Tình hình phát triển điện hạt nhânvà kinh nghiệm quản lý năng lượng

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với năng lượng điện hạt nhân tại việt nam từ thực tiễn triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (Trang 43 - 51)

ĐHN ở một số nước trên thế giới

1.1 Tình hình và xu hướng phát triển năng lượng ĐHN trên thế giới

Ngành ĐHN trên thế giới đã trải qua lịch sử phát triển hơn nửa thế kỷ, với những thăng trầm khác nhau. Trong giai đoạn đầu tiên (những năm 50-60 của thế kỷ trước), ĐHN chỉ xuất hiện ở những nước công nghệ tiên tiến. Sau đó, trong những năm 60-70, ĐHN phát triển ồ ạt với tốc độ 25%/ năm, kéo theo các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc v.v…Sau sự cố hạt nhân Three Mile Island, đặc biệt sau thảm họa Chernobyl, ngành ĐHN toàn cầu đi vào thoái trào. Một số nước như Thụy Điển, Phần Lan, Ý, Đức v.v… chủ trương từng bước loại bỏ ĐHN. Nhưng bước vào thế kỷ XXI, và đặc biệt trong một vài năm gần đây, chính sách với ĐHN của một loạt quốc gia trên thế giới có sự biến chuyển rõ rệt:

Thuỵ Điển từng dự kiến đóng cửa toàn bộ các tổ máy ĐHN vào năm 2002, nhưng thực tế chỉ mới ngừng hoạt động được 2 tổ máy quá hạn trong số 12 tổ máy, và giờ đây, đầu năm 2009 này, chính phủ lại quyết định cho xây thêm nhà máy ĐHN mới; Ở Phần Lan, Quốc hội đã chuẩn y và một nhà máy ĐHN mới (nhà máy thứ 5 của nước này) đang được xây dựng. Ở Ý, hai công ty năng lượng ENEL (Ý) và EDF (Pháp) vừa thỏa thuận nghiên cứu khả thi việc xây dựng 4 nhà máy ĐHN mới, đồng thời nguyên thủ hai nước Ý và Pháp ký hợp tác về NLNT.

Nước Đức, dù dự kiến nhà máy ĐHN cuối cùng sẽ ngừng hoạt động trước năm 2022, nhưng nay lại tiếp tục cộng tác với Pháp nghiên cứu loại lò phản ứng tiên tiến có độ an toàn cao hơn.

Trong chiều hướng nói trên, cũng không có gì lạ khi các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Anh, Pháp, Nga…vẫn tiếp tục con đường phát triển ĐHN. Riêng nước Mỹ, hai năm trước, trong “Tầm nhìn 2020” về ĐHN, đã cho xây dựng 7 lò mới để bổ sung thêm 10.000MW điện, đưa vào kế hoạch xây dựng khoảng 20 lò

khác nữa. Ngoài ra, còn cho phép các lò phản ứng đang hoạt động được kéo dài thời gian khai thác từ 40 lên 60 năm.

Đặc biệt, các nước châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc), các nước đang phát triển (Argentina, Brazil, Nam Phi…) càng đẩy mạnh việc đầu tư phát triển ĐHN. Một số nước như Indonesia, Thái Lan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Libya... sau giai đoạn chần chừ, đang trở lại xem xét việc xây dựng lò phản ứng năng lượng đầu tiên của mình trong thập kỷ tới.

Các nhà chiến lược năng lượng gần như thống nhất rằng: ĐHN vẫn đóng vai trò quan trọng, ít nhất, trong nhiều năm tới, vì đến nay chưa nhìn thấy nguồn năng lượng mới nào khác khả dĩ thay thế ĐHN.

1.1.1 Xu hướng phát triển ĐHN trên thế giới

 Sơ đồ thị trường (nhu cầu) sử dụng năng lượng giai đoạn 1980 đến 20302

Cho đến tháng 6/2011, toàn thế giới đã có gần 450 lò phản ứng hạt nhân phát điện và 56 lò đang trong kế hoạch xây dựng. Theo dự báo đến năm 2030 sẽ

có thêm 450 lò phản ứng ĐHN mới và đến năm 2050 sẽ cần thêm 900NMĐHN mới để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Sau sự cố ĐHN ở Nhật Bản, các nước đều xem xét lại kế hoạch phát triển năng lượng ĐHN của mình. Tuy nhiên, chưa có nước nào tuyên bố từ bỏ chiến lược phát triển năng lượng ĐHN.

 Tình hình phát triển ĐHN trên thế giới hiện nay tập trung vào các xu hướng chính 3:

• Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, bao trùm lên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.

• ĐHN đang được phục hồi. hiện nay trên thế giới có 439 lò phản ứng năng lượng đang được vận hành ở 30 nước đóng góp khoảng 14% sản lượng điện trên toàn thế giới.

• Trong khối ASEAN một số nước (như Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam,...) đã xem xét việc xây dựng các NMĐHN của mình.

• Việc tham gia một số điều ước quốc tế về hạt nhân, ký kết các văn kiện hợp tác hạt nhân song phương là một trong những điều kiện cần thiết, có khi là "bắt buộc" cho hợp tác hạt nhân, đặc biệt là ĐHN, đối với một số nước.

• Yêu cầu vừa bảo đảm cung cấp ổn định nhiên liệu hạt nhân vừa bảo đảm kiểm soát, không phổ biến vũ khí hạt nhân ngày càng được thế giới quan tâm và mong muốn xây dựng thành các thế chể quốc tế.

1.1.2 Trung Quốc:

Trung Quốc cũng đã có 27 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng và dự kiến hơn 50 lò phản ứng nữa sẽ được xây dựng trong tương lai, nhà chức trách nói rằng họ sẽ đẩy mạnh các nỗ lực tìm kiếm năng lượng nguyên tử bất chấp thảm họa phóng xạ tiềm tàng ở Nhật Bản. Thứ trưởng phụ trách vấn đề bảo vệ môi trường của Trung Quốc Zhang Lijun nói: “Kế hoạch và quyết tâm phát triển năng lượng hạt nhân ở Trung Quốc sẽ không thay đổi”.

1.1.3 Hàn Quốc

1.2 Kinh nghiệm – bài học trong QLNN đối với năng lượng ĐHN Nhật bản (từ sự cố hạt nhân Fukushima), Mỹ (sau sự cố hạt nhân Three Mile Island), Nga (sau thảm họa hạt nhân Chernobyl)

1.2.1 Thiết kế NMĐHN thích ứng với động đất:

Nhật Bản và hầu hết các nước khác, các nhà máy hạt nhân được thiết kế có thể chịu được động đất, và trong trường hợp tốc độ dịch chuyển đất lớn có thể ngừng hoạt động một cách an toàn.

Trong năm 1995, các NMĐHN gần nhất,khoảng 110 km về phía bắc của Kobe, đã không bị ảnh hưởng bởi trận động đất dữ dội tại Kobe-Osaka, nhưng vào năm 2004, 2005, 2007 và 2009 các lò phản ứng Nhật Bản đã tự động dừng do sự dịch chuyển của mặt đất vượt quá tốc độ cho phép đã được dự tính trước. Do tần số và cường độ động đất ở Nhật Bản, việc chọn địa điểm, thiết kế, và xây dựng các NMĐHN được chú trọng đặc biệt. Sau trận động đất cường độ 7,2 tại Kobe vào năm 1995 một Ban đã được thành lập để xem xét vấn đề an toàn của các cơ sở hạt nhân ở Nhật Bản và đưa ra các hướng dẫn đối với xây dựng.

Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản (NSC) sau đó đã phê duyệt báo cáo của Ban này. Tiêu chuẩn xây dựng nhà cửa và đường xá cũng được xem xét kỹ lưỡng trong thời gian này. Sau khi tính toán lại các tiêu chuẩn thiết kế động đất cần thiết cho một NMĐHN để có tồn tại gần tâm chấn của động đất lớn, NSC kết

luận rằng theo hướng dẫn hiện hành một nhà máy như vậy có thể tồn tại sau một trận động đất cường độ 7,75 (Trận động đất Kobe là 7.2). Thiết kế địa chấn của các nhà máy như vậy dựa trên tiêu chí nghiêm ngặt hơn nhiều so với khi áp dụng cho các cơ sở phi hạt nhân. Lò phản ứng năng lượng được xây dựng trên nền đá cứng (không phải trầm tích) nhằm giảm thiểu rung động địa chấn.

NMĐHN Nhật Bản được thiết kế để chịu được cường độ động đất được quy định gắn với tốc độ dịch chuyển của mặt đất cao, các nhà máy được trang bị thiết bị dò địa chấn. Nếu những thiết bị này ghi được sự chuyển động mặt đất với mức độ nhất định thì hệ thống sẽ kích hoạt để tự động đưa nhà máy ngừng vận hành an toàn ngay lập tức.

Tuy nhiên đến tháng 3/2011, trận động đất ở Fukushima, còn ước tính lên đến cường độ 9,4 và cộng hưởng với sóng thần đã tạo ra một thảm họa với đất nước Nhật Bản. Đây là bài học to lớn đối với việc chuẩn bị trước những yếu tố sự cố có thể xảy ra đối tất cả các quốc gia đã, đang và sẽ xây dựng, vận hành NMĐHN.

1.2.2 Xây dựng một chương trình, lộ trình để thực hiện được dự án điện hạt nhân đúng tiến độ - thời hạn – chất lượng – an toàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.3 Xây dựng một đội ngũ nhân sự có đủ năng lực chuyên môn, sức khỏe trung thành theo dự án;

Chuẩn bị được lực lượng nguồn nhân sự có đủ kinh nghiệm, kiến thức và trang bị văn hóa an toàn ĐHN cho dự án – nhà máy sau này và cho chính các cơ quan QLNN, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức – hiệp hội nghề nghiệp.

Bài học ở Mỹ, trong chương trinh xây thêm khoảng 30 NM ĐHN, Mỹ thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, mặc dầu vẫn có hơn 30,000 người làm việc hàng ngày tại gần 100 nhà máy ĐHN đang hoạt động.

Để đào tạo được đội ngũ công nhân & kỹ sư đủ điều kiện vận hành NMĐHN , theo tính toán của các chuyên gia trong vòng 20 năm tới chúng ta phải mất ít nhất 200 triệu USD vào các chương trình khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, và công ty điện đào tạo công nhân và kỹ sư cho tương lai cung cấp cho các NMĐHN.

1.2.4 Chuẩn bị nguồn lực tài chính vững vàng cho dự án – tính toán hiệu quả kinh tế của dự án một cách chặt chẽ

Theo các chuyên gia kinh tế ĐHN, có thể liệt kê các rủi ro trong quá trình xây dựng NMĐHN, Rủi ro về kinh tế khi xây nhà máy ĐHN là rất lớn, sai một chút thì có thể bị phá đi làm lại và khiến cho chi phí xây dựng tăng gấp nhiều lần. Giữa những năm 1970-1980, việc xây nhiều nhà máy ĐHN ở Mỹ đã đi tới tình trạng làm việc ẩu tả, mỗi nhà máy khi giám định có tới 5.000-10.000 vấn đề làm sai – mà được gọi là “Lỗi” . Những lỗi này chỉ là những lỗi nhỏ như: sai về đường kính của bul ông, sai về đặt vị trí thùng rác, sai về lắp đường ống thoát nước vệ sinh .... nhưng chi phí cần sửa sai, thay thế vật liệu mới, thời gian phát sinh thêm… và kết quả là các nhà máy này tốn kém gấp 2, gấp 3, có khi gấp 5 phí tổn dự toán.

1.2.5 Xây dựng được cơ sở hạ tầng pháp lý đầy đủ, chặt chẽ đối với triển khai dự án NM ĐHN; QLNN chặt chẽ chuẩn bị các phương án thay thế khi cần thiết ở mọi khâu trong toàn bộ vòng đời của NM ĐHN từ khâu chuẩn bị đầu tư – đầu tư dự án – cấp phép – vận hành – tháo dỡ nhà máy.

 Quản lý nhiên liệu hạt nhân – đầu vào:

Nhiên liệu hạt nhân giá khoảng 240 triệu USD cho một nhà máy, và cứ khoảng 18 tháng thì phải thay mới khoảng 80 triệu USD. Mua nhiên liệu hạt nhân cho 4 nhà máy vào năm 2020-2025 sẽ tốn 960 triệu USD ban đầu và khoảng 320 triệu USD mỗi 18 tháng.

Các nhà cung cấp trên thế giới thì khẳng định: đối với thị trường nguyên liệu hạt nhân hiện nay, để đưa NM ĐHN vào vận hành chúng ta phải đặt trước các bó nhiên liệu ít nhất 10 năm trước đó (đối với môi trường kinh tế không biến động).

 Quản lý chất thải hạt nhân – nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng4:

Nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng không qua tái chế cần thiết cho một kho lưu trữ địa chất phù hợp. Kho lưu trữ nhiên liệu đã qua sử dụng cũng thuộc phạm vi thanh sát của IAEA nhằm đảm bảo nhiên liệu đã qua sử dụng không làm ảnh hưởng đến môi trường sống và đời sống dân cư, không sử dụng vào các mục đích phi hòa bình. Nên nó phải được sự cho phép của IAEA và chịu sự giám sát của IAEA. Một số ít quốc gia, nhiên liệu sẽ được gửi đến một nhà máy tái chế,

4 Theo bài viết của các chuyên gia IAEA ngày 27/06/2011 website:

http://www.thebulletin.org/web-edition/features/managing-nuclear-spent-fuel-policy-lessons-10- country-study

nơi nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được xử lý để tái sử dụng bằng phương pháp làm giàu nhưng nó đòi hỏi công nghệ cao, và tuyệt đối không mang nhiều yếu tố chính trị - quân sự vì vậy nó không phải là phổ biến. Còn lại, các quốc gia phải tự tìm kiếm địa điểm cho các kho lưu trữ này. Hội đồng Quốc tế về Vật liệu phân hạch (IPFM ) trong quá trình phân tích những thách thức trong QLNN về năng lượng hạt nhân thì đã chứng minh: lựa chọn địa điểm cho kho lưu giữ đã qua sử dụng là rất khó khăn, nó cản trở lớn cho việc cấp giấy phép cho các nhà máy ĐHN.

Năm 2009, ở Mỹ, quyết định phải từ bỏ dự án Kho lưu trữ Yucca Mountain khi không được sự đồng thuận của chính quyền địa phương;

Năm 1981, Vương quốc Anh phải đối mặt với sự phản đối của địa phương căng thẳng, chính phủ từ bỏ nỗ lực để điều tra địa chất nhằm tìm kiếm địa điểm cho một kho lưu trữ cao cấp và quyết định không tiếp tục nỗ lực cho tới 30 năm nay;

Ở Đức, năm 1977, chính phủ liên bang và ngành công nghiệp hạt nhân đã chọn Gorleben như một nơi để xử lý nhiên liệu đã qua và chất thải tái chế cao cấp, địa điểm đưa ra trong sự lựa chọn của chính quyền đã trở thành trọng tâm của cuộc biểu tình khổng lồ. Cho đến năm 2000, chính phủ buộc phải tạm dừng việc khảo sát các địa điểm này..

Ở Thụy Điển cũng tương tự, sau khi rởi bỏ sự lựa chọn tốt cho một địa điểm chuyển sang địa điểm khác khác đã có cơ sở hạt nhân đã từng là kho lưu trữ một kho lưu trữ với mục tiêu mở rộng thêm nhưng cũng không được sự chấp thuận. chi phí cho việc lựa chọn này khoảng 300 triệu USD/năm.

IAEA khẳng định trong báo cáo thường niên, " Mỗi quốc gia trong quá trình quy hoạch phát triển năng lượng hạt nhân, cần tính tới yếu tố chuẩn bị địa điểm cho kho lưu trữ, sẵn sàng cho các hoạt động bảo vệ, vận chuyển, quản lý các kho lưu trữ nhiên liệu trong thời gian dài (hàng trăm năm hoặc vĩnh viễn), chuẩn bị các phương tiện để đảm bảo tính liên tục của hoạt động lưu trữ này.

Tóm lại, phương án quản lý – xử lý chất thải hạt nhân cần phải được tính đến ngay khi lựa chọn đầu tư cho công nghệ điện hạt nhân. Việc này mang tính tương lai xa nhưng nó cũng có thể làm cho dự án mất tính khả thi, mọi hoạt động xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới phải dừng lại hoặc không được cấp phép. Trong đó yếu tố sự chấp thuận của người dân địa phương là rất lớn.

phó sự cố

 Rủi Ro về khủng bố, phá hoại vì bất mãn

Nạn khủng bố, phá hoại ngày nay xảy ra khắp thế giới, đặc biệt là do một số người quá khích bất mãn với chính sách của các nước hùng mạnh. Thực ra, khủng bố phá hoại do người yếu chống kẻ mạnh đã có từ khi loài người tranh chấp nhau vì miếng ăn, chỗ ở, quyền lợi. Trong hoạch định chương trình ta phải có biện pháp chống đối, vô hiệu hóa, và tái lập an ninh đối với rủi ro khủng bố phá hoại.

 Rủi Ro về chiến tranh

Nếu có chiến tranh, nhà máy điện sẽ là mục tiêu đầu tiên bị tàn phá, bởi vì như vậy sẽ làm tê liệt nhiều khả năng kinh tế, truyền thông, và phản công của kẻ thù. Với nhà máy ĐHN, thế giới đủ hiểu biết để chỉ phá hoại các cơ quan phụ như đường dây, tháp tỏa nhiệt, đường sá… mà không cần đánh phá để phóng xạ có thể thoát ra ngoài. Vì vậy, trong quá trình đầu tư mỗi quốc gia cũng phải tính đến phương án đối phó khi có chiến tranh.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với năng lượng điện hạt nhân tại việt nam từ thực tiễn triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (Trang 43 - 51)