Xúc tiến quảng bá dulịch sự kiện

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG (Trang 97)

7. Bố cục của luận văn

3.4. GIẢI PHÁP PHÁTTRIỂNDULỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG

3.4.3. Xúc tiến quảng bá dulịch sự kiện

- Phát triển khái niệm hoặc chủ đề cho sự kiện gắn liền với giá trị của điểm đến.

- Hướng tới việc tổ chức, đăng cai các sự kiện độc đáo, uy tín, có quy mơ quốc tế, ph hợp với điều kiện địa phương (DIFC, DIPR, MARATHON, WMRT).

- Các sự kiện phải được tổ chức có tính định kỳ, hướng tới xây dựng lịch sự kiện hằng năm (event calendar) để thuận lợi cho quảng bá.

- Phải đảm bảo tiêu chí chất lượng của sự kiện, nếu khơng sẽ gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến uy tín địa phương. Vì vậy, các sự kiện cần thiết phải có các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp tham gia tổ chức.

- Phải đảm bảo sự ủng hộ của người dân địa phương và cam kết hợp tác, hỗ trợ của các nhà đầu tư, các đơn vị hoạt động du lịch bao gồm điểm lưu trú, điểm tham quan, dịch vụ vận tải…

- Đa dạng hóa các loại hình sự kiện nhằm xem xét việc tổ chức cho ph hợp với điều kiện tài chính, thời gian. Nghiên cứu phát triển sự kiện có thể kích thích du lịch m a thấp điểm.

- Cần xem xét tồn diện kế hoạch truyền thơng cho sự kiện trên tất cả các kênh: trong nước, quốc tế, truyền thông liên cá nhân, truyền thông đa phương tiện, báo đài, internet, mạng xã hội, forum…

- Đánh giá toàn bộ ảnh hưởng của sự kiện về các mặt kinh tế, môi trường, xã hội nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp và cải tiến các mặt hạn chế. Ngoài việc đánh giá ảnh hưởng kinh tế là rất cần thiết để thuyết phục các nhà đầu tư, bảo đảm nguồn lực cho việc tiếp tục tổ chức những lần sau.

Xúc tiến quảng bá loại hình dịch vụ du lich sự kiện kết hợp tham quan nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng. Một trong những chiến lược quảng bá thương hiệu mà thành phố đang hướng đến đó là phát triển Đà Nẵng như một thành phố sự kiện. Riêng cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế trở thành sự kiện văn hóa du lịch lớn, thu hút hàng trăm nghìn lượt tới xem mỗi dịp diễn ra.

Hiện nay, việc quảng bá du lịch sự kiện Đà Nẵng cịn thiếu tính chun nghiệp. Do đó, cần phải có chiến lược quảng bá mạnh mẽ hơn về du lịch sự kiện, trong đó xác định rõ phát triển Đà Nẵng như một thành phố sự kiện.

Phối hợp với các địa phương Quảng Nam, Huế xây dựng thực hiện các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch của ba địa phương tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thị trường trọng điểm và tiềm năng nước ngồi, trong đó xác định rõ phát triển Đà Nẵng thành trung tâm sự kiện, Huế và Quảng Nam sẽ là điểm đến kết hợp của khách sự kiện Đà Nẵng; phối hợp xây dựng Logo và slogan chung của du lịch ba địa phương.

+ Xây dựng hình ảnh thành phố Đà Nẵng. Đây là bước đầu tiên trong việc tuyên truyền hình ảnh của thành phố. Để tạo dựng ấn tượng của mọi người về địa phương là một nơi lý tưởng để du lịch, nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh, cần xây dựng hinh tượng địa phương thật hấp dẫn và độc đáo.

Xác định mục tiêu quảng bá: Đà Nẵng trở thành trung tâm sự kiện. + Đa dạng hóa sản phẩm nhưng phải có những sản phẩm độc đáo.

Dựa trên nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng có thể phát triển các loại hình du lịch đặc trưng có sức hấp dẫn du khách như nghỉ dưỡng biển, lặn biển, leo núi...Bên cạnh đó cần chú ý đến các điểm vui chơi giải trí để giữ chân khách như Casino, khách sạn đầy đủ tiện nghi... Hơn nữa các loại hình du lịch về đêm có khả năng tăng thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách như khu phố mua sắm, ẩm thực, các điểm ca nhạc...Ngoài ra, cần chú trọng khai thác nội lực văn hóa truyền

thống để tạo ra những sản phẩm du lịch có sức trường tồn như tổ chức các lễ hội dân gian, múa, văn hóa ẩm thực, diễn Tuồng để gia tăng thêm sức hấp dẫn cho thành phố Đà Nẵng.

Xây dựng những sản phẩm độc đáo, mang nhiều cảm xúc, hấp dẫn, đó là đến tham quan, lễ hội, nơi mua sắm... Nó phải mang tính đặc trưng khi nhắc đến Đà Nẵng. Các sản phẩm này phải được nằm trong một kế hoạch đồng bộ để truyền tải đến du khách một thông điệp nhất quán, một hình ảnh đặc trưng của điểm đến Đà Nẵng.

Tổ chức các sự kiện du lịch, thể thao, văn hóa, lễ hội, liên hoan du lịch thường xuyên mang tầm cỡ khu vực và quốc gia để tuyên truyền và qảng bá du lịch Đà Nẵng và các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên. Tổ chức và nâng tầm các sự kiện thường niên để quảng bá, thu hút du khách như Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, thi thuyền buồm, dù bay quốc tế, Chương trình Du lịch Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè, ca nhạc đường phố.

+ Kế hoạch xúc tiến tại các thị trường trọng điểm

Nâng cấp website, phát triển thương mại điện tử cho du lịch sự kiện Đà Nẵng. sukiendanang.com.

Tiếp cận với thị trường du lịch sự kiện thế giới thông qua việc tham dự các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm mang tầm cỡ quốc tế về du lịch sự kiện.

Tạo chuyên mục định kỳ trên những tờ báo lớn, những tạp chí du lịch bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung...

Thực hiện các chương trình famtrip sự kiện dành cho các đối tượng khách tiềm năng, các đối tác kinh doanh chiến lược và các phương tiện thông tin đai chúng.

Xuất bản các ấn phẩm bao gồm: brochure, CD - ROM, VCD... nhằm cung cấp những thơng tin về loại hình du lịch sự kiện bằng nhiều thứ tiếng.

Cuối cùng, việc xúc tiến quảng bá du lịch sự kiện cịn địi hỏi xây dựng các chương trình dài hạn cũng như các chính sách khuyến khích và cơ chế ưu đãi cho đối tượng khách sự kiện.

cần phải có kế hoạch nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của du khách đối với từng loại sản phẩm du lịch để có kế hoạch xây dựng các tour du lịch phù hợp.

3.4.4. Tăng cường, khuyến khích các chuyến bay quốc tế đi- đến Đà Nẵng

- Duy trì các đường bay quốc tế hiện có là Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Nga và xúc tiến mở thêm các đường bay quốc tế mới đến Đà Nẵng từ các thị trường quan trọng như Thái Lan, Lào, Hong ong, Nhật Bản, Úc để thu hút nguồn khách du lịch.

- Nên khởi động thiết lập chuyến bay thẳng Đà Nẵng- Băng Cốc. Một yếu tố mà đang ảnh hưởng đến ngành hàng không và thu hút các nhà vận chuyển mới từ các điểm đến mới đó là phí tiếp đất sân bay. Nói một cách đơn giản, chi phí cho một máy bay tiếp đất hiện tại đang gấp đôi các nơi khác. Điều này ngăn cản các hãng hàng khơng bay đến Đà Nẵng vì họ khơng thể có lợi nhuận. Các hãng hàng khơng nên được khuyến khích bay vào Đà Nẵng, đặc biệt khi xem xét đến mức chi tiêu trung bình của 1 du khách tại Đà Nẵng là khoảng 500USD với thời gian lưu trú là 3 đêm, như vậy sẽ đem lại khoảng 100.000 USD cho nền kinh tế thành phố mỗi khi có chuyến bay quốc tế đáp xuống Đà Nẵng. Nếu chuyến bay này diễn ra hằng ngày, điều này sẽ đem lại thu nhập 30 triệu USD hàng năm cho thành phố. [59]

3.4.5. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đồng bộ

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm bảo đảm tính chun nghiệp trong việc phục vụ khách du lịch. Đầu tư nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh vực du lịch: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, vận chuyển, khu điểm du lịch, cán bộ quản lý Nhà nước ở các cấp (thành phố, quận, huyện). Rà soát đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng định hướng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Đến năm 2015, 60 - 65% lao động được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và chuyên môn sâu về du lịch. Đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Nghề du lịch Đà Nẵng thành cơ sở đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa về du lịch cho học sinh, sinh viên, nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là thanh-thiếu niên, học sinh, sinh viên đối với hoạt động du lịch, nhằm xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách…

- Điểm quan trọng để thúc đẩy các nội dung trên là đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đồng bộ về chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ khách.

- Hạn chế đối với loại hình du lịch sự kiện ở Đà Nẵng cịn thể hiện rất rõ ở yếu tố con người, đó là đội ngũ các cán bộ, chuyên gia và nhân viên. Mặc dù có những bước tiến đáng kể trong việc nổ lực tuyển chọn và đào tạo đội ngũ các chuyên gia, cán bộ, nhân viên có năng lực ở các tổ chức làm du lịch chuyên nghiệp thì nguồn nhân lực ở Đà Nẵng nhìn chung vẫn chưa đủ năng lực, thiếu tính sáng tạo, chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng giao tiếp ngoại ngữ, đặc biệt vào những lúc diễn ra sự kiện nhân lực du lịch không đáp ứng đủ để phục vụ khách.

- Với khách du lịch sự kiện, giá cả đôi lúc không phải là vấn đề quan trọng mà chất lượng dịch vụ và sự sáng tạo của người cung cấp dịch vụ. Do đó từ các cơ sở lưu trú đến phục vụ ăn uống, kinh doanh vận chuyển, hướng dẫn viên điều phải chuyên nghiệp đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải được đào tạo làm du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Việc hoạch định nguồn nhân lực cho những tổ chức sự kiện nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn.Thực hiện việc hoạch định nguồn nhân lực để đảm bảo rằng chất lượng và số lượng nhân viên đáp ứng được mọi nhu cầu của khách du lịch sự kiện có khi lên đến cả hàng trăm ngàn khách

Kế hoạch dành cho nguồn nhân lực của Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch thành phố Đà Nẵng:

- Gửi nhân viên đi đào tạo, tập huấn ở những quốc gia phát triển loại hình du lịch sự kiện trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore…

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, các trường đào tạo nghề du lịch liên kết với các trường đào tạo về sự kiện danh tiếng trong khu vực và quốc tế.

- Kế hoạch dành cho nguồn nhân lực của các công ty lữ hành và các đơn vị có liên quan đến các sản phẩm sự kiện tại thành phố Đà Nẵng:

- Chủ động trong việc tìm kiếm và đào tạo có bài bản về trình độ nghiệp vụ của đơi ngũ nhân viên, đặc biệt là trang bị các kiến thức về lễ tâm ngoại giao và ngoại ngữ.

- Tìm kiếm những chuyên gia, nhà điều hành cũng như cán bộ làm du lịch có kinh nghiệm, trình độ kiến thức về sự kiện.

-Gửi nhân viên học một số chương trình đào tạo về du lịch sự kiện trên thế giới. - Các doanh nghiệp du lịch cịn phải thành lập nhóm điều hành, các quầy thơng tin có nhân viên ln sẳn sàng cung cấp dịch vụ cũng như phối hợp chặt chẽ với ban tổ chức để giải quyết các vấn đề phát sinh của khách.

Kế hoạch dành cho nguồn nhân lực trong tương lai:

- Tiến tới xây dựng các trường chuyên về sự kiện để đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai.

- Thuê chuyên gia sự kiện trong nước và quốc tế xây dựng chiến lược PR và cơ chế chính sách phát triển du lịch sự kiện.

Tạo uy tín đem lại sự hài lịng cho khách hàng, có những ý kiến tốt, góp phần cho việc phát triển dụ lịch sự kiện của thành phố.

Nhiều đại biểu cho rằng giải pháp căn cơ nhất hiện nay là các doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo cần có sự liên kết chặt chẽ trong việc xây dựng những mơ hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn về du lịch. Đồng thời xây dựng quy hoạch mạng lưới đào tạo, nhân rộng việc ứng dụng “Mơ hình đào tạo thực nghiệm” tạo điều kiện để sinh viên được cọ sát thực tế. Đồng thời, cần có chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, nhà hướng, hướng dẫn viên... Qua đó, nhằm góp phần đáp ứng nguồn nhân lực du lịch của thành phố.

3.4.6. Đầu tư các dịch vụ và hình thành sản phẩm du lịch

Hình thành các dịch vụ và sản phẩm du lịch đặc trưng và có chất lượng cao của Đà Nẵng để phuục vụ tốt hơn khách du lịch sự kiện.

Phát triển mạnh quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, cơng viên văn hóa Ngũ Hành Sơn các dự án du lịch ven biển, khu pức hợp thương mại- dịch vụ cao tầng tại Sân vận động Chi Lăng, Phố du lịch Bạch Đằng, cụm du lịch snh thái núi - biển là sản phẩm du lịch chủ lực tạo thương hiệu mạnh, làm động lực để phát triển và thu hút khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng. Đây là những điểm đến và sản phẩm thế mạnh của thành phố Đà Nẵng có tính đặc trưng riêng độc đáo để thu hút kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Xây dựng thương hiệu Đà Nẵng là trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch kết hợp hội thảo – sự kiện; cần định vị thành phố Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn cho tổ chức du lịch sự kiện đối với khách du lịch trong nước và quốc tế

- Nâng cấp bổ sung sản phẩm du lịch kết hợp khai thác du lịch văn hóa, chú trọng đầu tư nâng cấp các hoạt động Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng. Triển khai đầu tư xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật. Duy trì tổ chức các show diễn nghệ thuật truyền thống (ổn định 2 show diễn hiện nay và bổ sung thêm các show diễn mới như múa rối nước, dân ca bài chịi, hài kịch) hình thành các sản phẩm du lichg phục vụ du khách. Nghiên cứu tổ chức các hoạt động sự kiện, chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và tạp kỹ và ban đêm tại Công viên Biển Đông, Phố du lịch Bạch Đằng nhằm hình thành điểm đến tham qua và giải trí cho du khách.

- Khẩn trương xây dựng bến tàu du lịch đường sơng, hình thành đội tàu du lịch có chất lượng cao kết hợp với đầu tư các điểm dừng chân phục vụ khách tạo điều kiện phát triển du lịch đường sông. Xây dựng cầu tàu, các điểm dừng chân (xây mới và cải tạo nâng cấp) trên biển và trên Bán đảo Sơn Trà, nạo vét khơi thông sông Cồ Cị để kết nối du lịch đường sơng và đường biển phục vụ khách du lịch.

- Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch tàu biển của cả nước, quy hoạch và đầu tư xây dựng tại cảng Tiên Sa một khu vực cảng dành riêng cho tàu du lịch. Đồng thời thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư đã đăng ký về xây dựng cảng du thuyền nhằm thu hút khách tàu biển và doanh nhân đến nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng.

Quy hoạch và khuyến khích dịch vụ bổ sug gần các khách sạn, resort ven biển (vị trí phía Tây từ đường Hồ Xuân Hương đến khu danh thắng Ngũ Hành Sơn) với các loại dịch vụ như: khu mua sắm, cửa hàng lưu niệm, quán Bar, vũ trường, kinh doanh ăn uống, khu vui chơi giải trí tạo thành khu vực sầm uất phục vụ nhu cầu khách nhất là đối với khách quốc tế. Quy hoạch và kêu gọi đầu tư Trung tâm ẩm thực có quy mơ lớn và chất lượng cao.

- Kiến nghị vói chính phủ và các bộ ngành liên quan cho phép thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài về vận chuyển du lịch tại Đà Nẵng nhằm đầu tư phương tiện vận chuyển có chất lượng phục vụ vận chuyển khách du lịch (số lượng khoảng 100 xe ơ tơ 45 chỗ) nhằm khắc phục tình trạng thiếu xe hiện nay không chỉ trên địa bàn thành phố và các khu vực Miền Trung.

3.4.7. Một số đề xuất với cơ quan quản lý

3.4.7.1. Kiến nghị với Bộ tư pháp

- Đơn giản hóa thủ tục VISA: Thủ tục VISA cần được tinh giản. Để có được

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w