7. Bố cục của luận văn
3.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁTTRIỂNDULỊCH ĐÀ NẴNG
3.3.1. Định hướng chung
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, cơng nghệ của miền Trung và của cả nước, đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Vì vậy, tầm nhìn của thành phố trong thời gian tới là xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn trong cả nước có cơ cấu kinh tế hiện đại, thân thiện với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững đồng thời là hạt nhân gắn kết các địa phương trong khu vực để cùng nhau phát triển. Tập trung phát triển du lịch một cách đồng bộ để trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước.
3.3.2. Các định hướng cụ thể
Xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố, cố gắng phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Sớm xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, gắn với tổng thể du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Tây Nguyên, trong mối quan hệ quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
Tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng xây dựng một cách đồng bộ, kêu gọi đầu tư trong và ngồi nước, hình thành các trung tâm du lịch biển quốc tế như: xây dựng bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch lớn đặc thù với các dịch vụ thể thao trên biển, cáp treo…; phát triển khu vực Non Nước thành khu du lịch quốc tế lớn, chất lượng cao; xây dựng khu Làng Vân, Nam Ô thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn; phát triển vẹt ven biển Liên Chiểu - Thuận Phước, vệt đường Phạm Văn Đồng và ven biển khu vực Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, hình thành các khu phức hợp, dịch vụ, mua sắm, nhà hàng, giải trí…; phát triển một số khách sạn lớn tại trung tâm thành phố và hai bên sông Hàn, khu đảo xanh và xây tượng đài Quảng trường 2 tháng 9…
Phát triển các dịch vụ giải trí, ưu tiên giải trí cao cấp như: casino, sân golf,
thể thao giải trí trên biển (thuyền bồm, lướt sóng, lặn biển; xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm nước khống nóng; phát triển các tour, tuyến du lịch mới… Nâng cấp khu du lịch Ngũ Hành Sơn thành sản phẩm du lịch văn hoá - sinh thái đặc thù; phát triển làng đá mỹ nghệ, xây dựng công viên, vườn cây xanh, tơn tạo các di tích chùa chiền, hang động… Xây dựng phố đi bộ, phố ẩm thực, phố du lịch, các dịch vụ giải trí về đêm phong phú để thu hút và phục vụ du khách. Xây dựng tuyến du lịch sinh thái sông Hàn, tàu du lịch cao tốc, du thuyền, nhà hàng nổi, tour du lịch sinh thái sông Cu Đê - Trường Định…
Xây dựng các sản phẩm du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo, du lịch văn
hoá, sinh thái, nghỉ dưỡng biển… Chú trọng tổ chức các sự kiện và lễ hội văn hoá - lịch sử - du thuyền truyền thống của địa phương theo định kỳ.