đặc sản mang đặc trưng địa phương.

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, Đà Nẵng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sự kiện. Thứ nhất, là quy mơ của các lễ hội cịn chưa lớn. Thứ hai cơ sở hạ tầng cần phải nâng cấp hơn nữa. Thứ ba, số lượng phòng hội nghị hội thảo quy mơ cịn chưa lớn. Thứ tư, các đường bay đi và đến trực tiếp tại Đà Nẵng chưa nhiều. Thứ năm, đội ngũ nguồn lao động đã được đào tạo đúng chuyên môn chiếm số lượng không lớn. Thứ sáu, các hoạt động mang tính giải trí và ban đêm cịn nghèo nàn. Thứ bảy, thiếu những sản phẩm du lịch dành cho khách quốc tế và khách có khả năng chi trả… Do đó, muốn phát triển loại hình du lịch sự kiện cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời phải kết hợp và khai thác triệt để với một số loại hình du lịch khác tại Đà Nẵng, làm tiền đề biến nơi đây thành một điểm đến hấp dẫn trong tương lại, và cần tập trung hơn nữa loại hình du lịch SỰ KIỆN vì đối tượng khách này chủ yếu là khách có khả năng thanh tốn cao, quyết định tiêu dùng nhanh.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG

3.1. NHẬN ĐỊNH NHỮNG CƠ HỘI THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐÀ NẴNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN THỨC ĐỐI VỚI ĐÀ NẴNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN

3.1.1. Điểm mạnh

- Thành phố Đà Nẵng có vị trí là cửa ngõ chào đón khách du lịch quốc tế đến với con đường di sản miền Trung.

- Thành phố Đà Nẵng có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. - Thành phố Đà Nẵng có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ; tập trung nhiều cơ sở lưu trú đẳng cấp quốc tế; có nhiều trung tâm mua sắm nổi tiếng.

- Thành phố Đà Nẵng là nơi tổ chức lễ hội bắn pháo hoa quốc tế hàng năm, đây là một điểm nhấn nhằm tạo ấn tượng đẹp về hình ảnh du lịch thành phố.

- Thành phố Đà Nẵng có nguồn lao động dồi dào là những công dân trẻ của thành phố.

- Thành phố Đà Nẵng đang có những chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch với những ưu đãi và hỗ trợ từ phía chính quyền.

- Thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đang được xem là điểm đến an toàn và thân thiện đối với khách du lịch quốc tế.

- Thành phố Đà Nẵng đang thu hút được sự quan tâm của đối tượng khách du lịch MICE trên toàn thế giới.

3.1.2. Điểm yếu

- Sân bay quốc tế Đà Nẵng có quy mơ cịn nhỏ nên khơng thể khai thác nhiều đường bay quốc tế đến thẳng thành phố Đà Nẵng.

- Thành phố Đà Nẵng thiếu những trung tâm tổ chức hội nghị và những trung tâm hội chợ - triển lãm lớn với sức chứa từ 5.000 khách. [32]

- Thành phố Đà Nẵng tuy đã có những cố gắng nhưng vẫn chưa xây dựng được chiến lược hiệu quả nhằm quảng bá tiềm năng loại hình du lịch MICE tại thành phố.

- Trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế và khả năng ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên hoạt động trong ngành du lịch còn yếu.

- Một số quy định về du lịch cịn chưa hợp lý của chính quyền đã gây cản trở trong việc phát triển du lịch sự kiện.

- Tại thành phố Đà Nẵng, một số thủ tục hành chính cịn rườm rà, chậm trễ và gây mất thời gian.

- Thành phố Đà Nẵng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức các hoạt động du lịch sự kiện.

- Thành phố Đà Nẵng chưa xây dựng được những sản phẩm và chương trình riêng biệt cho từng thị phần khách du lịch sự kiện.

3.1.3. Cơ hội

- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiềm năng lớn để phát triển loại hình sự kiện với mức tăng trưởng cao trong những năm vừa qua: Úc tăng trưởng 144%; Fiji tăng trưởng 140%; Thái Lan tăng trưởng 69%; Hàn Quốc tăng trưởng 18%...

- Việc phát triển các sản phẩm phục vụ thị trường du lịch sự kiện của các cơ sở lưu trú, các công ty lữ hành và các hãng vận chuyển đang dẫn đến sự hình thành của một tập đoàn kinh doanh các sản phẩm du lịch sự kiện tại Việt Nam.

- Thành phố Đà Nẵng được khách du lịch MICE trên thế giới biết đến như một điểm đến mới, an toàn và thân thiện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho các cuộc nghị, hội thảo.

3.1.4. Thách thức

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa những quốc gia đang khai thác thị trường sự kiện trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Việt Nam.

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa thành phố Đà Nẵng với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội về phương diện thu hút đối tượng khách du lịch sự kiện.

- Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng chưa có thị trường khách du lịch sự kiện thân thiết và chưa có danh tiếng trên thị trường du lịch sự kiện thế giới.

3.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ

3.2.1. Dự báo du lịch thế giới và khu vực giai đoạn 2015 – 2020

Trong những năm qua, tình hình du lịch thế giới và khu vực có sự tăng trưởng liên tục, nhưng khác nhau ở từng giai đoạn. Số lượng khách du lịch quốc tế

toàn cầu đạt 940 triệu lượt (năm 2010), 983 triệu lượt (năm 2011) và chạm mốc 1 tỷ lượt (năm 2012). Trong đó, tính đến năm 2011, châu Âu vẫn là thị trường thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất (504 triệu lượt), tiếp theo là châu Á và Thái Bình Dương (217 triệu lượt). Tổng doanh thu du lịch quốc tế ước đạt 928 tỷ USD (năm 2010) và 1.030 tỷ USD (năm 2011). Việt Nam hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN và top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới. Mặc d đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2010 (34,8%) và năm 2011 (19,1%) nhưng mức tăng tuyệt đối của Việt Nam vẫn chưa bằng Thái Lan và Singapore. Thị trường nguồn của du lịch Việt Nam (năm 2012) theo khu vực là: Đông Bắc Á (46%), ASEAN (20%), Châu Âu (13%), Bắc Mỹ (8%), Thái Bình Dương (5%) và thị trường khác (8%). Mục đích chuyến đi của khách quốc tế đến Việt Nam (năm 2012) là: du lịch, nghỉ ngơi (61%), công việc (17%), thăm thân nhân (17%) và các mục đích khác (5%).

hách du lịch trong thời gian tới trên phạm vi toàn cầu chủ yếu là thế hệ sinh năm 1977 đến 1993. Họ có thói quen phản hồi về chất lượng dịch vụ qua các mạng xã hội và đến năm 2020 sẽ là những nhà lãnh đạo, quản lý và lực lượng tiêu d ng chính. Xu hướng đi du lịch sẽ là theo hoạt động hơn là theo điểm đến; du lịch nội v ng đến các điểm đến gần.Vì vậy, các điểm đến và các nhà cung cấp dịch vụ cần có chiến lược phát triển du lịch ph hợp. Bên cạnh đó, cơng tác xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng được đẩy mạnh; các sản phẩm du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và du lịch xanh được chú trọng cũng đặt ra yêu cầu đối với cơng tác quy hoạch, chính sách, tiêu chuẩn hóa ngành du lịch.

Thực trạng và xu hướng du lịch thế giới tạo cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển như: nhu cầu du lịch thế giới và khu vực ngày càng tăng; xu thế hợp tác khu vực ngày càng được đẩy mạnh; nguồn khách du lịch nội v ng châu Á - Thái Bình Dương và khách du lịch cao cấp từ châu Âu, châu Mỹ rất lớn. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ đối với du lịch Việt Nam đó là sự cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực, xây dựng sản phẩm đặc th nổi bật đáp ứng nhu cầu của từng phân đoạn khách du lịch, marketing và khả năng tiếp cận từ bên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w