Một số giải pháp QLNN về năng lượng điện hạt nhân tại Việt Nam

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với năng lượng điện hạt nhân tại việt nam từ thực tiễn triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (Trang 93 - 125)

2.1 Hình thành được một nền văn hóa an toàn hạt nhân:

Xây dựng một nền văn hóa an toàn hạt nhân phải là ưu tiên hàng đầu đối với nước muốn phát triển ĐHN an toàn, dù là nước phát triển hay đang phát triển. Ở đâu chưa có văn hóa an toàn hạt nhân hoặc đã hình thành được nền văn hóa này nhưng không được giữ gìn cẩn trọng thì ở đó rất dễ xảy ra tai họa hạt nhân. Nếu các kỹ sư của Nhà máy điện hat nhân “Three Miles Island” ở Hoa Kỳ không làm trái quy chế an toàn, cho đóng của ba van của các bơm dự phòng để sửa chữa thì tại nạn tại nhà máy này ngày 01 tháng 4 năm 1979 đã không xảy ra. Do thiếu tinh thần trách nhiệm mà Giám đốc Viện Thiết kế các lò phản ứng hạt nhân và Bộ trường Năng lượng Liên Xô đã cho phép xây dựng kiểu lò phản ứng nước sôi công suất lớn RBMK tại NM ĐHN. Xây dựng văn hóa an toàn hạt nhân lại càng quan trọng đối với các nước chưa thoát khỏi một nền sản xuất tiểu nông, lạc hậu, ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính và văn hóa an toàn hạt nhân có nội hàm sau đây:

- Quyết tâm của mội quốc gia tiến hành mọi biện pháp càn thiết để bảo đảm an toàn trong quá trình phát triển và sử dụng NLHN bảo vệ con người, tài sản, môi trường sống không ảnh hưởng bởi những tác động có hại của phóng xạ hạt nhân.

- Đối với những người tham gia quá trình phát triển ĐHN, từ các vị lãnh đạo ra những quyết sách lớn đến nhưng nhà quản lý, đội ngũ khoa hoạc hạt nhân đến những người trực tiếp vận hành NM ĐHN, việc thấm nhuần văn hóa an toàn hạt nhân phải trở thành một chuẩn mực đạo đức và nghề nghiệp không thể thiếu.

- Tinh thần của văn hóa an toàn hạt nhân phải được quán triệt trong toàn bộ quá trình phát triển ĐHN, xây dựng kế hoạch khả thi, chọn giải pháp công nghệ, thiết kế vận hành NM ĐHN, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch

xử lý chất thải hạt nhân và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đến việc xây dựng kế hoạch để đối phó với những trường hợp có sự cố hoặc tai nạn hạt nhân.

- Văn hóa an toàn hạt nhân chính là việc xây dựng và thông qua những quy định luật phát ngặt ngèo và cao nhất về tiêu chuẩn an toàn hạt nhân và việc triển khai thực hiện nghiêm chính các tiêu chuẩn này.

- Văn hóa an toàn hạt nhân cũng chính là việc hình thành đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ, cán bộ, nhân viên vận hành nhà máy có thể làm chủ khoa học, công nghệ; có kỷ luật và có tinh thần trách nhiệm cao đối với đồng loại.

- Văn hóa an toàn hạt nhân là sự không thỏa hiệp về chất lượng trong mọi khâu của quy trình phát triển ĐHN, đó là: công nghệ tốt nhất, đội ngũ giỏi nhất, thiết kế chu đáo nhất, chất lượng xây dựng công trình cao nhất, kỹ luật nghề nghiệp, hành chính và luật phá nghiêm khắc nhất.

Cũng như những giá trị văn hóa khác, việc hình thành một nền văn hóa an toàn hạt nhân là một quá trình, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, trong những điều kiện nhất định và môi trường nhất định. Chính vì vậy phát triển ĐHN không thể đốt cháy giai đoạn mà cần có khoảng thời gian nhất định, một lộ trình nhất định để văn hóa an toàn hạt nhân có thể hình thành, phát triển và dần dần trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc.

Văn hóa an toàn hạt nhân không thể tự hình thành ngay cả ở các nước phát triern và càng không thể tự hình thành ngay cả ở các nước phát triển. Nền văn hóa này chỉ có thể nảy nở, trở nên chắc chắn và bền vững thông qua giáo dục, đào tạo, và quá trình thực thi nghiêm tức các quy định và biện pháp hành chính luật pháp trong khi phát triển ĐHN.

2.2 Xây dựng một lộ trình thích hợp trong đó vai trò QLNN luôn luôn phải đặt song song và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động trong lộ trình này

Đối với một nước muốn phát triển ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân, việc xây dựng một lộ trình thích hợp cho việc xây dựng NM ĐHN là hết sức cần thiết. Lộ trình này cần kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định để nước đó có thể đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo cho an toàn hạt nhân.

Đối với một nước lần đầu tiên xây dựng nhà máy hạt nhân thì lộ trình xây dựng nhà máy thông thường kéo dài từ 15 đến 17 năm , bắt đầu từ khi chính phủ

nước đó ra quyết định phát triển ĐHN cho đến khi có những kw ĐHN đầu tiên. Lộ trình này thông thường được chia làm 5 giai đoạn chính, cụ thể là: giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn báo thầu; giai đoạn chọn thầu; giai đoạn xây dựng NM ĐHN; và giai đoạn đưa nhà máy vào vận hành thử.

Giai đoạn chuẩn bị kéo dài nhất, và quan trọng nhất, chiểm một nửa thời gian lộ trình, từ 7 đến 8 năm. Trong giai đoạn này, các nước cần tập trung vào việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng; xây dựng đề án khả thi; nghiên cứu về các giải pháp công nghệ và những đối tác khác nhau; từng bước xây dựng nền văn hóa an toàn hạt nhân; xây dựng hệ thống luật pháp tương đối đồng bộ tạo hành lang pháp lý cho phát triển ĐHN; nghiên cứu các phương án xử lý chất thải hạt nhân; xây dựng các kế hoạch và thủ tục để đối phó với các trường hợp khẩn cấp có sự cố hạt nhân hoặc tai nạn hạt nhân; củng cố tổ chức bộ máy; và đặc biệt là xúc tiến xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực cần thiết cho công nghệ ĐHN.

Với lộ trình nói trên, các nước lần đầu tiên phát triển điện hạt nhận có khoảng thời gian hàng chục năm để nghiên cứu kỹ và xem xét kỹ lưỡng các giải pháp công nghệ và những đối tác thích hợp nhất đối với mình. Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu các nước lần đầu tiên phát triển ĐHN rút ngắn lộ trình, quyết định quá sớm về chọn giải pháp công nghệ và đối tác.

Các hoạt động này có thể được nhóm lại thành 5 giai đoạn riêng biệt của một dự án NMĐHN. Các giai đoạn này là:

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền dự án; + Giai đoạn 2: Quyết định dự án; + Giai đoạn 3: Xây dựng nhà máy; + Giai đoạn 4: Vận hành nhà máy; + Giai đoạn 5: Đóng cửa nhà máy.

2.2.1 Sơ đồ các giai đoạn thực hiện một dự án NMĐHN

sơ đồ số 6 So đồ các giai đoạn thực hiện xây dựng vận hành một nhà máy điện hạt nhân

2.2.2 Phân tích sơ đồ các giai đoạn thực hiện một dự án NM ĐHN  Giai đoạn 1: Tiền dự án

Được xác định là giai đoạn bắt đầu khi quyết định xem xét ĐHN như một nguồn năng lượng tiềm năng để sản xuất điện trong hệ thống năng lượng quốc gia, giai đoạn này kết thúc khi bắt đầu thực hiện nghiên cứu chuẩn bị đầu tư (nghiên cứu khả thi) dự án NMĐHN đầu tiên. Giai đoạn đầu tiên này liên quan đến các hoạt động chuẩn bị mang tính khái niệm bao gồm tất cả các khảo sát kỹ thuật-kinh tế- pháp quy cần thiết để chứng minh sự cần thiết của dự án NMĐHN.

Việc giới thiệu ĐHN và công nghệ hạt nhân trong một quốc gia sẽ tạo ra nhiều yêu cầu mới cụ thể về cơ sở hạ tầng và đòi hỏi quốc gia đó phải cam kết trên cơ sở dài hạn cùng nhiều nỗ lực.

SƠ ĐỒ CÁC GIAI ĐẠN THỰC HIỆN XÂY DỰNG VẬN HÀNH MỘT NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

Giai đoạn 1. TIỀN DỰ ÁN 1-3năm

Quy hoạch hệ thống điện Khung pháp lý và tổ chức Điều tra cơ sở hạ tầng quốc gia Kế hoạch tham gia của quốc gia

Khảo sát địa điểm và đánh giá môi trường Chương trình phát triển và khảo sát nguồn nhân lực

Giai đoạn 2 – RA QUYẾT ĐỊNH DỰ ÁN 3-7 năm

Nghiên cứu tiền khả thi (khả thi) Lựa chọn và đánh giá địa điểm Thông số kỹ thuật và bản chào thầu Đánh giá thầu

Đàm phán và ký kết hợp đồng Hạng mục mua sắm dài hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 3. XÂY DỰNG NHÀ MÁY 10-15 năm

Chuẩn bị cơ sở hạ tầng ở địa điểm Thiết kế chi tiết

Chế tạo thiết bị và cấu phần Xây dựng, lắp ráp và lắp đặt Nghiệm thu và chấp nhận

Giai đoạn 4. VẬN HÀNH NHÀ MÁY 30-60 năm

Vận hành và bảo dưỡng

Giai đoạn 5. ĐÓNG CỬA NHÀ MÁY

Khử ô nhiễm →sau khi nhà máy đóng cửa Tháo dỡ

Thu hồi tài sản

Xử lý chất thải, cất giữ và chôn cất vĩnh viễn

Giải thích

Thời gian thực hiện Thời gian chuẩn bị

Các hoạt động được thực hiện trong giai đoạn Tiền dự án liên quan chủ yếu đến các cơ quan QLNN nhằm tạo dựng một môi trường pháp lý – tài chính đủ năng lực để thực hiện dự án.

bảng số 2 Bảng mô tả sơ bộ các hoạt động thực hiện trong giai đoạn: Bảng mô tả sơ bộ các hoạt động trong giai đoạn tiền dự án

CHỦ THỂ ĐẦU TƯ QLVH NHÀ MÁY ĐHN (EVN)

CƠ QUAN QLNN

Trung ương Địa

phương

Quy hoạch hệ thống điện; Quy hoạch chương trình ĐHN;

Quy hoạch cung cấp năng lượng quốc gia; Quy hoạch hệ thống điện; Quy hoạch chương trình ĐHN;

Dự toán chi phí, sắp xếp nguồn tài chính

Dự toán chi phí, sắp xếp nguồn tài chính và ngân sách quốc gia;

Tham vấn, kiến nghị, đề xuất với Cơ quan QLNN

Xem xét kỹ việc tham gia vào các hiệp định và công ước quốc tế;

Kế hoạch tham gia của quốc gia: Cam kết và chính sách chương trình ĐHN dài hạn ;

Tham vấn, kiến nghị, đề xuất với Cơ quan QLNN

Tổ chức bộ máy QLNN;

Hệ thống quản lý; Thế mạnh và trình độ các ngành công nghiệp; Phát triển trình độ Khoa học Công nghệ.

Khảo sát cơ sở hạ tầng trong nước; Chiến lược phát triển nguồn

nhân lực nội tại Chiến lược phát triển nguồn nhân lực xã hội Tham vấn, kiến nghị, đề xuất

với Cơ quan QLNN Xây dựng khuôn khổ pháp lý Khảo sát và lựa chọn địa điểm; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá tác động môi trường;

Hoàn toàn được sự chấp nhận của công chúng

Lựa chọn một tư vấn thực hiện các khâu chuyên môn và kiểm tra lại những hoạt động đã thực hiện, hoạt động quản lý dự án theo nguyên tắc “kiểm tra nhiều lần đảm bảo an toàn tuyệt đối”.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho giai đoạn tới, mặc dù trong giai đoạn này tương đối khiêm tốn, chủ yếu hướng tới các hoạt động chỉ đạo, điều phối và ghi chép số liệu, nhưng lại liên quan đến nhiều tổ chức (các tổ chức tư nhân và của chính phủ). Vì mục đích này, cần có chỉ đạo của cấp chính phủ để đảm bảo sự tham gia và hợp tác đầy đủ của tất cả các bên trong giai đoạn này.

 Giai đoạn 2: Ra quyết định dự án

Giai đoạn này bắt đầu với việc thực hiện nghiên cứu chuẩn bị đầu tư xem xét tới áp dụng NLHN như một nguồn năng lượng tin cậy và kinh tế để đáp ứng nhu cầu của hệ thống điện quốc gia và kết thúc bằng việc ký hợp đồng mua một NMĐHN. Giai đoạn này liên quan đến các hoạt động chuẩn bị tạo dựng cơ sở hạ tầng quốc gia hỗ trợ cho việc khởi động dự án và dẫn tới việc ra quyết định tiếp tục thực hiện dự án.

Để thành công ĐHN ở bất cứ quốc gia nào, một yếu tố thiết yếu là cấp ra quyết định phải hiểu biết rõ ràng về các khía cạnh cụ thể của ĐHN, có kiến thức toàn diện về các nhiệm vụ và các hoạt động cần thực hiện cũng như các yêu cầu, trách nhiệm, cam kết, khó khăn và các hạn chế liên quan.

Tổng nhu cầu nhân lực cần cho chủ thể quản lý dự án trong giai đoạn này tương đối ít (50 đến 100 người) nhưng phải là những chuyên gia có trình độ cao. Các chuyên viên phải có kinh nghiệm chuyên môn về điều phối và thực hiện các nghiên cứu phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, nhu cầu về nhân lực chuẩn bị cho giai đoạn thực hiện và các cơ quan HCNN, tổ chức khoa học kỹ thuật bắt đầu tăng mạnh khi đã ký một số cam kết (thư quan tâm, hợp đồng, vv..) để xây dựng nhà máy.

bảng số 3 Bảng mô tả sơ bộ các hoạt động trong giai đoạn ra quyết định dự án

CHỦ THỂ

ĐẦU TƯ - QLVH NHÀ MÁY CƠ QUAN QLNN

Trung ương Địa phương

Hoàn thành nghiên cứu chuẩn bị đầu tư Đánh giá và xác nhận địa điểm;

Đánh giá thị trường cung cấp ĐHN; Thiết lập hệ thống quản lý;

Hoàn thành thực hiện kế hoạch đáp ứng liên quan đến khuôn khổ pháp lý; Thực hiện tất cả các hiệp định và công ước quốc tế;

Xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tạo cơ sở cho các yêu cầu kỹ thuật mang tính pháp quy; Lựa chọn phương thức hợp đồng;

Chuẩn bị thông số hồ sơ mời thầu

(nếu sử dụng quy trình đấu thầu cạnh tranh); Đánh giá hồ sơ thầu

Kế hoạch tài chính;

Đàm phán và ký kết một hoặc nhiều hợp đồng Chuyển giao công nghệ và yêu cầu đào tạo Sự chấp nhận của công chúng;

Tổ chức quản lý của chủ dự án  Giai đoạn 3: Xây dựng nhà máy

Giai đoạn này được xác định là thời gian ngay sau khi ký hợp đồng mua NMĐHN và kết thúc vào luc hoàn tất giai đoạn nghiệm thu chạy thử nhà máy và chấp nhận cho phép bắt đầu vận hành thương mại. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động phục vụ dự án nhằm xây dựng, nghiệm thu chạy thử và chấp nhận thành công NMĐHN đầu tiên. Tổng nhu cầu nhân lực cho giai đoạn này cao hơn bất kỳ giai đoạn nào khác. Trong giai đoạn này, chế tạo và xây dựng là các hoạt động đến nay đòi hỏi nhiều nhân lực nhất, vào thời gian cao điểm có thể lên tới 6000 người. Phần lớn trong số này (khoảng 85%) là kỹ thuật viên và thợ lành nghề. Xu hướng hiện nay là tăng đáng kể công tác gia công sẵn và mô đun hóa các phần thiết bị có kích cỡ lớn của NMĐHN sẽ làm thay đổi lớn nhu cầu nhân

lực tại công trường. Trong ngành ĐHN, nhu cầu đối với lao động không lành nghề rất thấp (chỉ khoảng 10%) mặc dù ở một số quốc gia, số lượng công nhân này có thể cao hơn rất nhiều, chủ yếu phụ thuộc vào thực tiễn lao động trong nước và chính sách tuyển dụng. Số lượng lao động chuyên nghiệp (professionals) trong các giai đoạn thiết kế và xây dựng cần chủ yếu cho quản lý và các hoạt động kỹ thuật của dự án (250 đến 350). Ngoài ra cần có nhân lực để thực hiện các hoạt động hỗ trợ: lập kế hoạch và điều phối dự án NMĐHN; các hoạt động pháp quy và cấp phép; các hoạt động chu trình nhiên liệu, nghiên cứu phát triển, giáo dục và đào tạo.

bảng số 4 Bảng mô tả sơ bộ các hoạt động trong giai đoạn xây dựng nhà máy

CHỦ THỂ ĐẦU TƯ QLVH

NHÀ MÁY ĐHN (EVN) CƠ QUAN QLNN

Trung ương Địa phương

Dự toán chi phí, sắp xếp nguồn tài chính

sắp xếp nguồn tài chính và ngân sách quốc gia; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuân thủ các hiệp định và công ước quốc tế; Kế hoạch tham gia của quốc gia;

Cam kết và chính sách chương trình ĐHN dài hạn ;

Quản lý dự án; Giám sát việc thực thi pháp luật của chủ đầu tư

An toàn của nhà máy: thực hiện các mục tiêu an toàn ;

Giám sát việc thực hiện an toàn của các chủ thể tham gia vào dự án (chủ đầu tư – nhà thầu và các bên cung cấp hàng hóa dịch vụ)

Báo cáo phân tích an toàn và hồ sơ xin giấy phép;

Phê duyệt, thẩm định Báo cáo phân tích an toàn;

Cấp phép (các loại); Kỹ thuật dự án:

Thiết kế tổng thể/thiết kế khái niệm nhà máy;

Thiết kế cơ sở và thiết kế chi

Phê duyệt, thẩm định thiết kế kỹ thuật của dự

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với năng lượng điện hạt nhân tại việt nam từ thực tiễn triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (Trang 93 - 125)